Xã hội luôn không ngừng phát triển, nhất định sẽ đào thải những người không chịu cố gắng. Vậy làm thế nào để không bị đào thải? Chỉ cần bạn không ở trong 8 kiểu người này thì có thể ‘gối cao ngủ yên’.

1. Người không học tập ngoài 8 giờ làm việc

Khung thời gian 8 giờ làm việc và học tập trong ngày của mọi người là như nhau, nhưng hiệu quả sử dụng thời gian của người thành đạt và những người bình thường xem ra là khác nhau.

Sự khác nhau giữa người với người là sử dụng thời gian ngoài 8 giờ làm việc như thế nào. Người có thời gian sẽ không thể thành công, người tận dụng thời gian mới có thể thành công.

Trong thời gian 8 giờ quyết định hiện tại;

Ngoài thời gian 8 giờ quyết định tương lai.

Bạn nghĩ tưởng về một cuộc sống như thế nào thì nó sẽ là như vậy.

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ. Có học thức, cơ hội việc làm sẽ đến nhiều hơn, các mối quan hệ xã hội mở rộng, vững bước hội nhập vào thời đại phát triển mới.

Một số người cho rằng tốc độ phát triển hiện nay nhanh quá, đó không phải vì xã hội đang phát triển quá nhanh, mà là do tốc độ của nhận thức và khả năng chưa theo kịp với tốc độ của sự phát triển xã hội.

Hai điều đáng tiếc nhất trong đời: hết yêu sau kết hôn và ngưng học sau tốt nghiệp

Học giỏi chưa chắc đã thành đạt, nhưng không học chắc chắn sẽ không có sự thành công ổn định.

Từ chối học tập chính là từ chối trưởng thành.

Bố mẹ nếu thiếu hiểu biết, con cái sẽ thiếu sự dạy bảo, thiếu định hướng cho tương lai, còn tạo ra khoảng cách về tri thức giữa các thế hệ trong gia đình.

Vợ chồng chênh lệch nhau quá lớn về trình độ, tạo nên sự lạc điệu trong tâm hồn, khó có sự cảm thông với nhau trong công việc và trong cuộc sống.

Cho dù đã rời ghế nhà trường, nếu không tiếp tục duy trì học tập, củng cố kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội, chúng ta sẽ thiếu sự chủ động, sáng tạo trong công việc, sẽ bị sàng lọc bởi quy luật đào thải đang ngày càng trở nên khốc liệt. Và hơn thế nữa, còn đánh mất nhiều cơ hội khởi nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số.

Thành công = 40% ý tưởng + 40% quan hệ + 20% năng lực

Hãy tham khảo công thức trên để tìm thấy chỗ còn thiếu sót của mình, thiếu gì thì bổ sung cái đó. Xã hội cần cái gì thì học cái đó, không thể chỉ học cái mình thấy hứng thú, mà phải học cái có ích lợi cho xã hội, có mục tiêu thành công cá nhân.

Người học cần có mục tiêu hướng tới sự thành công, tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội chứ không nên đầu tư học hành vì mục tiêu ngắn hạn hoặc ngẫu hứng nhất thời.

Học tập xưa nay quý ở chỗ có ý chí bền bỉ. (Ảnh minh họa: marry.vn)

2. Người phản ứng chậm chạp với những sự việc mới

Bất kỳ sự việc mới nào ra đời đều gắn liền với cơ hội kinh doanh to lớn.

Bất kỳ sự việc mới nào ra đời đều lặng lẽ đến trong sự phản đối, hoài nghi và cự tuyệt.

Những sự việc mới của thế kỷ 21 nhất định có liên quan đến xu thế, mà xu thế không thể dùng mắt mà nhìn thấy được, mà phải dùng tầm nhìn để phán đoán.

Ai nắm bắt được xu thế thì sẽ nắm bắt được tương lai.

Người không học tập thì sẽ lấy suy luận làm kết luận, dùng kiến thức cũ của mình phán đoán tương lai.

Đối với sự việc mới, nhìn mà không thấy, bên tai mà chẳng lọt tai thì cuối cùng sẽ bị xã hội đào thải.

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, nếu không duy trì cập nhật kiến thức mới sẽ dễ ngộ nhận những suy luận là kết luận và tự hạn chế tương lai của chính mình.

3. Người đơn thương độc mã

Thế kỉ 21 là thời đại sức mạnh cá nhân nhường vị thế cho sức mạnh tập thể. Để làm được những việc lớn lao, cần có sự chung sức của cả một tập thể.

Người có số đông ủng hộ là người có thị trường.

1+1=2 là số học, 1+1=11 là kinh tế học

Câu chuyện bó đũa cho ta thấy rất rõ về kết quả của sự hợp lực và đoàn kết. Thật dễ dàng cho ai đó bẻ từng chiếc đũa một, nhưng khi gộp chung những chiếc đũa lại thì không sức mạnh nào có thể bẻ gãy được.

Những người đơn thương độc mã thật khó để có những thành công thực sự. (Ảnh minh họa: facebook)

4. Người tâm lý yếu đuối dễ bị tổn thương

Sự việc lớn hay nhỏ không quan trọng mà quan trọng là ở cách nghĩ, cách nhìn của bạn về sự việc đó.

Bản thân sự việc không gây tổn hại mà cách nghĩ của bạn có thể gây hại cho chính bạn.

Như câu chuyện về một hòa thượng cõng một phụ nữ qua sông vì cô muốn qua sông nhưng không dám lội xuống nước. Vị đệ tử của ông ta cứ thắc mắc mãi trong lòng và sau một hồi đắn đo, cuối cùng hỏi sư phụ vì sao một người xuất gia lại có thể cõng một phụ nữ qua sông như vậy. Vị hòa thượng ôn tồn đáp: “Ta đã đặt cô ta xuống từ lâu rồi, còn con vẫn chưa bỏ được cô ta ra khỏi đầu sao?”

Một lần khác, vị hòa thượng và đệ tử lại gặp cô gái nọ bên bờ sông. Vị đệ tử vội vàng chủ động cõng cô qua sông. Cô gái khen chú tiểu có sức khỏe cường tráng hơn vị hòa thượng và nhờ chú tiểu cõng tới cửa nhà. Đến trước cửa nhà, một người đàn ông to lớn mặt đen dữ tợn từ trong nhà đi ra và đánh cho chú tiểu một trận. Vị hòa thượng từ từ đi đến và thở dài nói rằng: “Con đặt cô ta xuống quá muộn rồi!”

Chú tiểu này bị chính cách nghĩ của mình gây ra nỗi thống khổ cả về tinh thần lẫn thể xác. Nhưng đó cũng là con đường phải trải qua tôi rèn, như thép trải qua nung đỏ trong lò, qua hàng trăm nhát búa, rồi qua nước lạnh mới thành những món đồ sắc bén hữu ích.

5. Người chỉ có một kĩ năng bình thường, không có sở trường nào

Cũng giống như câu chuyện về mèo và chuột. Mèo hỏi chuột: “Thời đại này là thời đại nào rồi, đến một kỹ năng cũng không có thì liệu có thể tồn tại không?”

Chúng ta thấy, rất nhiều ngành nghề cũ dần dần biến mất, và nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Thế nên, chỉ một kỹ năng bình thường rất dễ bị làn sóng hiện đại hóa đào thải. Người trí tuệ là khi làm một chuyên môn vẫn học hỏi thêm các kỹ năng khác, gọi là nhất chuyên đa năng.

Không có nguy cơ nào là nguy cơ lớn nhất, tự mãn bản thân mới là nguy hiểm nhất.

Khi đang đắc ý hãy tìm cho mình con đường rút lui, chớ để đến khi thất ý mới đi tìm lối thoát.

6. Người tính toán những điều trước mắt, tầm nhìn thiển cận

So đo, tính toán những điều thiển cận trước mắt sẽ bỏ lỡ mất nhiều cơ hội lớn. Cũng như chỉ tập trung kiếm những món tiền nhỏ thì bỏ lỡ cơ hội kiếm khoản tiền lớn.

Không có tầm nhìn xa thì chỉ có thể tìm thấy cửa tử.

Sự đầu tư tốt nhất, ít rủi ro nhất trên thế giới này chính là đầu tư vào học tập.

Học tập mang lại tầm nhìn xa trông rộng và biết cách định hướng cho tương lai.

Sự đầu tư tốt nhất, ít rủi ro nhất trên thế giới này chính là đầu tư vào học tập. (Ảnh minh họa: facebook.com)

7. Người có trí tuệ cảm xúc thấp

Nhiều người trở mặt nhanh hơn lật trang sách.

Cổ nhân nói: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” (Tạm dịch: Không nhịn được việc nhỏ nhặt, sẽ làm hỏng việc lớn).

Khi nổi nóng thì phúc khí tiêu tan.

Chỉ số thông minh IQ của một người mà cao có thể tìm được một công việc tốt.

Chỉ số cảm xúc EQ của một người mà cao thì có thể có một tương lai tốt đẹp.

Chỉ số vượt khó AQ của một người mà cao sẽ có thể đạt được thành tựu lớn.

Người khi gặp việc khó thì e ngại, lảng tránh, những người này sẽ khó đạt được thành công, một việc cũng khó thành.

Người dám đối mặt với các vấn đề khó và họ sẽ là những người thành công.

Người là đốt đuốc tìm việc khó, những người này sẽ là những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn.

Các nhà tâm lý học đã tổng kết 4 loại trí tuệ cảm xúc như sau:

Người có năng lực, dễ nóng tính – Có tài mà chẳng thành công;

Người có năng lực, không nóng tính – Mọi việc đều trôi chảy;

Người không có năng lực, dễ nóng giận – Một việc cũng không thành;

Người không có năng lực, không nóng giận – Có quý nhân trợ giúp.

8. Người có quan niệm và kiến thức lệch lạc

Thực phẩm đã hỏng thì không thể ăn, quan niệm lệch lạc thì không thể áp dụng.

Tự cho mình là đúng, không cho rằng (người ta) là đúng, có tuổi hơn tự coi là bề trên, cổ hủ quen thói xưa cũ, không hòa nhập, mỗi tình huống xử lý ngày một kém đi.

Không phải bạn đã chiến thắng bao nhiêu người, mà là bạn đã giúp được bao nhiêu người. Học cách giúp đỡ người khác là kỹ năng cơ bản dẫn đến thành công.

Kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình

Người thành công dựa vào yếu điểm thì cũng thất bại vì yếu điểm.

Người thành công dựa vào khuyết điểm thì cũng thất bại vì khuyết điểm.

Thành công là phát huy các ưu điểm, thất bại là tích lũy các khuyết điểm.

Theo Cmoney
Tâm Kính biên dịch