Một nghiên cứu mới được công bố đã chỉ ra, mạng xã hội làm gia tăng tỉ lệ trầm cảm ở con người. Với thực tế độ tuổi sử dụng mạng xã hội ngày càng trẻ hoá, cha mẹ cần có hành động gì ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho con em mình?

Theo Psychology Today, công bố khoa học của Tiến sĩ lâm sàng Primack và cộng sự năm 2018 cho thấy, những trải nghiệm tiêu cực của truyền thông có liên quan đến sự gia tăng chứng trầm cảm.

Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?

1.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 30 được lựa chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu. Kết quả chỉ ra, nếu tăng 10% trải nghiệm tiêu cực với mạng xã hội thì sẽ tăng 20% các dấu hiệu mắc trầm cảm.

Tuy nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào người lớn, nhưng với tình trạng trẻ em dùng mạng xã hội sớm như hiện nay, cha mẹ cần chủ động có biện pháp hỗ trợ sớm, giúp con cái giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Trẻ em phải chịu nhiều khủng hoảng trong giai đoạn dậy thì thay đổi về hoóc-môn. Xung đột bản sắc cá nhân, muốn khẳng định mình, bắt đầu nổi loạn, mâu thuẫn với phụ huynh và áp lực học tập càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về tâm lý. Xem nhiều thông tin trên mạng, thấy bạn bè được điểm cao hay sống cuộc sống xa xỉ cũng có thể khiến trẻ so đo và hạ thấp giá trị bản thân. Mặt khác, trẻ cũng có thể xa đà vào các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội và ảnh hưởng xấu tới tâm lý.

Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?

Một số bậc cha mẹ quản lý trẻ bằng cách cấm đoán không cho sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, cách làm này thường phản tác dụng, khiến trẻ nảy sinh tâm lý bất mãn, chống đối công khai hoặc âm thầm.

Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?

Thay vì kiểm soát khắt khe, cha mẹ nên chủ động dạy con cách sử dụng đúng đắn, giúp bé sàng lọc thông tin trên mạng xã hội.

Cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc trẻ bằng cách hỏi trực tiếp xem con có cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hơn sau khi dùng mạng xã hội không. Nếu có, hãy khéo léo tìm ra thông tin ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng của trẻ.

Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?

Nếu không tiện hỏi thẳng, cha mẹ có thể “đi đường vòng” bằng cách chủ động chia sẻ với con cảm giác của mình khi sử dụng mạng xã hội. Ví dụ: “Mẹ rất thích dùng mạng xã hội, nhưng nhiều lúc nhìn thấy mọi người đăng ảnh đi chơi vui vẻ, có nhiều lượt thích, mẹ lại thấy mình không được nhiều người quan tâm như họ. Mẹ không thích cảm giác đó lắm. Có bao giờ con thấy cảm giác khó chịu nào khi xem tin trên mạng xã hội không?”. Đây cũng là một cách làm hiệu quả để tìm hiểu được tâm lý con trẻ.

Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ có nguy cơ trầm cảm khi dùng mạng xã hội, cha mẹ nên làm gì?

Hãy giúp con nắm rõ hiểu biết cơ bản về con người và những mối quan hệ, không ai ngoài đời luôn đẹp đẽ, hoàn hảo hay tuyệt vời giống như hình ảnh mà họ đăng tải. Luôn có sự khác biệt giữa mạng ảo và thực tế. Cho trẻ thấy bạn tự hào về chính con người trẻ ngoài đời thật. Quan tâm đến cảm xúc của bé là cách bạn ngăn chặn nguy cơ trầm cảm “tấn công” con em mình.

Night-fly