Khi tôi 3 tuổi thì bố mắc căn bệnh u não. Do lúc đó gia đình không có tiền và đã bỏ lỡ giai đoạn chữa trị tốt nhất nên bố đã rời xa mẹ con tôi mãi mãi.

Bố mẹ tôi đến với nhau bằng tình yêu chân thành và sâu đậm. Vì thế mà sự ra đi của bố là một nỗi đau khó vơi cạn trong mẹ. Lúc nào mẹ cũng như trong trạng thái hoang mang, lo sợ. Và cũng từ sau cái chết của bố, tôi không còn thấy nụ cười trên gương mặt mẹ.

Tôi là kết tinh tình yêu của bố mẹ. Mẹ biết rằng nếu lúc này mẹ gục ngã, tôi sẽ trở thành trẻ mồ côi và mẹ cũng sẽ có lỗi với bố, nên mẹ tôi đã kiên cường nén nỗi đau mất chồng để nuôi nấng tôi.

Hai mẹ con tôi trải qua những năm tháng vất vả khoảng hai năm. Hai năm ấy biến một thiếu phụ mới chỉ hơn 30 xuân xanh là mẹ trở nên già nua và khắc khổ như một phụ nữ trung niên gần 50.

Bà ngoại và cậu luôn ép mẹ phải tái giá vì cho rằng sự xuất hiện của một người đàn ông trong cuộc sống sẽ giúp mẹ tốt hơn.

Năm tôi lên 5, dưới sức ép của bà ngoại và cậu, mẹ đi bước nữa với một thầy giáo tiểu học. Đó là một người đàn ông 45 tuổi, kết hôn chưa lâu nhưng vợ mất vì tai nạn giao thông. Sau khi vợ mất, ông sống một mình bởi không ai có thể thay thế vị trí của người vợ quá cố trong lòng ông.

Sau này tôi mới biết, ông lấy mẹ tôi phần nhiều là vì muốn giúp mẹ nuôi tôi lớn khôn.

Ảnh minh họa (nguồn: Xã luận).

Ai cũng cho rằng sau khi tái giá, tinh thần mẹ tôi sẽ tốt lên. Nhưng không ai ngờ, kết hôn với dượng không bao lâu, một ngày kia, mẹ tôi đột nhiên mất tích.

Mẹ bỏ đi nằm ngoài dự liệu của mọi người. Lúc đầu tôi nghĩ rằng mẹ chỉ đi đâu đó rồi về. Nhưng sau một tháng dượng tôi lặn lội tìm kiếm mà mẹ vẫn bặt vô âm tín, mọi người mới tin mẹ thực sự đã mất tích.

Từ ngày mẹ bỏ đi, ngày nào dượng cũng cõng tôi đi hết thôn này xóm khác để tìm mẹ. Cũng không biết đã mòn đã hỏng bao đôi giày, thậm chí chân của dượng còn phồng rộp lên. Tối đến, dượng lại ngồi bên cạnh giường, dùng kim khêu từng nốt phồng đỏ. Nhìn bộ dạng của dượng, tôi cũng có thể cảm nhận được nỗi đau đớn dượng đang phải chịu đựng.

3 tuổi mất cha, 5 tuổi mẹ cũng bỏ đi, tôi như không có tuổi thơ, không biết ngày mai mình sẽ đi đâu về đâu và với ai. Cứ nghĩ đến đó, tôi lại hoang mang, lo sợ, lại khóc tức tưởi trong chăn.

Ảnh minh họa (nguồn: VnExpress).

Còn nhớ một lần, vì quá nhớ mẹ mà tôi khóc to thành tiếng, dượng nghe thấy liền vào phòng ôm lấy tôi. Tôi nức nở từng tiếng trên vai dượng: “Con nhớ mẹ.”

Giây phút ấy, tôi thấy giọt nước mắt của dượng cũng khẽ rơi xuống. Dượng vừa vỗ về, vừa nói với tôi: “Con à, ngoan, đừng khóc, mẹ cũng đang rất nhớ con, chú nhất định sẽ giúp con tìm thấy mẹ”.

Lúc đó trong lòng tôi dấy lên một thứ cảm xúc khó tả, tôi chỉ biết ôm lấy cổ dượng, nằm trong vòng tay của dượng, tôi thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục hy vọng.

Mọi người trong thôn cho rằng sau khi mẹ tôi mất tích, dượng cũng sẽ bỏ rơi tôi. Nhưng không, dượng chăm sóc tôi cẩn thận, ngày ngày nấu cơm cho tôi, giặt đồ cho tôi bằng tình cảm của một người cha. Nhiều khi thấy dượng bận việc nọ việc kia, tôi muốn chạy ra giúp nhưng dượng cũng không cho tôi động chân động tay vào việc gì.

Chỉ cần dượng có thời gian là lại lấy ảnh của mẹ, đạp xe chở tôi đến những thôn xa hơn để hỏi thăm tin tức.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Hiện giờ tôi đã 26 tuổi, hơn 20 năm sống cùng dượng là hơn 20 năm tôi được dượng thương yêu còn hơn cả cha mẹ đẻ.

Trong suốt 20 năm ấy, niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi là được ăn từng bữa cơm dượng nấu. Kể cả khi tôi học đại học cũng vậy, mỗi lần về thăm nhà, nhìn dượng chạy phòng trong, phòng ngoài, nấu những món tôi thích nhất, trong lòng tôi lại tan chảy một niềm hạnh phúc vô bờ.

Cuối tháng 10 năm nay, tôi kết hôn cùng người bạn trai đã quen biết từ 3 năm nay. Ngày thành hôn, tôi mặc áo cưới quỳ trước mặt dượng: “Dượng tuy không sinh ra con, nhưng 20 năm nay dượng đối với con chẳng khác gì con đẻ, con vô cùng biết ơn tình yêu thương chân thành dượng dành cho con. Tình yêu của dượng đã ảnh hưởng đến con rất nhiều. Nhưng con cảm thấy rất có lỗi với dượng, vì từ trước tới giờ con chưa từng gọi dượng một tiếng “cha”. Hôm nay là ngày con lấy chồng, nhưng không có nghĩa là con không còn cần dượng. Dượng nuôi con lớn khôn, giờ là lúc con chăm sóc lại dượng”.

CON YÊU BỐ
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Nước mắt tôi không kìm được mà chảy dài, tôi ôm lấy dượng nói: “Cha ơi, con yêu cha”.

Tôi thấy từng giọt nước mắt trong suốt của cha rơi trên nền gạch. Cha lại như năm nào, vỗ về tôi: “Con à, có được đứa con gái như con là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời ta”.

Quỳnh Chi

Video xem thêm: Mẹ mất, cha dượng cực khổ nuôi anh ăn học, đến ngày cưới anh mới biết được sự thật bàng hoàng

videoinfo__video3.dkn.tv||2d1e1a764__