Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng hiện nay đang ngày càng tăng cao. Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị cho cả nam và nữ nhưng vô cùng tốn kém và hông đảm bảo được hiệu quả. Vì vậy nhiều người đã tìm đến các phương pháp y học cổ truyền. Dưới đây là các huyệt vị hỗ trợ trị liệu hiệu quả lại có thể dễ dàng thực hiện hằng ngày.

Vô sinh (infertility) là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh nguyên phát nếu trong tiền sử họ chưa có thai lần nào. Trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai, sanh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, một năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại gọi là vô sinh thứ phát. Dưới đây là nhìn nhận của Đông y về nguyên nhân bệnh cũng như các huyệt vị hỗ trợ hiệu quả cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Nguyên nhân gây vô sinh

Nguyên nhân thường gặp gây vô sinh nữ là do bẩm sinh, dị tật cơ quan sinh sản hoặc mắc các chứng bệnh như viêm tắc ống dẫn trứng gây cản trở sự kết hợp của trứng và tinh trùng; nguyên nhân ở nam có thể do khuyết tật sinh lý bẩm sinh, rối loạn chức năng sinh sản, tắc nghẽn đường sinh tinh, tinh dịch bất thường, tinh trùng ít hoặc yếu… Đa số các nguyên nhân gây vô sinh đều rất phức tạp.

Theo y học cổ truyền, vô sinh được chia làm hai loại: vô sinh nam và vô sinh nữ. Vô sinh nam thuốc phạm vi các chứng bệnh như “bất dục”, “vô tử”, “tuyệt dục”, “nam tử nán tự”, “vô tinh”, “thiểu tinh”, “lãnh tinh”…Vô sinh nữ thuộc phạm vi các chứng bệnh như “bất dựng”, “toàn vô tử”, “đoạn tự”, “chủng tử”, “tử tự”, “tự dục”, “cầu tự”…

Khí của 3 kinh mạch là Nhâm, Đốc và Xung, đều nổi lên từ Bào cung (tử cung và buồng trứng). Trong đó Nhâm mạch chủ máu toàn thân, Đốc mạch chủ khí toàn thân, Xung mạch chủ quản tất cả kinh mạch. Xung mạch hướng lên trên đi tới cột sống, máu trong tạng phủ đều quy về đây được gọi là huyết hải. Nhâm mạch men theo đường trung tuyến trong bụng hướng lên trên đi tới dưới vành mắt, chủ bào thai, quản tinh, huyết, tân dịch trong cơ thể. Đốc mạch hướng về trung tuyến phía sau sống lưng đi lên trên tới đỉnh đầu, tới sống mũi, duy trì nguyên khí toàn thân, chủ trì cân bằng khí âm dương trong cơ thể. Ngoài ra, Đới mạch đi vòng quanh thân, ngang đoạn ở bụng (giống như dây đai – đới) cũng có tác dụng ước thúc các kinh mạch, làm kinh mạch và khí huyết được vận hành bình thường. Nếu bốn kinh mạch này có vấn đề đều khó thụ thai.

Theo các bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn, các cặp vợ chồng tự tạo áp lực tâm lý cho bản thân đã khiến khả năng có con thấp. (Ảnh: soha.vn)

Nguyên nhân gây vô sinh nam 

– Bẩm thụ tiên thiên bất túc, tinh khí suy nhược (yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh).

– Mệnh môn hỏa suy, tinh khí hư lãnh (rối loạn nội tiết tố nam, tinh dịch lỏng loãng và lạnh, chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm).

– Đàm trọc ứ huyết, trở tắc tinh đạo (các bệnh gây rối loạn chuyển hóa và nội tiết, những yếu tố gây hẹp tắc đường dẫn tinh).

– Tửu thực bất điều, thấp nhiệt hạ chú (ăn uống không điều độ, nghiện rượu, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục do nguyên nhân nội sinh).

– Tình chí bất toại, can kinh uất trệ (yếu tố gây sang chấn tâm lý, tinh thần)

– Cửu bệnh lao quyện, khí huyết khuy hư (mắc các bệnh mạn tính lâu ngày gây suy nhược cơ thể, suy giảm tính dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng).

– Di trọc nội tích, dâm độc thâm nhiễm (viêm nhiễm bộ phận sinh dục, đặc biệt là phần dưới, do nguyên nhân cảm nhiễm bên ngoài).

Nguyên nhân gây vô sinh nữ 

– Thận hư: bao gồm thận dương hư và thận âm hư, “thận” ở đây với ý nghĩa là một cơ quan chủ về thủy dịch, chủ về đại tiểu tiện, nội tiết và sinh dục theo quan điểm của y học cổ truyền. Nguyên nhân “thận hư” bao gồm các yếu tố gây rối loạn nội tiết và sinh dục dẫn đến vô sinh.

– Huyết hư: huyết là cơ sở vật chất của kinh nguyệt, huyết hư là những yếu tố gây nên tình trạng thiếu máu và rối loạn kinh nguyệt như mắc các bệnh mạn tính, mất máu kéo dài…

– Can uất: là những yếu tố gây sang chấn tâm lý, căng thẳng tinh thần kéo dài.

– Đàm thấp: là những nguyên nhân gây nên bệnh lý rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, gây trở tắc vòi trứng, ứ trệ trong tử cung…

– Thấp nhiệt: là những yếu tố gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

– Huyết ứ: là những nguyên nhân gây ứ trệ huyết dịch, làm cản trở công năng của bào cung, khiến cho quá trình thụ thai bị trở ngại.

Tam âm giao gần như là điểm kết nối quan trọng cho huyết quản, tác động mạnh mẽ lên hệ sinh dục, sinh sản và tiêu hóa của cả nam và nữ.(Ảnh: phunugiadinh.vn)

Học cách bấm huyệt chữa vô sinh

Huyệt Tam âm giao

Tam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất trong châm cứu cổ truyền. Dựa vào đặc điểm và vị trí, Huyệt là nơi kết nối giữa 3 kinh mạch gồm Túc thái âm tì kinh, Túc thái âm thận kinh, Túc quyết âm gan kinh. Tam âm giao có nghĩa là 3 đường kinh lạc giao hội tại điểm này. Trên cơ thể người có 12 đường kinh mạch chính thì có 3 đường giao nhau, có tác động lớn đến sức khỏe.

Huyệt nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 6,5 cm (đối với người lớn, khổ người trung bình), là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can. Theo y học cổ truyền, huyệt có công năng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, điều khí nghịch, khử phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hoá thấp, sơ can ích thận.

Khí của 3 kinh mạch là Nhâm, Đốc và Xung, đều nổi lên từ Bào cung (tử cung và buồng trứng). Trong đó Nhâm mạch chủ máu toàn thân, Đốc mạch chủ khí toàn thân, Xung mạch chủ quản tất cả kinh mạch. Mỗi ngày, từ 5 – 7 giờ, giờ của kinh thận, mát-xa huyệt Tam âm giao ở hai bên chân, mỗi bên khoảng 15 phút, giúp điều dưỡng tử cung và buồng trứng. Thúc đẩy lưu thông ba mạch: Nhâm, Đốc, Xung. Khi khí huyết thông suốt thì sắc mặt sẽ hồng hào, da mịn màng, ngủ ngon, da thịt không bị nhão.

Huyệt Quan nguyên

Theo “Trung y cương mục”, huyệt vị này được coi là cửa (Quan) của nguyên khí (Nguyên), vì vậy nó có tên gọi là Quan Nguyên. Huyệt vị này nằm dưới rốn, được mệnh danh là “âm mạch chi hải”, còn được gọi là vùng hạ đan điền. Các tài liệu y học cổ truyền cho rằng, Quan Nguyên là huyệt hội của ba kinh âm và mạch Nhâm, được cổ nhân coi là nơi “nguyên âm và nguyên dương giao nhau trong cơ thể”. Huyệt vị này tập trung nguyên khí và có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, thường xuyên massage huyệt Quan Nguyên sẽ đem lại công hiệu chủ đạo là bồi bổ nguyên khí, giúp thân thể cường trạng, hồi dương, khử hàn thấp, tăng cường khả năng miễn dịch và đặc biệt là dưỡng thận đối với các quý ông.

Quan nguyên là huyệt vị tập chung nguyên khí của cơ thể. (Ảnh: vandieuhay.net)

Huyệt Thận điểm, Hạ phúc điểm và Tâm quý điểm

– Ấn và day vào 2 huyệt Thận điểm và Hạ Phúc điểm ở vùng giữa, trên phần xương nối liền với ngón trỏ cho đến khi nào nóng thì ngừng lại. 2 huyệt này sẽ tác động trực tiếp lên thận và cơ quan sinh dục.

– Tâm Quý điểm là huyệt nằm ở giữa ngón áp út và ngón út. Việc ấn và day vào huyệt đạo này theo chiều kim đồng hồ sẽ có tác động tích cực lên não bộ và cơ quan sinh dục nữ.

Huyệt Đại ngư tế và Tiểu ngư tế

Trên lòng bàn tay ở vị trí gần ngón cái là huyệt Đại ngư tế; còn Tiểu ngư tế nằm ở vị trí cuối đuôi đường chỉ tay giữa, nối gần đến rìa lòng bàn tay. Thực hiện ấn và day mạnh vào 2 huyệt đạo này đến lúc nóng lên thì ngừng lại có thể hỗ trợ điều trị vô sinh hiệu quả cho cả nam và nữ.

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch