Bạn có thường dùng từ ‘tôi’ không? Và bạn nghĩ gì về những người dùng quá nhiều từ ‘tôi’ trong cuộc hội thoại?

Một nghiên cứu mới đây khám phá ra rằng, những người nói ‘tôi’ quá nhiều có thể có xu hướng là người nhạt nhẽo, huyên thuyên tự cao tự đại. Trên thực tế, những người này dễ bị tổn thương trước những vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu.

Theo một nghiên cứu sơ bộ tại Đại học Arizona năm 2015, việc thường xuyên dùng từ ‘tôi’ có thể không ám chỉ hội chứng tự yêu bản thân, thay vào đó lối nói này có thể biểu lộ tình trạng mệt mỏi về cảm xúc.

Thường xuyên dùng từ “tôi” có thể là biểu hiện của tình trạng mệt mỏi cảm xúc (Ảnh dẫn qua: workingmother)

Theo các nhà nghiên cứu, một người bình thường trung bình dùng khoảng 16.000 từ/ngày trong đó có khoảng 1.400 từ liên quan đến từ ‘tôi’ hoặc ‘của tôi’. Tuy nhiên, đối với những người nói về bản thân không kiềm chế sẽ dùng từ này trên 2.000 lần mỗi ngày.

Trên tạp chí Personality and Social Psychology, nghiên cứu chỉ ra có một mối liên kết mạnh mẽ giữa những người thường dùng từ ‘tôi’ và tính đa cảm tiêu cực. Ví dụ: Đó thường là những người dễ buồn bực, căng thẳng, giận dữ, trầm cảm hoặc lo âu.

Những người dùng quá nhiều từ tôi dễ bị cảm tính chi phối. (Ảnh dẫn qua ara.ge)

Kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích một tập hợp số liệu trên cơ sở tìm hiểu 4.700 người Đức và Mỹ. Chỉ số đo lường mức độ việc dùng từ ‘tôi’ và tính đa cảm tiêu cực được tính toán thông qua những bài kiểm tra viết và nói.

Tuy nhiên, bà Allison Tackman, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng, không nên coi việc dùng từ ‘tôi’ quá nhiều như một chỉ số đo mức độ trầm cảm.

“Tốt hơn là đánh giá điều này nghiêng về sự đa cảm tiêu cực hơn là trầm cảm”, bà nói.

Bà Tackman cũng bổ sung thêm rằng, phép so sánh này còn có thể phụ thuộc vào bối cảnh.

“Nếu bạn đang nói trong một khung cảnh riêng tư thì bạn đang nói về điều gì đó liên quan đến bạn, như một câu chuyện rạn vỡ nào đó gần đây. Từ những dẫn chứng này, chúng tôi có thể thấy được mối liên hệ giữa việc thích nói về bản thân và biểu hiện của tính đa cảm tiêu cực”, bà Tackman nói.

“Nhưng nếu bạn đang giao tiếp trong một bối cảnh không riêng tư lắm, như là đang miêu tả một bức tranh. Chúng tôi không thấy được sự liên hệ”.

Người quá tập trung vào bản thân dễ bộc lộ ra tính cách dễ xúc động tiêu cực. (Ảnh dẫn qua Unplash)

Có một điều thú vị là trong khi việc dùng tôi lặp đi lặp lại có biểu hiện gắn với tính đa cảm tiêu cực thì việc sử dụng thường xuyên từ ‘của tôi; lại không phải như vậy.

Các nhà nghiên cứu giải thích, có thể là vì khi người ta dùng từ ‘tôi’, cũng đồng thời nói về một người nào đó hay một vật khác, họ sử dụng lặp lại mà không chú ý đến cách sử dụng từ ngữ.

Khi bạn nghĩ lại về từng việc ở những nơi đó, khi bạn chỉ tập trung vào bản thân như vậy, bạn có thể nói những câu như ‘Sao tôi không thể khỏi được?’”

Bạn quá tập trung vào bản thân đến mức bạn không chỉ sử dụng những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong đầu bạn mà ngay cả khi bạn nói chuyện hoặc viết thư cho người khác, nó sẽ tràn vào ngôn từ của bạn, người quá tập trung vào bản thân dễ bộc lộ ra tính cách dễ xúc động tiêu cực.”

Xuân Dung