Đôi khi, trong cuộc sống chúng ta khó tránh được tranh luận về một vấn đề nào đó. Nhưng thực tế đó không hẳn là một điều xấu. Một nghiên cứu vào năm 2010 của trường Đại học Michigan phát hiện rằng, đôi khi một chút tranh luận nhỏ có thể tốt cho sức khỏe, sự lảng tránh vấn đề lại có thể sẽ trở thành nguyên nhân đãn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ. 

Tuy nhiên, chúng ta cần có một nhận thức tích cực về vấn đề tranh luận trong khi tìm ra giải pháp. Dưới đây là cách nhìn nhận về việc xảy ra tranh luận để đi đến kết quả tốt đẹp.

1. Tranh luận để hiểu đối phương hơn

“Mục đích của việc biểu đạt ý kiến là có được nhận thức mới về nhu cầu của mỗi người và nỗ lực tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên. Những người giải quyết tranh luận thành công thường tập trung vào cách xử lý và giải quyết vấn đề mà không làm tổn hại người khác. Trong khi tranh luận không nên cố gắng chèn ép cá tính hay động chạm đến tính chính trực của người khác”,  Marissa Nelson, một nhà trị liệu về hôn nhân ở Washington D.C.

2. Hãy hỏi han để hiểu người khác hơn

(Ảnh dẫn qua Self)

“Một người tranh luận có tính thuyết phục nhận rõ rằng mỗi người có những nhu cầu riêng, có những mục tiêu cần hoàn thành riêng. Tất cả chúng ta đều đứng trên quan điểm riêng và những giả định riêng của mình trong khi tranh luận. Việc nêu ra những câu hỏi về khía cạnh khác giúp chúng ta hiểu họ hơn.

Bạn có thể làm không khí của cuộc đối thoại nhẹ nhàng hơn nếu không đối xử với người khác như kẻ thù, như cách một số người làm để đạt được mục tiêu của họ trong khi tranh luận. Nếu bạn hiểu và nếu bạn có thể đạt được những mục tiêu đó thì ”cuộc tranh luận sẽ trở thành cuộc thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề”, Jay Sullivan, một nhà quản lý tại Exec-Comm, một công ty tư vấn kỹ năng truyền thông về kinh doanh và tác giả của quyển Nói một cách đơn giản: Kết nối tốt hơn tại công sở và ngoài công sở.

3. Sử dụng ngôn ngữ trực diện, rõ ràng đề truyền đạt quan điểm

“Những người giải quyết xung đột thành công nói toàn bộ sự thật và sử dụng ngôn ngữ trực diện”. Susan Pease Gadoua, một nhà trị liệu cho các cặp vợ chồng và đồng tác giả cuốn Lời thề mới, định hình lại hôn nhân từ nghi ngờ, tính toán và chống đối.

Thay vì chúng ta cần nói vòng vo về một vấn đề nào đó kiểu như đá xoáy hay cố gắt gỏng nhằm khiến người khác tổn thương, hãy cố gắng chân thành nói với họ điều bạn mong muốn.

4. Tránh sử dụng từ “nhưng” hoặc “tuy nhiên”

(Ảnh dẫn qua afamily.vn)

Khi bạn dùng từ “nhưng” hoặc “tuy nhiên”, bạn đưa ra tín hiệu cho người kia rằng bạn không thực sự quan tâm đến tình huống của họ. Buổi sáng khi tôi rời khỏi nhà, vợ tôi nói, “Anh yêu, cái cà vạt đó rất đẹp, nhưng…’, cuộc nói chuyện ngưng tại đó. Thật rõ ràng, tôi sẽ thay cà vạt. Tôi không cần biết liệu nó có hợp với chiếc áo sơ mi của tôi, hay bộ vét của tôi, hay là với thời tiết. Điều đó không quan trọng. Tất cả điều tôi nhận thấy là cần bỏ chiếc cà vạt ấy đi.

Để thành công hơn với các lập luận của bạn, hãy thay từ “nhưng, hoặc “tuy nhiên” bằng từ “và”. Vì sao? Từ “Và” nghe có vẻ lạc quan. Nó tạo ra cảm giác về những cơ hội mới. Nó không làm mất đi những gì trước đó. Từ “Và” bổ sung cho cuộc đối thoại hơn là làm giảm giá trị của nó. Nếu bạn và tôi có những quan điểm quá khác nhau, tôi vẫn có thể xem như cởi mở và có tính xây dựng  nếu tôi dùng từ “và” thay cho từ “nhưng” – Sillivan.

5. Kiểm soát giọng nói và ngôn ngữ cơ thể

(Ảnh dẫn qua Huffpost)

Một người có khả năng giải quyết cuộc tranh luận thành công khi họ quan tâm tới giọng nói. Họ hiểu rằng, họ không chỉ đang nói mà còn là họ đang nói điều đó như thế nào. Họ giữ hơi thở và nói chậm rãi và có chủ đích. Họ cũng kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của họ. Họ biết họ đang ở trong trạng thái xúc cảm cao và mỗi người cần có không gian riêng tư của họ và cần được tôn trọng.” – Nelson.

6. Hãy lắng nghe, đừng cố gắng thuyết phục

“Hãy lắng nghe bất kỳ một ý kiến nào, bất kể là họ ủng hộ bên nào. Phần lớn các câu hỏi bắt đầu với “Bạn có nghĩ rằng…” Những câu hỏi đóng khung kiểu đó không mang tới hiểu biết tốt hơn; họ có ý định bẫy đối phương và đẩy họ vào một tình thế khó khăn có thể được sử dụng để chống lại họ. Điều đó có lợi nếu bạn tiến vào một cuộc chiến. Và bất lợi nếu bạn đang tìm cách hiểu được đối phương.

Những người thành công trong giải quyết xung đột đưa ra những câu hỏi bắt đầu với từ “Tại sao” và “Cái gì” và “Như thế nào”. Những câu hỏi bắt đầu với những từ đó buộc đối phương phải nói ra và đòi hỏi bạn lắng nghe, từ đó bạn nhận thức được quan điểm của người kia. Hiểu được người khác là chìa khoá đi tới việc biến “những cuộc xung đột” thành “những cuộc thảo luận”. Trong một cuộc tranh luận, mục tiêu là để giải quyết xung đột. Trong một cuộc tranh cãi, mục tiêu là chiến thắng, và thường xuyên là cả hai đều thua”. – Sullivan.

(Ảnh dẫn qua onethreeonefour)

7. Lời xin lỗi chân thành

“Theo kinh nghiệm của tôi, trong một cuộc tranh luận, mọi việc thường nát bét vì mọi người xung đột sự không trung thực, thiếu tin tưởng và cảm thông còn đối phương không xin lỗi hoặc nhận lỗi. Người giải quyết xung đột thành công biết câu “tôi rất tiếc là anh cảm nhận theo cách đó” có thể được coi như là ngừng lại. Thay vì việc không xin lỗi, những câu nói của họ là thực tâm và có ý nghĩa. Họ nói những điều như “Tôi hiểu bạn xuất phát từ quan điểm nào, dù điều đó khác với quan điểm của riêng tôi.” Điểm chính yếu là họ chịu trách nhiệm nếu họ nói vài điều tiêu cực và phản ứng một cách tồi tệ.” – Nelson.

Xuân Dung