Thực phẩm tuy không phải là thuốc nhưng nếu biết cách ăn uống khoa học, chúng sẽ hỗ trợ cơ thể rất nhiều trong việc phòng và trị bệnh. Dưới đây là 6 thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ mà bạn nên bổ sung cho thực đơn của cả nhà, theo Sức khoẻ đời sống.

1. Nấm đông cô: Tăng khả năng giẚi độ¢ cơ thể, làm giảm lượng cholesterol

Y học hiện đại cho rằng, nấm đông cô chứa nhiều tinh bột, có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể, tăng khả năng chống ung thư của cơ thể. Ngoài ra, nấm đông cô còn có thể hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, có tác dụng bổ tim, gan…

Lưu ý khi sử dụng và chế biến:

Khi nấu nấm bằng nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

Một số người có thể dị ứng với nấm đông cô. Sau khi ăn nấm, nếu có biểu hiện phát ban, sưng mặt, cổ, họng, khó thở, tăng nhịp tim thì bạn nên đến bệnh viện sớm. Nếu uống 4g chiết xuất nấm đông cô mỗi ngày, liên tục 10 ngày có thể gây tăng bạch cầu ái toan, tình trạng gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu trong cơ thể.

Cách chế biến:

1.Để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị thất thoát và tăng cường lợi ích sức khỏe từ nấm đông cô, bạn chỉ nên nấu trong 7 phút.

2. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu sẽ bị mềm, mất độ ngon và giòn. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm vào nước mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa lại nhanh với nước.

2. Rong biển: Giảm cholesterol, bài tiết các chất phóng xạ

Rong biển có tác dụng loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa cơ thể hấp thu những kim loại như chì, cadmium…; loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể; đồng thời có tác dụng điều trị xơ cứng động mạch; kích thích tuyến yên, làm giảm hormone nữ trong cơ thể nữ giới; làm cho cơ quan sinh sản hồi phục bình thường, loại bỏ bệnh tiềm ẩn của tuyến vú, giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh; giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và tốt cho hệ tiêu hóa.

Ảnh: tài nguyên thực vật.

Kinh nghiệm mua và chế biến: nhiều mẹ, bà nội trợ thường ưu tiên mua loại rong biển khô do chúng tiện dụng, dễ mua ở các siêu thị hay cửa hàng; có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Mỗi lần ăn họ ngâm 1 chút với nước cho đến khi nở to. Trung bình 1 bịch 100gr có thể ăn được 10 lần, vừa tiết kiệm mà còn ngon nữa. Những món ăn phổ biến được chế biến từ rong biển khô như: canh rong biển, salad rong biển, rong biển xào… Cách chế biến cụ thể hỏi người thân quen hoặc bác Google nha, do thời lượng bài viết có giới hạn.

3. Mộc nhĩ (nấm mèo): Giải độc máu

Mộc nhĩ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có tác dụng hòa tan các chất khó tiêu hóa như: vỏ ngũ cốc, gỗ mụn, cát, mảnh kim loại… Mộc nhĩ đen có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, mộc nhĩ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết (giảm sự đông máu cục, giúp ngăn ngừa bệnh tắc động mạch).Ngoài ra mộc nhĩ còn có tác dụng làm tan sỏi mật, sỏi thận.

Lưu ý: tuyệt đối không được ăn mộc nhĩ tươi.

4. Bí đỏ: Hỗ trợ bài trừ kim loại nặng và hoá chất độc hại trong cơ thể người

Ăn rất có lợi trong việc phòng chống bệnh cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và 1 số bệnh biến về gan, thận, giúp các bệnh nhân có chức năng gan thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào. Trong bí đỏ có chứa nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp insulin. Bí đỏ còn có tác dụng tiêu diệt các chất gây ung thư và các chất gây oxy hóa.

Ảnh: chợ nhà mình.

Lưu ý: ăn nhiều bí đỏ có thể gây rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ của bí đỏ cao. Phản ứng dị ứng đã được báo cáo trong một số trường hợp do ăn bí đỏ, với các triệu chứng như đau bụng, khó thở, nôn… nhưng những dấu hiệu dị ứng này chưa được phát hiện ở phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai nên ăn bí đỏ với số lượng hợp lý (khoảng 2 bữa/tuần) gồm chè bí, canh bí, bí xào, bí ngô luộc… sẽ có lợi cho thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

5. Súp lơ: Giúp làm sạch mạch máu

Súp lơ là một trong những thực vật có chứa nhiều đồng nhất, có thể phòng chống truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể làm sạch mạch máu hiệu quả, có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, ngăn ngừa máu vón cục, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến. Ăn nhiều súp lơ có thể tăng khả năng giải độc gan, phòng cảm cúm và bệnh máu xấu. Dùng lâu dài còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.

Lưu ý: nên chế biến súp lơ bằng dầu thực vật để giúp cơ thể hấp thu tối đa vitamin A, vitamin E và các chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ.

6. Cải bó xôi (rau chân vịt): Giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột

Cải bó xôi có tác dụng giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột, trị táo bón, làm cho tinh thần thoải mái, mặt mày rạng ngời. Cải bó xôi có chứa chất giống như insulin, có thể làm cân bằng và ổn định lượng đường trong máu. Với hàm lượng vitamin cao, tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp phòng chống 1 số bệnh do thiếu vitamin gây nên như nhiệt miệng, bệnh quáng gà.

Ảnh: hello bác sĩ.

Lưu ý: Người bị sỏi thận, phổi, lạnh bụng không nên ăn cải bó xôi nhiều. Khi chế biến nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Video xem thêm: Hành trình người cha chữa bệnh suy giảm tiểu cầu vô căn cho con gái

videoinfo__video3.dkn.tv||5bb2f448d__