Năm 1993, một bộ phim tài liệu dài 90 phút của nhà báo Alan Ereira (Anh), mang tựa đề “Từ trái tim của thế giới, lời nhắc nhở của bậc đàn anh” đã gây chấn động toàn thế giới. Bậc đàn anh được nói đến ở đây chính là bộ tộc Kogi – người cho rằng mình nắm giữ “trái tim của thế giới”. 

Hơn 400 năm về trước, để tránh cuộc tàn sát của người Tây Ban Nha, họ rút khỏi bình địa và ẩn náu trên một rặng núi Sierra Nevada de Santa Marta, cao 5.700 mét thuộc Colombia, ngọn núi duyên hải cao nhất thế giới. Bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, nhưng họ đã chấp thuận cho ký giả Ereira được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp đặc biệt quan trọng của họ.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao bao năm qua không giao thiệp với ai mà người Kogi lại cho phép “con người từ xã hội văn minh” được đến phỏng vấn, quay phim – Họ muốn gì đây? Và, tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hội Tôn Giáo họp tại Hoa Kỳ?

Sự khám phá ra bộ lạc Kogi là một tình cờ hay là đúng vào thời điểm quan trọng mà nhân loại đang cần tới họ?…

***

Đón xem: Phần 2

Năm 1974, một chiếc phi cơ bay lạc vào khu rừng rậm xứ Colombia, phi công của chiếc máy bay này đã khám phá ra một công trình xây cất cổ xưa bằng đá có hình dạng kim tự pháp nhưng không giống kim tự tháp thường thấy ở Ai Cập hay Nam Mỹ. 

Điều này đã thôi thúc rất nhiều nhà khoa học và khảo cổ tìm đến đây. Sau cùng, họ phát hiện ra sự tồn tại của bộ lạc Kogi – hậu duệ của một nền văn minh xưa cổ đã biến mất từ mấy nghìn năm trước.

Các nhà khảo cổ đã nhiều lần cố gắng tiếp cận với họ nhưng đều bị lảng tránh. Về sau, vì một lý do nào đó mà ký giả Alan Ereira đã được một người đại diện của bộ tộc Kogi tiếp xúc. Người này cho hay, đây là lần đầu tiên và có thể là duy nhất họ cho phép con người hiện đại viếng thăm.

Tộc người Kogi có niên đại khoảng 7- 8 nghìn năm, tức là có trước thời đại văn minh Inca và Maya ở Nam Mỹ.

Như vậy, đầu năm 1993, Alan Ereira đã lên đường cùng một ký giả, ba nhà quay phim và nhân viên y tế. Ðể có thể thu thập được nội dung của cuộc trao đổi phỏng vấn, họ đã tìm một người của bộ lạc kế cận có thể nói được tiếng Kogi làm thông dịch.

Theo những gì khảo sát được, tộc người Kogi có niên đại khoảng 7- 8 nghìn năm, tức là có trước thời đại văn minh Inca và Maya ở Nam Mỹ. Kogi là một trong số bộ tộc kỳ lạ và đặc biệt nhất thế giới bởi họ sống tách biệt, không có bất cứ quan hệ hay liên lạc với thế giới. Duy chỉ có một số bộ phận người dân có tiếp xúc với những bộ tộc khác, sống lân cận trong cùng dãy núi.

Người Kogi sống trong những ngôi nhà nhỏ làm bằng gỗ và lá cây, rất thoáng mát và sạch sẽ.

Người Kogi có vóc dáng nhỏ nhắn giống người châu Á nhưng nước da ngăm đen và mái tóc xoăn tự nhiên. Điều đặc biệt là cả nam và nữ đều để tóc dài, mặc quần áo giống nhau như một phong tục và truyền thống từ lâu đời.

Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ làm bằng gỗ và lá cây, rất thoáng mát và sạch sẽ. Đặc biệt, tất cả mọi người trong bộ tộc đều ăn chay. Họ chủ yếu chỉ ăn hoa quả, rau củ và tuyệt đối không ăn thịt. Người Kogi tâm niệm: “Trái đất là nơi vạn vật sinh sống, tại sao phải sát sinh những loài động vật vô tội, khi mà chúng cũng như con người, đều biết đau”.  

Nhóm ký giả cho rằng, đây rất có thể là lý do tuổi thọ của người Kogi cao đến như vậy- trung bình hơn 100 tuổi. Đặc biệt, khi nhân viên y tế trong phái đoàn “kiểm tra” sức khoẻ của những người trong bộ tộc, anh đã lần lượt dùng các dụng cụ y khoa đo huyết áp, khám phổi, khám răng, thử máu… Ðiều kỳ diệu là không tìm thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật hay sức khoẻ suy kém nào, kể cả sâu răng. Tuy vậy, vị Trưởng Lão cho biết là vẫn có trường hợp có người qua đời vì bệnh nhưng rất ít và thường xảy ra khi đứa bé mới lớn.

Không tìm thấy một dấu hiệu nào về tật bệnh hay sức khoẻ suy kém nào ở bộ tộc Kogi, kể cả sâu răng.

Người Kogi gieo trồng một cách hết sức thô sơ và tự nhiên. Họ không bao giờ tích trữ lương thực, bởi theo họ, điều đó khiến con người trở nên ích kỷ và vô tình tạo nên sự ham muốn chiếm hữu nhiều hơn, đặc biệt là khơi nguồn cho mâu thuẫn và chiến tranh.

Khi thấy những người Kogi hay cầm một các ống bằng gỗ đựng vôi và dùng cái que gỗ xoay vòng cho vôi tan thành bột và lâu lâu lại chấm vào lưỡi, ký giả Alan Ereira hỏi vị trưởng lão:

– Thưa Trưởng Lão, người có thể giải thích cho chúng tôi biết rõ ý nghĩa của hành động đó được không?

Vị trưởng lão đáp:

– Hành động đó rất có ý nghĩa vì nhắc nhở mọi người trong chúng tôi luôn luôn ghi nhớ cần trau dồi, mài giũa Thân và Tâm để hiểu rõ đời sống một cách đúng đắn và vẹn toàn – Cũng chính nhờ vậy mà mỗi người đều ý thức được những việc khác kỳ diệu, phi thường hơn.

Ngoài ra, vị trưởng lão còn chia sẻ thêm rằng:

Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những gì trái với thiên nhiên. Sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người cũng bị ảnh hưởng. Chính vì sống trái quy luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh tật kỳ lạ xuất hiện.

Bộ tộc Kogi cũng không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ cha mẹ, ông bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lão cho những thanh niên. Nhóm ký giả đã ghi lại được cách Trưởng Lão dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ý thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩ gì khác”.

Theo quan niệm của chúng tôi thì sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh

Ngoài ra, Khi được khoảng 20 tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lão trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây, họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong 7 đến 9 năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy ngẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lão có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài để suy gẫm.

Ký giả Alan Ereira kết luận:

Trong suốt 9 năm ngồi quan sát sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con người với con người và con người với sinh vật, người Kogi đã học được cách biết tôn trọng thiên nhiên. Họ biết ý thức về sự sống tràn đầy trong thiên nhiên, từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng bé nhỏ, từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các dòng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng… Tâm thức họ tràn đầy các hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết… Và khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá, con người đã có ý thức rất sâu xa về mình , về sự tương quan giữa mình và mọi vật. Khi đó họ mới được công nhận là đã trưởng thành, có thể lập gia đình hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lão để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này. Danh từ “Trưởng Lão” của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người thông thái (wise man) mà thôi”.

Người ta chỉ cần bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ, nhưng không thể sống mà thiếu ý thức về mình được.

Đặc biệt, nếu muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lão, một thanh niên còn phải học hỏi trong nhiều năm. Một trong những phương pháp quan trọng là tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức vũ trụ”, nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Đa số các Trưởng Lão thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên, vì đối với họ việc tĩnh tâm là mục đích chính của đời sống. Các nhu cầu như ăn uống chỉ là phụ thuộc. Người ta chỉ cần bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ, nhưng không thể sống mà thiếu ý thức về mình được.

Một vị Trưởng Lão cho biết: “Vũ trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Nếu có thể giao cảm với với vũ trụ thì người ta không cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi 9 năm trong động đá không phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đòi hỏi người ta phải nỗ lực tìm hiểu về chính mình, tìm hiểu về các quy luật vũ trụ. Khi đã hiểu các quy luật một cách sâu xa thì con người sẽ không làm trái với nó. Sở dĩ con người làm việc sai trái vì họ không hiểu biết, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và dựa trên những giá trị giả tạo.  Sống như thế không thể gọi là sống. Đó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đã chết từ lâu rồi!”.

Khi đã hiểu các quy luật một cách sâu xa thì con người sẽ không làm trái với nó.

Cũng bởi vậy, đối với người Kogi mà nói, việc chết cũng rất giản dị và tự nhiên. Khi cảm thấy đã đến lúc phải ra đi, một người già thường tìm một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết. Họ không làm đám tang, gia đình cũng không than khóc như những bộ lạc khác. Họ cho rằng đó là một việc bình thường, là quy luật của tạo hóa.

videoinfo__video3.dkn.tv||a5044c6c1__