Cha mẹ thường quan tâm và lo lắng đến tương lai của con. Sự lo lắng thúc đẩy họ tìm kiếm các phương pháp giáo dục phổ quát nhất nhằm giúp con xây dựng sự nghiệp thành công và sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng thế giới đang thay đổi, và các quy tắc thành công cũ không còn phù hợp nữa.

Bright Side đã tìm hiểu chủ đề này và chọn những sai lầm nuôi dạy con cái có hại nhất, có khả năng gây ra vấn đề nghề nghiệp cho trẻ em trong tương lai. Tác giả của bài viết là một nhà tâm lý học. Cô sử dụng các ví dụ từ thực tiễn nghề nghiệp của cô, sau khi thay đổi tên khách hàng của cô và một số chi tiết trong câu chuyện của họ.

1. Buộc con đưa ra quyết định về sự nghiệp tương lai của chúng

Việc cho rằng một người nên theo đuổi duy nhất một nghề nghiệp trong cả đời của họ có khả năng không còn đúng nữa. Một số nghề nghiệp hiện đại không hề tồn tại vào thời điểm 10 năm trước đây, trong khi nhiều nghề khác trước đây thịnh hành thì giờ đã biến mất.

Từ nhỏ, Minh thích nghịch máy tính và thích tìm hiểu xem các chương trình máy tính khác nhau hoạt động như thế nào. Nhưng bố mẹ anh lúc đó cho rằng sở thích của anh là có hại. Cho đến một hôm, anh ấy tìm thấy các khóa học trực tuyến về phần mềm kiểm tra và tham gia khóa học, và bây giờ anh đã rất thành công trong lĩnh vực này.

Liên, 37 tuổi, làm việc với vị trí là cán bộ xã hội học trong một công ty tư vấn lớn. Tuy nhiên, sau khi sinh con trai, cô không thể dành nhiều thời gian cho công việc như trước đây. Liên từng yêu thích nhiếp ảnh, và cô đã làm chủ niềm đam mê của mình trong thời gian nghỉ thai sản.

Cô bắt đầu bằng cách chụp những bức ảnh khác thường của con mình, và sau đó cô bắt đầu chụp ảnh cho những đứa trẻ của bạn bè và người quen của mình. Sau một vài năm, Liên mở studio ảnh của riêng mình. Cô kiếm được ngang bằng với chồng bây giờ và cô đã cân bằng thành công giữa cuộc sống nghề nghiệp của mình với việc chăm sóc gia đình.

2. Không cho phép con mình mắc lỗi

Nhiều ông bố bà mẹ thuộc tuýp người hoàn hảo thường cố gắng hoàn thiện bản thân tốt nhất có thể. Đồng thời họ cũng đòi hỏi ngày càng nhiều hơn từ con cái – tranh của đứa trẻ luôn không đủ đẹp, giường của chúng không gọn gàng, hoặc chúng học không đủ chăm chỉ.

Đứa trẻ liên tục bị phê phán và la mắng, nhưng chúng không có cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình. Con cái của cha mẹ hoàn hảo hoặc lớn lên thành người cầu toàn hoặc biến thành người có lòng tự trọng thấp và thiếu tự tin. Và như chúng ta biết, cả hai kết quả này đều không tốt cho sự nghiệp tương lai của chúng.

Mẹ luôn nói với An “con thật bừa bộn! Hãy nhìn Mai, con bé ấy luôn luôn sạch sẽ”. Tất cả những nỗ lực của An đều trở nên giống Mai hơn, và cuối cùng mẹ cô lại chỉ trích cô nhiều hơn. Nhưng mẹ An không bao giờ cho cô cơ hội điều chỉnh hành vi và học cách xử lý những công việc đơn giản. Hiện tại An đã 25 tuổi và cô vẫn so sánh mình với người khác. Không cần nói thì chúng ta đều biết rằng cô ấy không bao giờ chiến thắng trong việc so sánh này.

3. Dạy con tiết kiệm tiền

Thế giới không đứng yên, và những cách để kiếm tiền hoặc tiết kiệm tiền trong quá khứ nhiều khi không thể áp dụng cho ngày nay. Không ai biết chúng ta sẽ cần những kỹ năng nào để tồn tại trong điều kiện kinh tế mới trong tương lai.

Đó là lý do tại sao nên dạy trẻ em của chúng ta linh hoạt và nhạy bén để thay đổi, hơn là chỉ biết tiết kiệm tiền.

Ông nội của Giang, đã tiết kiệm tiền cả đời để “phòng khi cần đến”. Nhưng cuối cùng tất cả các khoản tiết kiệm của ông đã mất giá trị vì cuộc khủng hoảng tài chính. Việc này được Giang chứng kiến từ nhỏ đến khi cô lớn lên. Vì thế bây giờ, cô luôn cho rằng nền kinh tế sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Với cô đầu tư tốt nhất là đầu tư vào kỹ năng và kiến ​​thức của riêng mình.

4. Không để trẻ em bày tỏ cảm xúc

Đôi khi, người lớn cố gắng thuyết phục một đứa trẻ rằng cảm xúc của chúng là sai – những vết bầm tím không gây đau đớn, nổi giận với đứa trẻ đánh mình bằng đồ chơi trong hố cát là đáng xấu hổ, và cảm thấy buồn ngay cả khi trẻ có lý do cho để buồn thì vẫn là sai.

Tất nhiên, các bậc cha mẹ cố gắng thay thế cảm xúc thực của những đứa trẻ bằng những cảm xúc dễ được “chấp nhận” hơn bởi vì họ có ý tốt và muốn nuôi dạy con đúng cách. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng một trong những kỹ năng chính của người hiện đại là khả năng nhận biết và quản lý cảm giác, cảm xúc và nhu cầu của họ.

Khanh đã 37 tuổi, nhưng cô vẫn còn nhớ việc mẹ cô bắt cô tặng con búp bê xinh đẹp của mình cho một cô bé khác. Mẹ nói “Thật sai lầm khi quá tham lam, và cô không nên cáu kỉnh vì một món đồ chơi ngu ngốc”. Khanh không bao giờ lấy lại được con búp bê của mình. Cô cũng đã dành rất nhiều thời gian để học cách nói “không” với những người “hay nhờ vả” kể cả sếp và đồng nghiệp. Và mỗi lần cô từ chối làm điều gì đó, Khanh đều cảm thấy có lỗi.

5. Không đứng lên bảo vệ con trước mặt người lạ

Mỗi đứa trẻ cần biết rằng trong mọi cuộc xung đột và bất kể chuyện gì xảy ra, cha mẹ chúng sẽ công bằng và không hoàn toàn tin tưởng vào lời nói của một giáo viên, một hiệu trưởng hoặc một người hàng xóm.

Khi cha mẹ cho phép con cái tự đứng lên trước những người có thẩm quyền, nếu một đứa trẻ sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình, việc này sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng lành mạnh và phát triển ý thức trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.

Hoa được nuôi dưỡng bởi bà ngoại, bà thường xuyên nói một câu “Nhưng người khác sẽ nghĩ gì?” Bà ngoại rất chiều Hoa và chỉ muốn điều tốt nhất cho cô, nhưng bà không ngừng nhắc cô phải chú ý về dư luận xung quanh. Hoa vẫn chưa học được cách đưa ra quyết định của riêng mình và ngay cả khi cô bé chọn một món tráng miệng, cô bé cũng phải hỏi ý kiến ​​của bạn bè.

6. Lấy người thành công làm ví dụ

Mỗi thế hệ đều có những anh hùng của riêng mình mà những người trẻ cố gắng học theo. Trong những thập kỷ gần đây, những câu chuyện về thành công cá nhân của những người giàu có và có ảnh hưởng được lưu truyền rất rộng rãi.

Mặc dù có vẻ như chúng ta học theo cách họ sống và trở nên hạnh phúc, nhưng mọi thứ lại không dễ dàng như vậy vì một số lý do nào khác. Nếu không thì tất cả những người đọc sách của họ đã thành công trong việc kiếm tiền cho mình.

Tuấn yêu thích máy tính từ nhỏ. Một lần, cha anh đọc cho anh nghe câu chuyện về Steve Jobs và kể từ đó, thiên tài máy tính trẻ tuổi này bắt đầu thu thập tất cả thông tin về Apple mà anh có thể tìm thấy.

Đến lúc thi đại học, Tuấn quyết định rằng anh không cần học đại học, bởi vì Steve Jobs đã thành công mà không cần học ở đó. Nhưng cuối cùng sau một thời gian cố gắng, anh vẫn phải đi học đại học để được thăng chức. Và bây giờ Tuấn vẫn thường nói đùa, những gì tốt cho Steve Jobs, là một sự lãng phí thời gian cho một anh chàng bình thường.

Theo Bright Side
Kim Cương biên dịch

Video: Phim tài liệu về mổ cướp nội tạng được công chiếu tại Hội nghị Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo

videoinfo__video3.dkn.tv||ddf5cfb25__