Bắp cải là một loại rau được ưa chuộng nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là vào mùa đông xứ Bắc. Loại rau này cung cấp cho người dùng nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ, folate, kali, magiê, vitamin A và K… Vậy lợi ích sức khỏe của bắp cải là gì?

1. Chứa các chất chống oxy hóa

Bạn sẽ nhận được một lượng chất chống oxy hóa như vitamin C và mangan. Nhưng bắp cải thực sự tỏa sáng khi nói đến ‘dưỡng chất thực vật’ gọi là phytonutrients – một lực lượng bảo vệ tế bào.

2. Chống viêm

Bắp cải chứa rất nhiều hóa chất giúp giảm sưng viêm trong các mô. Điều này giúp bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và bệnh Alzheimer.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

1g chất xơ trong bắp cải sản sinh ra 10 calo. Chất xơ giúp lấp đầy dạ dày, vì vậy làm bạn ăn ít hơn. Nó có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và kiểm soát lượng đường trong máu. Bắp cải cũng có chất dinh dưỡng giữ cho niêm mạc dạ dày và ruột của bạn khỏe mạnh. Nước ép của nó có thể giúp vết loét dạ dày nhanh lành.

Bắp cải chứa nhiều chất xơ. (Ảnh: Pixabay)

4. Bảo vệ tim mạch

Bắp cải, đặc biệt là bắp cải đỏ, có thể làm tăng mức độ beta-carotene, lutein và các chất chống oxy hóa bảo vệ tim. Nó cũng giúp hạ thấp oxy hóa cholesterol xấu (LDL), có liên quan đến xơ cứng động mạch. Và vì nó làm giảm viêm, nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

5. Giúp ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy bắp cải có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Một phần niềm tin đó là do trong bắp cải có nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm. Nó chứa glucosinolates – chất hóa học có chứa lưu huỳnh đặc biệt mà cơ thể sẽ biến thành thuốc chống ung thư. Một số loại rau khác cùng họ cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư như cải xoăn, bông cải xanh, mầm Brussels, súp lơ trắng…

Mầm Brussels họ Cải cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. (Ảnh: Pixabay)

6. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, chế độ ăn nhiều bắp cải có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Những người theo chế độ ăn kiêng kiểu Bắc Âu, bao gồm nhiều loại rau củ, cá, táo, lê, bột yến mạch và bánh mì lúa mạch đen, có khả năng mắc bệnh thấp hơn tới 38%.

7. Bắp cải muối chua có nhiều lợi ích sức khỏe hơn

Bắp cải được muối (lên men) như khi bạn muối rau cải xanh, cải bẹ. Hoặc bạn cũng có thể làm theo một phiên bản khác có vị cay hơn, muối như món kim chi, một món ăn phổ biến ở Hàn Quốc.

Khi bắp cải lên men thì men vi sinh tự nhiên nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột của bạn. Những vi khuẩn này giúp cơ thể bạn chống lại vi trùng, hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn và kiểm soát sự lo lắng.

8. Dùng bắp cải tươi

Mặc dù bạn nhận được các chất dinh dưỡng khác nhau nếu bạn nấu hoặc lên men nó thì việc ăn sống bắp cải cũng là một lựa chọn tốt. Đặc biệt là bắp cải đỏ có thể giúp bạn tăng cường dinh dưỡng tốt nhất cho mỗi khẩu phần. Thái lát thật mỏng và để trong khoảng 10 phút giúp mang lại hương vị đầy đủ nhất. Sau đó thêm nó vào món salad hoặc bánh sandwich.

Bắp cải đỏ có thể tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn. (Ảnh: Pixabay)

9. Cách chế biến linh hoạt

Bắp cải được chế biến theo nhiều cách. Bạn có thể hấp, luộc, xào và nướng nó, thậm chí là ăn sống. Băm nhỏ nó cho xà lách trộn và các món salad khác, sử dụng toàn bộ lá như một vỏ bọc bên ngoài nhân thịt hoặc cho vào bánh mì sandwich… Đó là những cách tuyệt vời để thêm dinh dưỡng trong khi bạn cắt giảm lượng carb và calo trong chế độ ăn kiêng.