Mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm thủy đậu, số ca mắc bệnh tăng nhanh chóng. Tuy là bênh lành tính nhưng nếu không được lưu ý chăm sóc thích đáng, hậu quả có thể rất nghiệm trọng.

Tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018 diễn ra ngày 4/1, TS Phu Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)  cho biết trong năm 2017 cả nước ghi nhận gần 39 nghìn ca mắc thủy đậu tăng 45,9% so với năm 2016, quy mô gần như khắp cả nước.

Bệnh có xu hướng gia tăng vào những tháng mùa xuân, bắt đầu tăng vào tháng 1, tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 3 với khoảng 8000 ca mắc, rồi giảm dần. Các tháng còn lại thường dưới 3.000 ca mắc.

Nốt thủy đậu xuất hiện trên tay trẻ. (Ảnh: Menu – 890m.com)

Bệnh thủy đậu các biểu hiện phần lớn là nhẹ nên vắc xin chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, mới có vắc xin dịch vụ, độ phủ vắc xin không cao nên miễn dịch cộng đồng không nhiều, số người mắc bệnh rất lớn với gần 39 nghìn ca mắc. Bệnh có tốc độ lây lan cao, nên khuyến cáo người dân đi tiêm phòng bệnh tại các điểm tiêm có vắc xin này“, TS Phu nói.

TS Phu cho biết, thủy đậu dễ lây truyền qua dịch của mụn nước trên da, cảm nhiễm cao. Khi nhiễm bệnh, người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, các nốt ban đỏ ở vùng da đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

Theo Đông y, đây là một bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân, trẻ nhỏ thường bị nhiều hơn. Bệnh còn gọi là Thủy Sang, Thủy Hoa, Thủy Bào, Phu Chẩn, Thủy Hoa Nhi.

Các nốt thủy đậu thường xuất hiện vùng lưng trước rồi bắt đầu lan sang các vị trí khác trên cơ thể. (Ảnh: youtube)

Nguyên nhân đa số là do trẻ nhỏ có thấp nhiệt nội uất bên trong kèm ngoại cảm thời tà bệnh độc gây nên. Thời tà và thấp nhiệt tranh chấp nhau, lưu lại ở kinh Tỳ và Phế. Nhẹ thì làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng biểu hiện bằng nốt đậu mầu đỏ, nhuận, mụn nước trong. Nặng hơn thì tà độc làm tổn thương Tỳ dương, bệnh độc vào sâu bên trong, thấy dấu hiệu bệnh ở phần khí, tà khí không thoát ra ngoài được, vì vậy nốt đậu đỏ tối, nước đục.

Chủ yếu do độc khí làm tổn thương phần vệ, phần khí, xâm nhập vào phần doanh gây nên bệnh (vệ, khí, doanh, huyết vốn là một bộ phận công năng kết cấu bình thường của cơ thể con người; theo thứ tự từ ngoài vào trong: Vệ – khí – doanh – huyết).

Phần vệ của bệnh sốt thời khí tương đương với phần biểu của bát cương biện chứng; bệnh phần khí, doanh, huyết tương đương với lý chứng của bát cương biện chứng. Bệnh phần vệ thường xâm phạm phế vệ, tứ chi, đầu mặt, hầu họng; bệnh phần khí thường xâm phạm phế, tỳ, vị, đại trường, đảm; bệnh phần doanh thường xâm phạm tâm và can; bệnh phần huyết thường xâm phạm tâm, can, thận.

1. Triệu Chứng

Do phong nhiệt phối hợp thấp: Thiên về phần khí thuộc loại nhẹ. Hơi sốt, mũi nghẹt, chảy nước mũi, ho, một hai ngày sau đậu xuất hiện như hạt sương, mầu hồng nhuận, mọc ở lưng trước rồi mới lan ra tay chân (nhưng tay chân ít hơn), ngứa. Sau khi nổi lên, ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn. Bào chẩn lớn dần không đều nhau, hình bầu dục, chứa một chất nước trong, không nung mủ, có vành đỏ chung quanh, kéo dài khoảng 2-3 ngày thì khô và bong ra, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù, chỉ tay mầu đỏ tím.

Phép điều trị:  Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc khứ thấp.

Trường hợp nhẹ, các nốt thủy đậu chứa một chất nước trong, không nung mủ, có vành đỏ chung quanh. (Ảnh: Blog da Laura Ferraz)

Do thấp nhiệt nhiều: Thiên về phần huyết, thuộc loại nặng. Sốt cao, miệng và răng khô, môi đỏ, mặt đỏ, tinh thần mệt mỏi, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, thủy đậu mọc dầy, nốt thủy đậu to, mầu nước đục, chung quanh mầu đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng khô mạch hoạt sác, chỉ tay mầu đỏ trệ.

Phép điều trị:  Thanh nhiệt giải độc, lương huyết thanh doanh.

2. Phòng bệnh

  • Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ khô quả có tinh dầu như  bưởi, cam, chanh hoặc quả bồ kết khô.
Xông bồ kết phòng ở, khu vực xung quanh để phòng bệnh. (Ảnh: vietnammoi.vn)
  • Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.
  • Mua nhiều cây mùi già có quả già rắn chắc, buộc treo ở đầu nhà, hong gió cho khô giòn rồi vò lấy hạt và lá khô cho vào lọ đậy kín. Khi dùng, lấy một nắm nhỏ hạt và lá mùi già cho vào ba gáo nước đun sôi, để gần nguội rồi tắm cho trẻ. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại giúp bé sạch và thơm. Nếu cẩn thận hơn, thỉnh thoảng lấy quần áo trẻ cho vào nồi nước mùi già để đun sôi.
  • Khi đương có bệnh sởi lan tràn, nên cách lý trẻ xa nơi đang có nguồn bệnh. Gia đình đông trẻ con nếu có một cháu bị lên sởi thì phải ở riêng, không cho nằm chung, chăn màn giường chiếu phải giặt sạch. Đang mùa sởi, nếu thấy trẻ có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán ấm ấm, lại có mụn lờ mờ ở dưới da (da mắt, da trán), dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi.
Nên cách ly trẻ đang bị bệnh thủy đậu và vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ như quần áo, dụng cụ cá nhân… (Ảnh: kenhsinhvien.vn)

3. Điều trị với một sbài thuốc kinh nghiệm

Thanh nhiệt giải độc thang III (Triết Giang Trung Y tạp chí 1987, 8): Kim ngân hoa, Liên kiều đều 6-9g, Tử thảo, Mộc thông đều 4,5-6g, Hoàng liên, Cam thảo đều 3-4,5g. Sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khứ thấp. Đã trị 60 ca. Trong đó nhẹ và vừa có 13 ca, 47 ca nặng. Đều khỏi hẳn. Sau nửa ngày thì hạ sốt, có khi kéo dài đến 2 ngày mới hạ sốt. Trung bình 1 ngày là hạ sốt. Thời gian nốt đậu đóng vẩy: Đa số 2-3 ngày, một số ít 4 ngày.

Ngân thạch thang (Hắc Long Giang Trung Y Dược 1990, 1): Ngân hoa, Thạch cao (nấu trước) đều 30g, Huyền sâm, Tử thảo, Trạch tả đều 15g, Bạc hà 9g (cho vào sau), Kinh giới 6g. Sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong, lương huyết, khứ thấp. Trị thủy đậu. Đã trị 116 ca. Toàn bộ đều khỏi. Uống 2-5 thang. Thường sau 1 thang, đều hạ sốt.

Cao Sơn