Khi bị bong gân nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến bị teo cơ, cứng khớp hay xơ hóa dây chằng gây đau mãn tính. Vậy cần làm như thế nào?

Bong gân là hiện tượng đôi lúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao… Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Chân bị sưng sau khi bong gân (Ảnh: Populars.edu)

Bong gân là gì?

Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.

Triệu chứng

  • Đau
  • Sưng
  • Tụ máu bầm
  • Tiếng rách kèm theo các cơn đau
  • Khớp không thể cử động và vận động
  • Các cơn đau ngắn hoặc kéo dài
  • Không di chuyển được…

Nguyên nhân gây bong gân

Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách (Ảnh: Infonet)
  • Bước hụt
  • Trẹo đầu gối
  • Đi bộ, chạy nhanh
  • Chống đỡ khi bị ngã
  • Vận động sai tư thế
  • Chơi thể thao…

Đối tượng dễ bị bong gân

  • Người béo phì
  • Người quá gầy
  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Vận động viên
  • Những người đã có tổn thương bên trong…

Những điều tối kỵ khi bạn bị bong gân

  • Bôi dầu nóng
  • Xoa mật gấu
  • Dán salonpas
  • Xoa rượu thuốc
  • Cử động vùng sưng đau…

Lý do là sau khi bong gân, chân sẽ sưng lên và sờ vào thấy nóng. Nếu dùng các chất nóng sẽ làm cho chân càng sưng và đau hơn. Tốt nhất là dùng đá lạnh chớm để chỗ bong gân dịu lại (âm dương cân bằng).

Phương pháp xử lý khi bị bong gân

Xoa bóp vùng đau với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm (Ảnh: Infonet)

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vùng bị thương cần:

  • Ngưng mọi hoạt động
  • Không di chuyển
  • Dùng nước đá để giữa hai lớp khăn và chườm nơi bong gân, 2 – 3 lần trong ngày
  • Khi nằm nên gác chân lên cao khoảng 10 cm so với tim, để cho máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp tan máu bầm
  • Sử dụng băng thun để cố định khớp nơi bị thương
  • Xoa bóp vùng đau với dầu ngâm tỏi và quấn băng mềm
  • Nghỉ ngơi vài ngày, nếu cần di chuyển nên dùng nạng…
  • Bổ sung kẽm, silicium và đồng bằng các loại thực phẩm: gan bê, hào, hạt bí, bột ca cao, mè, mực ống, rong biển, ngũ cốc, hành, tỏi… trong vòng 2 – 3 tuần
  • Dùng nước hầm xương bò với rau củ, 2 lần mỗi ngày, trong khoảng một tuần

Cao Sơn

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.