Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng. Do đó, mọi người cần chủ động phòng bệnh, đặc biệt những nhóm người dưới đây.

Tại TP.HCM, đã có 3 trường hợp tử vong do nhiễm cúm mùa A/H1N1. Trao đổi với Người Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đa phần các ca nhiễm virus cúm mùa (A/H1N1, cúm B và A/H3N1) sẽ khỏi sau 1 tuần điều trị.

Tuy nhiên, những người có đề kháng kém, mắc bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai có nguy cơ bị suy hô hấp, thậm chí tử vong khi mắc cúm A/H1N1.

1. Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ nên có nguy cơ cao mắc cúm. Các chuyên gia cảnh báo, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc cúm A/H1N1 nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.

5 nhóm người dễ mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý

2. Phụ nữ mang thai

Trong quá trình mang thai, phụ nữ trải qua giai đoạn xáo trộn hóoc-môn dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm, nên dễ bị mắc cúm. Việc mắc cúm khi mang bầu có thể khiến thai nhi bị dị tật, sinh non, chết lưu…

5 nhóm người dễ mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý

3. Người cao tuổi

90% số ca tử vong liên quan tới cúm và hơn một nửa số trường hợp nhập viện do cúm là người từ 65 tuổi trở lên.

Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị các mầm bệnh tấn công, đặc biệt những người bị tiểu đường, bệnh tim mạch… cần chú ý hơn trong mùa cúm.

5 nhóm người dễ mắc cúm A/H1N1 cần đặc biệt lưu ý

4. Người mắc các bệnh mạn tính

Cảm cúm thông thường có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, tắc nghẽn mãn tính phổi, hen phế quản, giãn phế quản… có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh và phải điều trị trong thời gian dài mới khỏi.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Viện Pasteur TP.HCM cũng cho biết, những người béo phì cũng dễ mắc cúm, đặc biệt cúm A/H1N1.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

– Ăn uống và bồi bổ đầy đủ vitamin.

– Ngủ đủ giấc.

– Vận động thường xuyên.

– Tránh tiếp xúc với vi khuẩn bằng cách rửa tay sạch với xà phòng, vệ sinh đồ dùng trong nhà, đồ chơi của trẻ…

– Hạn chế dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác hay chạm vào những đồ dùng công cộng.

– Nếu đi đến chỗ đông người, nên mang theo khẩu trang.

– Vệ sinh, mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

– Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

– Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể và cơ sở y tế địa phương.

– Tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân mắc cúm A/H1N1

– Đột nhiên sốt cao, thường trên 38 độ C, người ớn lạnh.

– Đau nhức khắp người.

– Đau đầu.

– Mệt mỏi và suy nhược.

– Ho khan.

– Chảy nước mũi, xổ mũi.

– Đau họng.

– Tiêu chảy và ói mửa.

Lan Phương