Có một câu chuyện mà có thể rất nhiều người trong chúng ta chưa từng được biết, câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ là xưa cũ. Một câu chuyện thời hiện đại kể về những con người bình thường đã làm một thời đại phi thường: Câu chuyện của “những trái tim kiên định”.

“Nếu đi dạo công viên vào buổi sáng, quý vị có thể thấy những cố gắng đầu tư của Chính phủ cho hoạt động sức khỏe cộng đồng không hề uổng phí… Hằng ngày từ 5 tới 6 giờ sáng, các thảm cỏ công viên và quảng trường đã trở thành thiên đường thể dục vào buổi sáng”. (Trích dẫn lời bình của biên tập viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc trong chương trình vào năm 1998)

Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Song Thành, Hắc Long Giang năm 1999. (Ảnh: Clearharmony)
Luyện công tập thể buổi sáng tại Trung Quốc trước năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Quảng Châu năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh trước năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công buổi sáng tại Quảng Châu trước năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công ngoài trời những ngày lạnh nhất của Trung Quốc năm 1996 tại tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công dọn dẹp tuyết mỗi sáng trước khi luyện công tại Hắc Long Giang. (Ảnh chụp năm 1999)

Trung Quốc trước năm 1999…

Tại ngôi làng Lô Phòng nhỏ, vào trước những năm 1998, Ủy ban Nông nghiệp thành phố Hà Nguyên đã trồng hơn 160 mẫu cây ăn quả. Cứ đến vụ thu hoạch, hầu như tất các hộ gia đình trong làng đều ăn trộm hoa quả trong vườn và bán chúng ngoài chợ. Để ngăn chặn tình trạng này, các viên chức thường rong những tên trộm bắt được để bêu xấu khắp làng, nhưng dường như nó không có tác dụng gì.

Chỉ đến năm 1998, khi Pháp Luân Đại Pháp được truyền tới ngôi làng nhỏ 300 người này, có khoảng 80 người bắt đầu tham gia môn tập và họ không còn đi ăn cắp nữa. Sự thay đổi của một nhóm người này đã tác động đến những người dân khác trong làng và từ đó dân làng đều không còn đi ăn cắp hoa quả nữa.

Mùa đông năm đó, làng đã cử đại biểu tới Quảng Châu tham dự Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và kể lại quá trình thay đổi của họ: “Học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng Châu lúc trước không biết được cái lý này, cho rằng của chung thì được lấy, mình không lấy người khác cũng lấy. Nay đã biết cái lý, ‘không mất thì không được, được thì phải mất’. Một vị cán bộ chính phủ của trấn Nhân Giang đã cảm động sâu sắc mà nói:

Pháp Luân Công của mọi người thật sự là quá tốt, đã khởi được tác dụng mà pháp luật không thể, tôi cũng phải mua một cuốn sách của mọi người để xem thử”. 

Các học viên làng Lô Phòng đang luyện công.

Thay đổi tại làng Lô Phòng là một ví dụ điển hình của việc Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội Trung Quốc như thế nào. Làng Lô Phòng là một minh chứng về việc Đại Pháp yêu cầu các học viên đề cao đạo đức của mình thông qua việc chiểu theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Năm 1999, New York Times đưa tin, Lý Kỳ Hoa, một vị tướng về hưu có ảnh hưởng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, người đã tham gia phục vụ nhà nước từ năm lên 10 tuổi, đã viết một bài báo khuyên mọi người nên có cái nhìn nhận tốt đẹp về môn tu luyện này: “Hãy thử nghiêm túc tập tuyện Pháp Luân Công, vì môn tập sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần”.  [1]

Điểm luyện công Đại Pháp đầu tiên được lập tại công viên Lệ Chi, với 14 người. Tuy nhiên, đến năm 1998, đã có 68 điểm luyện công với hơn 3.000 học viên trên khắp năm quận của thành phố. Phụ đạo viên của các điểm luyện công đã tổ chức cho các học viên đọc Pháp và luyện công. Tất cả mọi thứ đều miễn phí, quản lý lỏng lẻo, không có tổ chức và được duy trì bởi các tình nguyện viên cũng là các học viên. Bài báo cho biết những lần gặp mặt và nói chuyện của mọi người được tổ chức tốt mà không cần được bảo phải làm gì, rằng họ có tính cách tốt thế nào, và luôn đảm bảo sẽ dọn dẹp xung quanh mình trước khi về nhà.

Bài báo do tờ Thâm Tinh Thời báo xuất bản vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 đưa tin ca ngợi về Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui.org)

Đây là hình ảnh Trung Quốc của hơn 20 năm về trước, vào những năm 90, khi Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, chính thức được phổ truyền tại quốc gia này. Đã có hàng trăm triệu người dân hưởng ứng và tham gia bởi những lợi ích sức khỏe và tinh thần mà môn tập mang lại. Bất chấp mưa gió hay tuyết rơi, trời nóng hay trời lạnh, các học viên Pháp Luân Công đều vẫn kiên trì ra ngoài luyện công. Cảnh luyện công tập thể nơi công cộng của họ đã trở thành cảnh quan đặc thù vào mỗi buổi sáng sớm ở rất nhiều địa phương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi, đó không còn những công viên đông người luyện công, không còn những vườn hoa mà nhiều người cùng rủ nhau đến đọc sách, tất cả đều chỉ thuộc về quá khứ đã qua nhường lại một tương lai u tối và ảm đạm. “Thiên đường” đã biến mất hoàn toàn vào ngày 20/7/1999, khi ông Giang Trạch Dân quyết định “nhổ tận gốc” pháp môn tu luyện “trong 3 tháng” chỉ bởi lòng tham và sự đố kỵ của riêng mình. 

Nhưng mùa xuân lẽ nào lại không đến, hoa mai lẽ nào lại không nở? Thật đáng tiếc cho một “Trung Quốc hùng mạnh” vì đã đánh rơi ‘Thiên đường’ của mình, trong khi chúng bắt đầu vươn mình rạng rỡ nơi những miền tươi đẹp khác…

Một nước Mỹ rất mới

Trước những năm 2000, thật khó có thể tìm thấy hình ảnh những người Mỹ bận rộn tập trung thành một nhóm đông người ngồi thiền tĩnh lặng tại các công viên; nhưng hôm nay, đó được xem như hình ảnh phổ biến của nước Mỹ thế kỷ 21. Theo kết quả thống kê tại hơn 50 bang của nước Mỹ, đã có tới 21 bang có điểm tổ chức luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ngoài công viên. Họ có thể là sinh viên, y sỹ, nhân viên văn phòng, một người vô gia cư hoặc là Doanh nhân, Giáo sư, giảng viên Đại học…. Mỗi sáng họ đến công viên luyện 5 bài công pháp nhẹ nhàng khoan thai và cùng nhau đọc các bài giảng chỉ dạy cách tu dưỡng đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của Pháp Luân Đại Pháp.

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công tập thể tại Central Park, Manhattan, ngày 10/5/2014. (Ảnh: Dai Bing/Epoch Times)

Năm 1996, ông Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã tới Mỹ để tổ chức lớp học Pháp Luân Công đầu tiên tại đây. Tới năm 1999, một số nhà nghiên cứu y học tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ về các học viên Pháp Luân Công bằng cách gửi câu hỏi phỏng vấn đến các học viên thông qua email. Trong số 235 người tham gia cuộc khảo sát, có 202 người Hoa Kỳ, 32 người Canada và 1 người đến từ quốc gia khác. 18 người hút thuốc trước khi tu luyện, tất cả họ đều đã bỏ thuốc sau khi bắt đầu tu luyện với thời gian trung bình để bỏ được thuốc lá là 4,58 ngày. 103 học viên uống rượu trước khi tu luyện, 100 người trong số này đã bỏ uống rượu sau khi tu luyện, 2 người trả lời uống ít hơn 2-3 lần mỗi ngày và 1 người không trả lời. [2]

Sterling Campbell trước và sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi rất nhiều.

“Tôi đã cố từ bỏ những thói quen xấu của mình nhưng tôi không thể. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần tập luyện Pháp Luân Công, tôi đã không hút thuốc, uống rượu hay dùng các chất gây nghiện”, Sterling Campbellm, một tay chơi trống chuyên nghiệp cho David Bowie – một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ. (Ảnh: Minghui.org)

Trong dịp kỷ niệm chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp năm nay, Thượng Nghị sỹ John Cornyn (đại diện bang Texas) gửi thư chúc mừng tới các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ cùng lời khen ngợi: “Những nỗ lực của các bạn trong việc khuyến khích người tham gia tự cải thiện bản thân thông qua tu luyện vốn luôn được coi là hình mẫu tiêu biểu cho tiểu bang Texas. Bên cạnh đó, tôi cũng đánh giá cao sự vận động của các bạn vì nhân quyền ở Trung Quốc”.

Một Đài Loan rất mới

Năm 1995, đánh dấu một bước ngoặt mới của Đài Loan khi Pháp Luân Đại Pháp chính thức được phổ truyền tại xứ sở này. Tính cho đến nay, Đài Loan đã có hơn 1.000 điểm luyện công tập thể được thành lập tại 300 thành phố và thị trấn trên toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2016 về tình hình tự do nhân quyền tại Đài Loan: “Số lượng các học viên Pháp Luân Công vượt hơn 1 triệu người trên khắp quần đảo và còn tiếp tục phát triển”. [2]

Năm 2002, Phó Giáo sư Hồ Ngọc Huệ từ Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Đài Loan, đã công bố một báo cáo nghiên cứu cho thấy 72% các học viên Pháp Luân Công chỉ sử dụng một thẻ bảo hiểm y tế mỗi năm sau khi tập Pháp Luân Công, giảm gần 50% [so với trước khi tập]. (Một thẻ bảo hiểm y tế cho phép người sử dụng tới nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe 06 lần; nếu quá 06 lần, khách hàng phải đổi thẻ mới).

Khảo sát nghiên cứu ảnh hưởng của Pháp Luân Công tại Đài Loan, năm 2002. (Ảnh: Minghui.org)

Một cuộc khảo sát cũng được tiến hành tại Đài Loan. Trong số 1.182 người tham gia, 72% học viên Pháp Luân Đại Pháp chỉ sử dụng một thẻ bảo hiểm y tế, cho phép người nhận 6 lần đến thăm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mỗi năm, giảm sử dụng gần 50% so với dân số nói chung. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng đáng kể trong việc loại bỏ những thói quen và nghiện ngập không lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công 81% khi cai thuốc lá, 77% cho việc kiêng rượu và 85% cho việc bỏ hút thuốc.

Báo cáo chỉ ra rằng Pháp Luân Công có hiệu quả rõ rệt trong việc loại bỏ những thói quen không lành mạnh, cụ thể 81% bỏ hút thuốc, 77% bỏ rượu, 85% bỏ cờ bạc và 85% hoàn toàn bỏ nhai trầu (một thói quen gây nghiện và không lành mạnh phổ biến ở châu Á). Những dữ liệu này chứng minh rằng tập luyện Pháp Luân Công thực sự có tác động tích cực và rõ rệt với đối việc cải thiện môi trường xã hội. [3]

Các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan. (Ảnh: Minghui.org)

Phó Giáo sư Hồ đã chỉ ra rằng nghiên cứu cho thấy Pháp Luân Công cũng giúp ích nhiều trong việc cân bằng và hài hòa các cảm xúc của con người. Mức độ hài lòng đối với tình trạng sức khỏe của người tập tăng từ 24% lên 78%; sự hài lòng đối với khả năng xử lý các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày tăng từ 36% lên 81%. Ngoài ra, 33% người có xu hướng lo lắng và phiền muộn được báo cáo là giảm xuống còn dưới 3% sau khi tập luyện. [4]

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan. (Ảnh: Clearharmony)

Ngày 27/11/2017, khi Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 2016 được tổ chức tại Trường Đại học Quốc gia Đài Loan, các quan chức đắc cử đã đến tham dự để bày tỏ sự ủng hộ của mình. Bà Lina Trần, ủy viên của Hội đồng Nhân dân Thành phố Cao Hùng, thành phố lớn thứ hai ở Đài Loan, nói rằng bà biết rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp: “Họ thuộc tất cả các giai tầng xã hội. Và họ là những người tử tế, siêng năng và có trách nhiệm với công việc của mình”.

Một Ấn Độ khác xưa

Ngày 18/7/2016, Thời báo Ấn Độ đăng tải bài viết có tiêu đề: “Pháp Luân Đại Pháp: Tu tâm hướng thiện, loại bỏ thói hư tật xấu”.

Mở đầu bài báo viết: “Nếu bạn để ý, bạn có thể thấy rằng ở công viên, trường học hay trong mỗi khu nhà, người ta đang luyện các động tác chậm rãi, hay ngồi thiền định theo tiếng nhạc an hòa”.

“Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bắt nguồn từ thập niên 90 của thế kỷ 20 ở Trung Quốc, đã hồng truyền ở hơn 114 quốc gia. Tại Ấn độ cũng có khá đông người luyện Pháp Luân Công, chỉ tiếng riêng ở Nagpur đã có hơn 25 điểm luyện công”. [5]

Tờ báo Ấn Độ Deccan Chronicle đã đăng một bài viết vào ngày 13 tháng 6 năm 2007 nói rằng những lợp học dạy tập công miễn phí của Pháp Luân Công ngày càng trở nên phổ biến hơn. (Ảnh: Minghui.org)

Ngày nay, ở Ấn Độ bạn có thể tìm thấy các điểm luyện công của các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở các thành phố lớn như Mumbai, New Mumbai, Pune, Hyderabad, Bangalore và New Delhi. Pháp Luân Đại Pháp đã được nồng nhiệt đón nhận bởi cộng đồng giáo dục.

Ở Bangalore, các giáo viên và học sinh ở trên 80 trường học đã tập Pháp Luân Công, và các học sinh tập các bài tập Pháp Luân Công cùng nhau trong các giờ học thể dục. 

Một học viên người Ấn độ đang dạy các bài tập của Pháp Luân Công ở một trường học

Ở một số trường, hơn 3000 học sinh tập các bài công pháp trong giờ thể dục. Ở Chintamani, một thị trấn nhỏ gần Bangalore, hiệu trưởng Verkey của trường Jyothi là một linh mục Thiên Chúa Giáo. Sau khi tự mình tập luyện Pháp Luân Công và đã trải nghiệm được những hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công, ông đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với những giáo viên và học sinh trong trường. Sau khi tập Pháp Luân Công, cả học sinh và giáo viên đã nói rằng họ đã được một sức khoẻ thể chất tốt hơn. Điều kỳ diệu là một số học sinh hư hỏng đã thay đổi và trở nên chu đáo và có hạnh kiểm tốt trong lớp, và họ đã dần dần tiến bộ trong việc học.

Luận Ngữ trong quyển Chuyển Pháp Luân đã được cho vào sách giáo khoa tiếng Anh. (Ảnh: Minghui)

Phần Luận Ngữ trong quyển sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là Chuyển Pháp Luân đã được dịch sang và in vào sách giáo khoa tiếng Anh và được để ở trang đầu. Các giáo viên và học sinh ở các trường ở các vùng xa cũng tập Pháp Luân Công.

Vào ngày 13/4/2009 hơn 1000 học viên của Học viện đào tạo cảnh sát ở Dehli học cách tập Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui).
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ. (Ảnh: Minghui.org)

*****

Những bông hoa mai nở trong tuyết

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Trong cơn bão tuyết khắc nghiệt, với tư thế đứng vững chãi, một người đàn ông phương Tây giương cao tấm biểu ngữ: “Xin giúp đỡ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc”. Dù giá lạnh và gió rét, ông vẫn bình thản và kiên định, dường như bất cứ điều gì cũng không thể ngăn ông dừng lại công việc của mình, bởi trái tim luôn thôi thúc ông nói với thế giới một sự thật, sự thật về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

“Kiên cường”, tranh của Uông Vệ Tinh, sơn dầu, 48″x 31″ (2005).

Trên đây là bức tranh của tác giả lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật xảy ra ở Manhattan New York cách đây 13 năm về trước, năm 2005, khi cơn bão tuyết bất ngờ ập đến, các học viên Pháp Luân Công phương Tây vẫn kiên định đứng dưới gió tuyết và tiếp tục tự nguyện làm công việc mà họ đã từng làm trong suốt nhiều năm qua kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu vào năm 1999.

13 năm về trước…

Manhattan, ngày 22 tháng 1 năm 2005

Chỉ trong vài giờ tuyết đã dày lên gần 1 mét, gió rất to. Gió lật chiếc ô của tôi lên vài lần. Tôi bỏ đôi găng tay ra và bắt đầu chụp lại những tấm hình các học viên Pháp Luân Công đang đứng trong cơn bão tuyết, chỉ trong mấy phút đôi tay của tôi đã bị tê buốt và lạnh cóng.

Người học viên phương Tây trong bức vẽ “Kiên cường”. (Ảnh: Clearharmony)

Khoảng 4h chiều, một vài học viên Pháp Luân Công Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đến và tiếp tục cuộc triển lãm tra tấn bức hại, bất chấp cơn bão tuyết. Vài phút sau, một người đàn ông người Anh đến nghe một học viên Pháp Luân Công giải thích về cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.

Một lát sau, 2 người đàn ông khác đến và ký tên thỉnh nguyện xin chấm dứt cuộc bức hại tại Trung Quốc. Một số người dừng lại và hỏi chúng tôi: “Tại sao anh vẫn kiên quyết đứng đây trong cơn bão tuyết?

Một học viên Pháp Luân Công đã trả lời:

Đã 5 năm kể từ khi ông Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ không vì bão tuyết mà ngừng bức hại các học viên. Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục và số lượng học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết vẫn tăng lên mỗi ngày.

Họ hiểu chúng tôi ngay lập tức. Khi chúng tôi nói với mọi người về cuộc bức hại: “Sự giúp đỡ tốt nhất mà bạn có thể làm đó là nói với bạn bè của bạn về sự tồn tại của cuộc bức hại này”, họ đều trả lời với âm giọng chân thành: “Tôi nhất định sẽ làm”.

Có mưa tuyết và bão tố nào có thể ngăn được bước chân họ? (Ảnh: Clearharmony)

Trải qua 19 năm biến cố của lịch sử, dù hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, dù cuộc bức hại vẫn tiếp tục không ngừng tại Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công, những con người mang những màu da, chủng tộc khác nhau, giai tầng khác nhau, nhưng bằng niềm tin kiên định vào Chân – Thiện – Nhẫn, bằng trái tim lương thiện và ôn hòa, họ đã chứng minh cho cả thế giới một sự thật, một sự thật không gì có thể thay đổi: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chân-Thiện-Nhẫn là tốt”.

Mặt trời mọc lên trong sự rời đi của đêm tối. Ở tận sâu nơi trái tim tôi có một thứ trân quý. Không một người nào lấy đi được. Xin hãy để ý đến tôi. Bởi có một ngày nó cũng sẽ cứu vớt bạn…  (Ảnh: Epoch Times)

Người ta thường nói hương thơm của hoa mai đến từ sự cay đắng và giá rét, vẻ đẹp của hoa mai là vẻ đẹp của sự thanh khiết và kiên cường. Nếu đã từng ngắm hoa mai và chiêm nghiệm được vẻ đẹp của loài hoa này, có lẽ bạn sẽ hiểu được những điều mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang làm. Sự kiên định và bền bỉ của họ được ví như những bông hoa mai trong tuyết, dù sương gió và giá lạnh, dù tàn nhẫn và khốc liệt, họ vẫn mạnh mẽ vươn mình đợi chờ ánh dương rạng ngời khi đêm tối và bão tố qua đi. Như cái lẽ tuần hoàn của vũ trụ, khi mùa đông tàn, mùa xuân nhất định sẽ đến. Hoa mai sẽ khoe sắc trong khúc hoan ca mừng ngày trở về, như chất giọng cao vút được ngân trên nền bản nhạc thánh khiết:

Từ Washington, Paris tới Bắc Kinh
Những cây mai mong manh bị lãng quên khi sắc xanh phủ khắp nơi
Khiêm nhường dưới cái nắng gắt của mùa hè

Nhưng trong cái lạnh tái tê, những đoá hoa mai bừng nở
Báo hiệu một mùa xuân mới đã lại bắt đầu
Ồ, mùa đông đã lùi xa, mặc cho gió mùa đông bắc vẫn thổi
Những bông mai mùa xuân nở bừng trên tuyết…

Khảo nghiệm qua rồi, những ngày an vui đang tới
Ngàn hoa điểm đất trời, để dâng lên những gì tinh tuý nhất
Những bông mai nở bừng trên tuyết.

(Bản nhạc: Ngạo tuyết xuân mai)

Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền trên khắp thế giới:

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang luyện công tập thể tại quảng trường Tự do, Đài Bắc, Đài Loan, ngày 28/11/2015. (Ảnh: Minghui)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Hàn Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Mỹ. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công Tây Ban Nha luyện công tập thể vào ngày 2/1/2015. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công tại Pháp. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công tại Hy Lạp. (Ảnh: Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công tại Cananda. (Ảnh: Clearharmony)
Các học viên Pháp Luân Công tại Ấn Độ. (Ảnh: Clearharmony)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Nhật Bản. (Ảnh: Minghui.org)
Pháp Luân Công tại Phần Lan. (Ảnh: Clearharmony)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công buổi sáng tại Thụy Điển. (Ảnh: Minghui.org)
Pháp Luân Đại Pháp được đưa vào giảng dạy trong các trường học ở Indonesia. (Ảnh: Clearharmony)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Việt Nam. (Ảnh: dkn.tv)

Hồng Tâm

Tham khảo:

[1] Faison, S. (July 31, 1999). Ex-General, Member of Banned Sect, Confesses ‘Mistakes,’ China Says. Truy xuất từ https://www.nytimes.com/1999/07/31/world/ex-general-member-of-banned-sect-confesses-mistakes-china-says.html

[2] Minghui.org. (May 06, 2012). A Summary of Five Independent Studies of the Health Benefits of Falun Gong. Truy xuất từ http://en.minghui.org/html/articles/2012/5/6/133105.html

[3] United States Department of State • Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor. International Religious Freedom Report for 2016. TAIWAN 2016 INTERNATIONAL RELIGIOUS FREEDOM REPORT. Truy xuất từ https://www.state.gov/documents/organization/269012.pdf

[4] Falun Dafa in Europe. (March 20, 2004). Research Report from Taiwan Illustrates the Power of Falun Gong in Improving Physical and Emotional Health While Reducing Health Care Expenses. Truy xuất từ http://www.clearharmony.net/articles/a18500-Research-Report-from-Taiwan-Illustrates-the-Power-of-Falun-Gong-in-Improving-Physical-and-Emotional-Health-While-Reducing-Health-Care-Expenses.html

[5] Time of India. (Jul 18, 2016). Falun Dafa: An attempt to cultivate good, eliminate bad.
Truy xuất từ https://timesofindia.indiatimes.com/city/nagpur/Falun-Dafa-An-attempt-to-cultivate-good-eliminate-bad/articleshow/53256095.cms