Thầy Antonio La Cava đã đi quanh các ngôi làng hẻo lánh bằng chiếc xe tải màu lam dễ thương chở theo hàng ngàn cuốn sách đưa tới các học nghèo trên khắp các miền quê của nước Ý. Thầy tâm sự: “Tôi không muốn già đi ở một đất nước mà mọi người không đọc”.

Tình yêu và đam mê của vị thầy già thật sự đã khiến nhiều người phải cảm phục. Đó là niềm đam mê đọc sách, sự tâm huyết với nền giáo dục và hy vọng cải biến một nền văn hóa đang dần trở nên nghèo nàn. Tất cả đều hiện lên từ đôi mắt của thầy Antonio La Cava, 70 tuổi,  một giáo viên đã nghỉ hưu.

Từ thầy Antonio, người ta có thể thấy được đam mê, lòng nhiệt huyết và tâm tình đối với nghề giáo dục. (Ảnh: Travelaway)

Thầy Antonio bắt đầu cuộc hành trình một mình và quyết định biến chiếc Ape màu lam của Piaggio trở thành một thư viện du lịch. “Booktruck” – Những cuốn sách bánh xe. Đó là một thư viện đến những nơi xa nhất: Các làng và thị trấn nhỏ của Basilicata, miền Nam nước Ý.

Trong dịp tổ chức lễ hội Borgo Futuro tại Ripe San Ginesio, thầy Antonio kể lại câu chuyện của mình bằng chất giọng Ý thanh lịch: “Cách đây nhiều năm về trước, tôi chợt nhận ra mối quan hệ mờ nhạt giữa một đứa trẻ và những cuốn sách. Chúng ít xem sách hơn”. Thầy trăn trở: “Nỗi trống vắng ập đến khi biết tôi phải già đi trong một thế giới không có đọc giả”.

Thầy vẫn không thôi suy nghĩ về việc mở một trường học du lịch. (Ảnh: Lifegate)

Và thầy nói tiếp: “Thầy vẫn không thôi suy nghĩ về việc mở một trường học du lịch, sử dụng đất đai vì mục đích giáo dục. Có nghĩa là chúng ta sẽ có những lớp học bên ngoài trường học, mở rộng nó trong cộng đồng”. Điều đó sẽ trở nên có ích cho giáo dục sau đó thay đổi nền văn hóa của quốc gia.

Những cuốn sách hay sẽ làm thay đổi tư tưởng, hành vi và tâm hồn của những đứa trẻ. (Ảnh: Lifegate)

Do đó, thầy Antonio đã nghĩ đến việc mở ra Bookstruck – Thư viện bánh xe đầy sách dành cho trẻ em, thậm chí với một rạp chiếu phim trong đó; có mái nhà, ống khói, cửa sổ và cả lò sưởi. Một chuyến du lịch nhẹ nhàng và tuyệt vời đưa các em nhỏ đến những bầu trời mới. Một dịch vụ phục vụ xã hội tạo ra nền văn hóa công cộng mới tại những ngôi làng nơi các trường tiểu học chỉ có tổng cộng 9 học sinh. “Không một học sinh nào sẽ ra về một thân một mình. Tại sao những đứa trẻ lai từ chối việc cầm trên tay một cuốn sách”. Nếu trẻ em đọc sách thì văn hóa, trí tưởng tượng và sáng tạo sẽ được hồi sinh. Thầy Antonio còn sáng tạo ra các loại sách trơn để các em có thể viết truyện, sáng tạo và bùng cháy hy vọng.

Những’cuốn sách bánh xe’ vẫn tiếp tục cuộc hành trình mang theo niềm tin và hy vọng đến từng căn hẻm nhỏ. (Ảnh: Lifegate)

Hơn 16 năm qua, thầy Antonio đã đi hơn 100.000 km bằng 3 chiếc bookstrucks. Thầy đã mua khoảng 5-6 nghìn cuốn sách. Và hành trình của thầy vẫn đang tiếp tục kéo dài những đam mê, thắp sáng lên ánh đèn hy vọng trên mỗi bản làng về sự thay đổi tâm hồn con người.

Theo Life Gate, 

Hồng Tâm biên dịch