Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những quy tắc người lớn đặt ra để cấm đoán trẻ. Liệu những định kiến đó có đúng? Để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành, cha mẹ luôn phải nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng giữa việc để trẻ tự do phát triển với những quy tắc của cuộc sống.

Cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng và việc áp đặt quan điểm của người lớn đối với trẻ, yêu cầu trẻ tuân thủ nguyên tắc của mình đôi khi sẽ phản tác dụng, gây những căng thẳng trong cuộc sống. Bright Side đã tổng hợp ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm của cha mẹ thông thái về những điều mà chúng ta không nên cấm con mình.

1. Cấm trẻ làm rách, vấy bẩn quần áo 

Thật không may cho những bậc cha mẹ trong tình huống này, bởi cách tốt nhất để trẻ tìm hiểu về thế giới bên ngoài là chạy nhảy và khám phá môi trường xung quanh. Tất nhiên vào những lúc này, đứa trẻ sẽ quên hết bộ quần áo của chúng có giá bao nhiêu, cũng như thương hiệu trên nhãn áo phông mà chúng đã làm dơ khi lăn lộn trên cỏ.

Nếu bạn tức giận bởi phải bỏ đi những bộ quần áo đắt đỏ mà trẻ không thể mặc được nữa, thì có lẽ tốt hơn bạn nên chia tủ quần áo con trẻ thành một loại để đi chơi và một loại cho các sự kiện quan trọng.

2. Cấm trẻ ăn vặt

Nói thật lòng: hầu hết mọi đứa trẻ đều thích đồ ăn vặt – tất cả những món ăn mặn nhẹ, bánh rán béo ngậy và đồ ngọt sẽ để lại vết dính trên tay, sau đó chúng sẽ đi khắp nhà và chạm vào mọi thứ xung quanh. Khi cha mẹ cấm trẻ ăn những loại thức ăn này, nó sẽ trở thành một điều cấm kỵ trong suy nghĩ của  trẻ và chúng sẽ lén lút ăn ngay ngay khi có cơ hội.

Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng thỉnh thoảng cha mẹ nên mua đồ ăn vặt cho con để trẻ hiểu rằng chúng có thể có một gói khoai tây chiên ở nhà mà không cần phải dấm dúi vội vã ăn cả túi. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ không nghĩ đến việc giấu một túi kẹo để bí mật ăn.

3. Cấm trẻ tiêu tiền vào những thứ vô bổ

Theo một cuộc khảo sát, trẻ em ngày nay thường dành tiền cá nhân để đi chơi với bạn bè, mua hoặc tải xuống các ứng dụng, mua đồ chơi, quần áo hoặc giày dép, cũng như mua đồ ăn hoặc trả phí vận chuyển. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng thật lãng phí khi tiêu tiền vào những thứ vô bổ, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế trẻ mua hàng không cần thiết bằng cách cấm đoán và khuyên nhủ. Tuy nhiên, trên thực tế cha mẹ không nên làm điều này vì lý do sau:

  • Trước hết, một khi bạn đã đưa tiền cho con, nó sẽ trở thành tài sản của chúng. Và chúng là người có quyền quyết định chi tiêu số tiền này vào việc gì. Đặc biệt trong các gia đình mà trẻ nhỏ được trả tiền khi làm việc nhà thì điều này càng trở nên quan trọng hơn.
  • Thứ hai, việc chi tiêu này có thể hữu ích cho một đứa trẻ khi chúng tiêu tiền vào những điều vô nghĩa và sau đó cảm thấy hối tiếc. Bằng cách này chúng sẽ học được cách kiểm soát chi tiêu của mình và phân biệt được giữa sở thích tức thời với những nhu cầu và mong muốn thực sự quan trọng.

4. Cấm trẻ nghỉ ngơi, vui chơi

Các nhà tâm lý học thực sự e ngại rằng trẻ em hiện nay đã trở nên lo lắng, mệt mỏi và chán nản hơn nhiều so với các thế hệ trước. Một phần là trong thực tế nhiều trẻ phải tham gia vào những ‘cuộc đua’ thành tích. Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy ở trường ngày càng khó, khối lượng bài vở nhiều, áp lực từ thầy cô, cha mẹ,…khiến trẻ bị áp lực lớn, gây tâm lý không ổn định.

Đó là lý do tại sao một đứa trẻ hiện đại có nhu cầu không phải làm gì. Nếu trẻ có thời gian rỗi, bạn hãy cho con một chút không gian riêng, đừng thúc giục, áp đặt trẻ với nguyên tắc do người lớn đặt ra. 

Đó là lý do tại sao một đứa trẻ ngày nay thực sự mong mỏi không phải làm gì cả. Nếu lịch trình của trẻ trống, đừng vội vàng lấp kín bằng các nhiệm vụ mới. Đôi khi không có gì để làm, lười biếng một chút cũng là điều hạnh phúc với trẻ.

5. Cấm trẻ nghỉ học

Thi thoảng chúng ta thậm chí có thể tự tạo ra thời gian rảnh cho trẻ, đặc biệt là khi nhận thấy chúng bị trầm cảm hoặc căng thẳng. Thành tích học tập tốt không phải là điều quan trọng, quan trọng chính là sức khỏe tinh thần và tâm lý của học sinh trong khi có quá nhiều bài tập ở trường.

Nếu bạn nhận thấy trẻ cần nghỉ ngơi, hãy cho con cơ hội để sống chậm lại và lắng nghe chính mình: Con muốn gì? Con thích làm gì? Con đang mơ về điều gì? Bởi vì đôi khi ngay cả cha mẹ cũng thật khó có được thời gian và tỉnh táo để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đơn giản như vậy trong vòng xoáy của cuộc sống.

6. Cấm trẻ tranh luận với người lớn

Loại cấm đoán này có thể trở nên nguy hiểm với những trẻ nhỏ tuổi. Bởi quan trọng là chúng cần phải biết rằng không phải tất cả người lớn đều tốt và không phải tất cả những yêu cầu của họ đều cần phải được thực hiện ngay lập tức.

Đối với những đứa trẻ lớn hơn, nó sẽ liên quan đến vấn đề đạo đức. Thực tế là sự khôn ngoan và công bằng không phải lúc nào cũng đến từ phía người lớn tuổi. Đôi khi một người lớn tuổi có thể bị nhầm lẫn hoặc cư xử một cách bất lịch sự. Trong những tình huống này, điều quan trọng là dạy trẻ cách bảo vệ ý kiến ​​của riêng mình và biết giới hạn bản thân. Người lớn cần dạy chúng làm điều đó mà không cần tranh luận, trêu chọc và xúc phạm (tất nhiên, sẽ tốt hơn nếu chúng có thể tự làm điều này).

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mất kiểm soát đối với con cái vì chúng đã bắt đầu cãi lại bạn quá thường xuyên, bạn chỉ cần nhớ rằng tranh luận là một cuộc chiến bắt đầu từ hai phía, không chỉ từ một người. Và khi đó hãy cho con bạn thấy một ví dụ về cách giải quyết tích cực hơn bằng cách biến tranh luận thành một cuộc đàm phán để thỏa hiệp.

7. Cấm trẻ tự lựa chọn quần áo

Rất nhiều bậc phụ huynh đã từng trải qua tình cảnh tức giận đến nỗi mắt bị “co giật” khi đi mua sắm với con cái. Và nó không chỉ vì giá cả hay vì quá nhiều sự lựa chọn cùng những cuộc tranh cãi không ngừng, mà còn do thực tế là họ không đồng tình với những thứ mà con họ thích. Các nhà tâm lý học đã đưa ra lời khuyên rằng cha mẹ cần giữ bình tĩnh. Bởi rốt cuộc, bạn không phải là người sẽ mặc những chiếc quần jean rách hay áo hoodie có chất axit đó. Tốt hơn là hãy để con bạn tự chọn vì 2 lý do sau đây:

  • Bằng cách này, một đứa trẻ tự hình thành nên tính cách của mình. Trẻ sẽ làm việc dựa trên cá tính riêng và tìm thấy vị trí của chúng trong xã hội.
  • Lý do thứ hai thực tế hơn – con bạn sẽ mặc những bộ quần áo đó thay vì cất chúng sâu trong tủ quần áo mà không bao giờ động tới. Hơn nữa, trẻ sẽ mặc chúng mà không cần những cuộc cãi vã mỗi sáng cùng những khuôn mặt nhăn nhó.

8. Cấm trẻ cãi lời

Nhiều bậc cha mẹ đã quen thuộc với câu nói “trẻ không nghe lời”. Trước hết, việc này dường như không có ích gì ngoài việc khiến cho các bậc cha mẹ đau đầu triền miên. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng tình huống trái ngược lại. Bạn có một đứa trẻ tự giác vâng lời và làm mọi thứ chúng được yêu cầu. Đứa trẻ này sẽ phát triển thành một người trưởng thành ngoan ngoãn mà không hề có cơ hội tự bảo vệ lợi ích của bản thân. Và hãy tin chúng tôi, những người xấu xung quanh sẽ vui mừng khi lợi dụng tính cách này của trẻ.

Tất nhiên, nuôi dạy những đứa trẻ không nghe lời là một việc khó khăn, nhưng như vậy sẽ giúp chúng phát triển thành những người trưởng thành tự tin, sẵn sàng hành động, thay vì bị ràng buộc bởi các định kiến và chỉ dám nghĩ thầm “Tôi không thể làm điều đó”.

9.  Trẻ làm những việc ngây ngô

Các nhà tâm lý học nói rằng trẻ em đang có xu hướng trưởng thành quá nhanh. Điều này thực ra không có gì đáng ngạc nhiên, khi trẻ đang ở một thế giới mà chúng luôn nghe thấy những điều như “con không còn là một đứa trẻ nữa”, “những gì con đang làm chẳng phải là quá trẻ con sao?” hay “khi nào con sẽ lớn?” từ cha mẹ của mình.

Những đứa trẻ sẽ không có được phát triển tự nhiên về mặt tinh thần bởi những sự chỉ định của ai đó thật dễ dàng như những cú nhấp chuột – khi ấy chúng có thể giả vờ trưởng thành, nhưng lại chưa có được sự chuẩn bị cho những khó khăn mà tuổi trưởng thành sẽ gặp phải.

Nếu con bạn vẫn còn tính cách trẻ con cùng với sở thích thời thơ ấu của chúng, không có lý do gì để bạn bắt buộc chúng từ bỏ những điều này. Hãy để con bạn phát triển theo tốc độ của riêng chúng.

10. Cấm trẻ chơi game

Một số trò chơi xuất phát từ khái niệm cơ bản về giáo dục và học tập, nơi trẻ em cần phải giải các bài tập toán học để lên cấp độ tiếp theo. 

“Một số trẻ em lớn lên muốn chơi bóng chày cả ngày, nhưng tôi muốn chơi trò chơi điện tử. Thật buồn vì bố mẹ tôi luôn cho rằng tôi đã phá hủy bộ não vì tình yêu trò chơi điện tử. Vì vậy tôi bị chỉ được phép chơi game trong một giờ trước bữa tối. Nhưng dường như điều đó chỉ càng khiến tôi muốn chơi nhiều hơn”, đây là lý do mà Chris Bergman, giám đốc điều hành của một công ty phần mềm lớn tạo ra các ứng dụng trò chơi. Anh cũng thú nhận rằng mình không ngăn cản những con cái chơi trò chơi trên máy tính và điện thoại và tin rằng nhờ vậy mà chúng giữ thái độ bình tĩnh trong khi chơi.

Các nghiên cứu phát hiện ra rằng các trò chơi game có thể hữu ích cho sự phát triển của não trẻ con hơn là xem TV. Tất cả vì trò chơi dạy cho bộ não của chúng phản ứng và đọc thông tin nhanh hơn. Kỹ năng này sẽ hữu ích cho trẻ em khi chúng lớn lên và sống trong một môi trường công nghệ tiên tiến thậm chí còn phát triển hơn so với hiện tại.

Theo Bright Side

Vi Nhiên biên dịch

Video xem thêm: 26 thiếu niên từ 15 quốc gia đạp xe và nói về bí mật của chính quyền Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||2eaeb70d4__