Hiền, nhân viên cấp dưới của tôi, sau một lần gặp sự cố vi phạm quy tắc công ty, trong lòng thấp thỏm, lo lắng đến gặp tôi nói: “Chị ơi, em nghĩ em đã làm sai một việc mà em không dám chắc có ảnh hướng đến việc đánh giá năng lực làm việc của em hay không?”

Có những thứ xảy ra trong một đời người cứ tưởng rằng đang đi theo những gì chúng ta muốn và hoàn toàn có thể kiểm soát được nó, nhưng thực tế khó mà kiểm soát được. Làm sao chúng ta có thể lý giải được điều này?

Khi chúng ta muốn kiểm soát

Hiền là một trong những nhân viên có năng lực nhất trong đội ngũ của tôi. Mọi việc dường như rất suôn sẻ, cô làm việc một cách tích cực và hăng say để phấn đấu trở thành một nhân viên xuất sắc của năm. Bên cạnh đó, cô cũng rất giỏi về các hoạt động thể thao của công ty, đã đón nhận được nhiều biểu dương và cổ vũ của mọi người.

Nhìn nhận một cách biện chứng không việc gì là Hiền không thể kiểm soát được. Xu hướng kiểm soát ở Hiền chính là mong muốn mình có thể thay đổi và tác động lên sự vật hiện tượng diễn ra theo ý của mình. Đây cũng là xu hướng chung của xã hội hiện nay khi mà thỏa mãn nhu cầu cá nhân ngày một tăng và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Trong cuốn sách “Quyền Năng Bí Ẩn” của tác giả Lê Trần Bảo Phương, đã nêu ra 3 nhân tố chính có ảnh hưởng đến hành vi của con người dựa trên nhu cầu cá nhân, kiểm soát bản thân để đạt được mục đích bằng mọi giá bao gồm sự tồn tại, vật chất và quyền lực.

Nếu phân tích từng nhân tố một chúng ta sẽ thấy rõ bản chất bên trong của nó.

  • Sự tồn tại: Quan niệm con người thời nay là “không cạnh tranh thì không thể tồn tại”, một nhu cầu tự nhiên và giúp cho con người cảm thấy an toàn.
  • Vật chất: Vì muốn một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi và sung sướng hơn, con người trước tiên nghĩ đến lợi ích cho bản thân. Kiếm nhiều thì có thể đạt được những cơ sở cơ bản này. Khi có được những cơ bản “cần có”, con người lại tiếp tục muốn kiếm nhiều hơn nữa để mua nhà lớn, xe hơi đời mới, v.v… và làm trái lương tâm “phải thủ đoạn mới kiếm được nhiều tiền, muốn gì có đó” lúc nào không hay.
  • Quyền lực: tức là thèm muốn sức mạnh thống trị hoặc gây ảnh hưởng đến người khác và điều chỉnh hành vi của người khác.

Những quan niệm này đã làm con người dần dần đánh mất đi cái “chất Chân” thay vào đó là “tranh đấu” ‘một mất một còn’. Nhiều người trong số chúng ta không thể nhận ra vì “tranh đấu” mà đang tổn hại đến người khác. Đó là vì xã hội đang biến con người trở nên như thế.

Một câu chuyện rất gần gũi với người Việt chúng ta nói lên “tâm địa độc ác” của một con người đó là “mẹ kế” của Tấm trong câu chuyện “Tấm Cám”. Vì sự tồn tại, vật chất và quyền lực, mẹ con Cám đã dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu Tấm.

Tuy nhiên, ngược lại với sự mong muốn có được điều này điều khác nhưng không thể đạt được những gì chúng ta muốn. Chúng ta giải thích được vì sao kết cuộc lại không theo ý của Hiền cũng như mẹ con nhà Cám?

Ảnh minh họa. (Nguồn: Yogaccord)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yogaccord)

Khi chúng ta không thể kiểm soát

Một ngày nọ, một nhân viên trong công ty đã đến hỏi Hiền giúp đỡ việc mua hàng online (Đây là trang web mua hàng giá rẻ chỉ dành riêng cho nhân viên công ty). Người nhân viên ấy đến nói với cô rằng: “Anh cần một vài món đồ, mà đã hết đặc ân công ty cho một nhân viên. Em có thể giúp anh mua vài món được không?”. 

Thật ra suy nghĩ của Hiền cũng đơn giản, có thể giúp được đồng nghiệp lại kiếm được một ít tiền nên giao tài khoản mua hàng của cô cho người đồng nghiệp đó. Ngay chính thời điểm này Hiền đã không thể kiểm soát được người đồng nghiệp kia đang ‘lợi dụng’ cô. Mặc khác, chỉ vì một chút lợi nhỏ đã khiến cho Hiền không những bị kỷ luật mà còn giáng hạ thành tích đã nổ lực và bỏ nhiều công sức trong suốt một năm qua.

Đối với vấn đề này, Hiền mất đi tính kiểm soát và không thể nhận ra hành vi đó là “sai lầm”, cũng bởi do lợi ích nhỏ nhoi này. Hiền đã lâm vào trạng thái vô cùng đau khổ và mệt mỏi. Tôi quan sát vào những ngày đầu làm việc của Hiền sau sự cố, thấy rằng biểu hiện và tâm thái của Hiền bất ổn định, không tập trung trong công việc.

Với mẹ con nhà Cám cũng như thế, mưu mô xảo quyệt, đã giết Tấm để trọn hưởng cuộc sống giàu sang, phú quý. Họ cho rằng họ có thể bức hại Tấm, không nghĩ đến hành vi và nhân cách xấu xa ấy sẽ dẫn đến một kết cuộc thảm thương.

Trên thực tế, xã hội ngày nay xuất hiện nhiều hành vi bất chính hơn nữa, chẳng hạn như hối lộ, gian dối, lách luật, trộm cướp, lật lọng, thị phi, v.v… Mục đích cũng chỉ là “TIỀN” mà không thể kiểm soát được bản thân, bước đi chân chính.

Thế thì chúng ta sống như thế nào để tránh khỏi những tình huống “không thể kiểm soát”?

(Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)

Cách sống gần với đạo

Cuộc sống cứ tưởng chừng nằm trong sự kiểm soát của chúng ta, nhưng có những điều chúng ta không thể kiểm soát. Ra đường dù cẩn thận thế nào cũng bị xe hơi tông, đang sống vui vẻ thì bệnh tật đến, sống tốt thế nào cũng bị người khác hãm hại, v.v… Chúng ta khó mà lý giải được hết những điều này. Tuy nhiên, tôi tin vào “Luật Nhân Quả”. Sống tốt thì “tích đức”, làm việc xấu thì “tích nghiệp”.

Theo nhân sinh quan của đạo Phật thì tất cả mọi sự vật hiện tượng hiện hữu trên cuộc đời này đều vận hành theo quy luật vô thường. Mọi thứ trên đời này đều có luật nhân quả.

Ví như chúng ta gieo hạt giống nào thì chúng ta gặt được hạt ấy. Hiền gieo kiếm chút lợi nhỏ gặt kỷ luật, giáng hạ thành tích, còn mẹ con nhà Cám “gieo gió gặp bão” gieo ác gặp tai ương. Tấm có lòng tốt, cao cả nên Tấm đã được Ông Bụt (Thần) giúp đỡ và thoát nạn, được trọn đời hạnh phúc bên nhà Vua.

Pháp sư Hư Vân, một vị cao tăng thời cận đại, từng nói: “Khi tu hành phải biết buông xả tất cả thì mới có thể vào đạo, nếu không làm được như vậy thì chỉ mất công vô ích mà thôi.”

Nỗi khổ của con người suy cho cùng là “không thể buông bỏ”, càng kiếm được nhiều lại càng muốn được nhiều hơn, rõ là “lòng tham vô đáy”. Có người sẽ cho rằng chúng ta là người thường, không phải là người tu hành, nên theo quy luật của đời thường. Cuộc sống sung sướng là có tội?       

Nếu chúng ta suy nghĩ sâu xa một chút đời người không bao giờ là bằng phẳng, phải có lúc vấp váp, sóng gió, thăng trầm và không một ai bước đi trên con đường trải toàn hoa hồng. Nếu cứ theo quy luật “sống còn” của xã hội thì chẳng lúc nào chúng ta được yên thân, cả một đời tranh đấu ngược xuôi. Vì những điều không hay xảy đến, tâm trí con người thường chẳng thể bình an, tinh thần bất bình ổn “lo lắng”, “run sợ”, “mất bình tĩnh”, cảm thấy cuộc sống thật bức bách, cảm thấy mình không đủ khả năng, không còn đủ sức để chịu đựng, không thì chiến đấu tới cùng, thậm chí không thể kiểm soát bản thân mà làm những điều xấu tệ hại hơn…

Khi lựa chọn cách “buông bỏ”, thứ được giải phóng đầu tiên chính là tâm trí con người đang tự quấn mình vào những sợi xích vô hình mà cuộc đời tạo ra.

Đi theo quan niệm của nhà Phật “xả bỏ”, thì cả tâm lẫn thân chúng ta không còn vướng bận mà còn trở nên thanh thản, nhẹ nhàng với cuộc sống.

Vì tư tưởng bấn loạn, không làm chủ được cảm xúc nên Hiền mới không tập trung vào công việc và cũng đã khiến cô “bế tắc” không tìm được lối thoát cho mình. Và rồi cô đã tìm đến tôi để hỏi mức độ ảnh hưởng của sự việc này đối với công việc của cô. Tôi nói: “Sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến công việc của em ngoại trừ em lặp lại hành vi không tuân thủ “tính trung thực và liêm khiết” của công ty.”, đồng thời tôi cũng động viên Hiền: “Em không cần phải suy nghĩ nhiều nữa. Mọi việc sẽ ổn nếu em bước đi chân chính trên đôi chân của mình. Dùng tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” là thước đo cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh để thoát khỏi những bi thương và đau khổ.”

Nói vậy không có nghĩa là chúng ta buông xuôi tất cả.

(Ảnh: Pháp Luân Đại Pháp)
(Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài thiền định. Ảnh: Minhhui)

Khác biệt giữa buông xuôi và buông bỏ

Tôi nhìn thấy rất nhiều người bị thất bại trong cuộc sống buông xuôi tất cả, không thiết tha gì với cuộc sống này nữa, mặc kệ muốn ra sao thì sao. Như thế thì cuộc sống càng trở nên bí bách, đau khổ, “không lối thoát”. Mỗi ngày trôi qua càng làm con người ta trở nên mất lòng tin ở chính mình, mất đi lý trí và ý chí vươn lên.

Vậy ý “buông bỏ” là gì? Chúng ta vẫn phải đương đầu và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta đang sống ở đời thường, hợp với cách thức của đời thường, nhưng “buông bỏ” tự tư tự lợi, “buông bỏ” chấp trước, “buông bỏ” vọng tưởng,… tự dưng chúng ta sẽ nhìn thấu tất cả các việc, con đường nào là con đường chúng ta nên đi, sống thế nào là sống đúng với bản chất của mình… để không chìm vào bể khổ hay dấn thân vào những điều tệ hại hơn để gây tổn hại cho chính mình và cho người khác.

Tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết” Rinpoche đã viết về học cách buông xả: “Và đây là những bi kịch và trớ trêu khi chúng ta cố nắm giữ mọi thứ, bởi vì không những điều đó chúng ta không thể làm được mà còn làm cho chúng ta rất đau khổ khi chúng ta tìm cách để trốn tránh nó”.

Ảnh minh họa. Tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng, vui với cuộc sống (Ảnh: Uweekly)
Ảnh minh họa. Buông bỏ để tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng, vui với cuộc sống (Ảnh: Uweekly)

Kết luận

Trong câu chuyện “Tái Ông Thất Mã” đã kể về một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ đã điềm tĩnh trước những biến động của cuộc đời.

Một hôm con trai ông vì lơ đễnh nên để mất con ngựa. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”.

Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:  “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, một lần con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.

Sau khi kể câu chuyện trên, sách Hoài Nam Tử đưa ra luận điểm: Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó.

Liên hệ với đời sống hàng ngày của chúng ta, mỗi bước chúng ta đi dù chông gai, bão tố thế nào chúng ta cũng tìm thấy giải pháp để thoát khỏi sự bế tắc và những lo toan không cần thiết miễn là không cố tạo áp lực cho mình, mà hãy để sự việc diễn ra một cách tự nhiên. Trong chừng mực nào đó, hãy để mọi điều xảy ra như nó phải như thế, song điều quan trọng là hãy loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực hoặc tư tưởng bất hảo, không chân chính vì tâm trí càng thuần tịnh thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Hahna Nguyễn

Xem thêm: