Linh hồn có tồn tại hay không? Đây là câu hỏi kinh điển của nhân loại từ lâu. Nó có thể là điều đương nhiên trong văn hóa các nước Á Đông, nhưng lại là chủ đề gây tranh cãi không ngừng nghỉ trong giới khoa học thực chứng hiện đại.

Tuy nhiên cho đến ngày nay, có rất nhiều bằng chứng trong giải phẫu học, nhân thể học, tâm lý học, … đã chỉ ra khả năng linh hồn thật sự tồn tại và những câu chuyện về linh hồn có thật và những luân cứ khoa học đang dần làm sáng tỏ bí ẩn về linh hồn chứ không phải là một khái niệm trong các tác phẩm nghệ thuật; phim ảnh hay văn chương.

Trong bài này, chúng ta sẽ điểm qua một số luận cứ khoa học ủng hộ sự tồn tại của linh hồn và hiện tượng luân hồi của linh hồn người chết.

1. Các trải nghiệm cận tử

Trải nghiệm cận tử  (tiếng Anh: near-death experience) là một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng, rồi sau đó được cứu sống lại.  Nguyên nhân tạo nên trải nghiệm này có thể là tai nạn xe hơi, bị sốc thuốc hoặc rượu, hay bị một chứng bệnh nghiêm trọng dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.

Trong trải nghiệm này, cơ thể họ gần như đã chết, các chức năng nội tạng về cơ bản ngừng hoạt động. Nhưng tâm trí họ lại có thể nhìn thấy những điều phi thường. Có người nhìn thấy ánh sáng, có người nhìn thấy những người thân quá cố, có người du hành đến các thế giới khác, và cũng có những người nhìn thấy bản thân mình tách rời khỏi thân thể, trôi bồng bềnh trong không trung, có thể nhìn thấy cơ thể của chính mình. Nên nhớ rằng, những trải nghiệm này xảy ra khi cơ thể người đó gần như sắp chết, các chức năng nôi tạng (bao gồm bộ não) bị tê liệt.

Các trải nghiệm cận tử, sư tồn tại cảu linh hồn
Trải nghiệm cận tử. Ảnh: Speak the Truth in Love

Trải nghiệm này là trải nghiệm mang tính chất cá nhân, là trải nghiệm của riêng cá nhân đó. Điểm đáng kinh ngạc nằm ở chỗ, trong một số trường hợp, người trải nghiệm có thể báo cáo những chi tiết mà họ đáng nhẽ ra không thể biết được thông qua 5 giác quan thông thường.

Trường hợp của nữ ca sĩ Pam Reynolds

Cô đã phải thực hiện một ca phẫu thuật đặc biệt để điều trị một khu vực phình mạch máu não. Cô đã ở trong tình trạng ngừng tim, hạ thân nhiệt xuống mức rất thấp, nhịp tim và hơi thở ngừng lại, các sóng não dừng hẳn, và máu được rút ra khỏi não bộ. Theo y học, thì về cơ bản cô đã chết. Nhưng cô lại có thể hồi tưởng một cách rõ ràng điều đã xảy ra sau khi được tiêm thuốc tê và trong khi diễn ra quá trình phẫu thuật. Cô nói:

“Điều tiếp theo tôi có thể hồi tưởng lại là âm thanh: Đây là một nốt Rê tự nhiên. Khi tôi lắng nghe âm thanh đó, tôi cảm nhận như nó đang kéo tôi ra khỏi cơ thể từ đỉnh đầu. Càng thoát ra khỏi cơ thể bao nhiêu, âm thanh đó càng trở nên rõ ràng bấy nhiêu. Tôi có cảm tưởng rằng đây là một con đường, một tần số kéo dài mãi mãi. … Tôi nhớ đã nhìn thấy một vài thứ trong phòng mổ khi ngó xuống. Đây là giây phút tỉnh táo nhất tôi từng trải nghiệm trong đời”.

Một trong những thứ cô đã ghi nhận được trong trạng thái đó là lời nhận xét của một vị bác sĩ trong ê kíp phẫu thuật. Cô đã nghe thấy vị bác sĩ này nói rằng các động mạch của cô rất nhỏ.

Khi tỉnh dậy, cô đã chỉ đích danh vị bác sĩ này. Điều đáng kinh ngạc, vị bác sĩ này đã xác nhận thông qua báo cáo phẫu thuật rằng, bà quả thật đã thảo luận về kích thước động mạch có phần hơi nhỏ của cô, và mốc thời gian này trùng khớp với mốc thời gian trong trải nghiệm của Reynolds.

Làm sao Reynolds có thể biết được điều này, khi cơ thể cô lúc đó đang ở trong trạng thái gần như đã chết? Khi cơ quan thị giác để nhìn và thính giác để nghe ngừng hoạt động, cô vẫn có thể nghe và cảm nhận rất rõ ràng các sự việc xảy ra xung quanh. Thậm chí cô có thể nhìn thấy cơ thể của chính mình.

Điều này làm dấy lên một câu hỏi:

Vậy không rõ dưới dạng thức tồn tại nào của sự sống cô có thể làm được những điều này?

Nếu tham khảo các tư liệu tín ngưỡng, tâm linh và tôn giáo, chúng ta sẽ bắt gặp một khái niệm khá giống với trường hợp được miêu tả trên đây – linh hồn. Và trạng thái khi những người đó xuất ra để quan sát thế giới xung quanh được gọi là “thoát xác”, hay “linh hồn ly thể”.

Sự tồn tại của linh hồn, linh hồn thật sự tồn tại
Trạng thái khi những người đó xuất ra để quan sát thế giới xung quanh được gọi là “thoát xác”, hay “linh hồn ly thể”. Ảnh: IAC

Và đây không phải là trường hợp của một hay vài người, mà là của rất nhiều người trên khắp thế giới, không có giới hạn về khoảng cách địa lý, về tín ngưỡng, về văn hóa, về dân tộc,… Hãy xem kết quả một thống kê dưới đây ở Mỹ vào năm 1992:

– 774 trường hợp NDE được ghi nhận ở Mỹ mỗi ngày, theo kết quả điều tra năm 1992 của Viện thăm dò dư luận Gallup, được trích dẫn bởi Tổ chức Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử.

– 13 triệu người dân Mỹ, hay 5% dân số nước này, đã trải nghiệm hiện tượng NDE trong năm 1992, cũng theo kết quả điều tra trên.

Một số trường hợp trải nghiệm cận tử:

Trong trải nghiệm cận tử (chết hụt), cái “linh hồn” đó dường như đã rời cơ thể, rồi quay trở lại sau khi cơ thể được cứu sống. Các sự việc được linh hồn miêu tả (nghe thấy, nhìn thấy) trong quá trình này ăn khớp với những gì thực sự diễn ra. Đây là một bằng chứng khả tín về sự tồn tại của linh hồn. Tuy nhiên, đây không phải là bằng chứng duy nhất.

Giả sử nói rằng, khi một người tử vong chết, cũng chính là nói, khi linh hồn rời cơ thể nhưng không quay trở lại nữa, thì linh hồn đó sẽ đi đâu?. Chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này trong mục tiếp theo, cũng chính là một bằng chứng khả tín khác về sự tồn tại của linh hồn.

2. Luân hồi tái sinh

Luân hồi tái sinh, hay đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác, là một khái niệm khá phổ biến trong tín ngưỡng Á Đông, của những người theo tín ngưỡng Phật giáo. Theo thuyết này, khi chết đi, thân xác thịt bề mặt sẽ phân hủy, nhưng linh hồn vẫn tồn tại. Linh hồn sẽ rời cơ thể, và tiến nhập vào cuộc sống tiếp theo, hay theo cách nói của tôn giáo, đầu thai vào kiếp sống kế tiếp, trong một cơ thể mới. Đây là những gì được giảng trong tôn giáo. Nếu chứng minh được sự tồn tại của luân hồi, chúng ta sẽ gián tiếp chứng minh được sự tồn tại của linh hồn.

Nhà khoa học giải thích về sự tồn tại của linh hồn như thế nào?

Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, những điều trên sẽ được kiểm chứng chặt chẽ trước khi phản đối hay thừa nhận.

Để kiểm nghiệm một khái niệm phương Đông thuần túy như luân hồi, để tránh các thiên kiến gắn liền với văn hóa phương Đông, cần áp dụng một bộ các tiêu chuẩn chặt chẽ của khoa học thực chứng phương Tây, thì mới có thể đưa ra một kết luận chắc chắn về vấn đề này. Sẽ không có gì phù hợp hơn nếu có một học giả phương Tây, được đào tạo bài bản và chuyên sâu trong khoa học hiện đại, đứng ra để kiểm định khái niệm. Và TS Ian Stevenson chính là một trong số những người như thế.

Nhà khoa học giải thích về sự tồn tại của linh hồn như thế nào?
Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007), một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi. Ảnh: ezoyog.ru

Tiến sỹ Ian Stevenson là một giáo sư, bác sĩ tâm thần học tại Trường Y Đại học Virigina (Mỹ) với thâm niên 50 năm trong nghề. Ông là nhà sáng lập và giám đốc Khoa Nghiên cứu Nhận thức của ĐH Virginia, chuyên nghiên cứu các hiện tượng cận tâm lý (hiện tượng siêu thường) ví như (1) luân hồi, (2) trải nghiệm cận tử, (3) trải nghiệm ngoài cơ thể (tương tự trải nghiệm cận tử – nhưng có thể xảy ra theo ý muốn, không cần một biến cố cận tử) v.v…. Ông được công nhận rộng rãi trong cộng đồng học giả quốc tế với công trình nghiên cứu của ông về khả năng đầu thai luân hồi thông qua việc tìm kiếm và thu thập các bằng chứng cho thấy các ký ức và thương tích thể chất có thể được mang theo từ đời này sang đời khác. Ông đã đi rất nhiều nơi trong khoảng thời gian 40 năm, điều tra 3.000 trường hợp những đứa trẻ trên khắp thế giới tuyên bố có thể nhớ lại các kiếp sống trước đây. Công trình nghiên cứu đồ sộ của ông cung cấp các bằng chứng cho thấy những khả năng đặc biệt, các dị tật, các nỗi ám ảnh và sở thích bất thường, mà không thể được lý giải bởi yếu tố môi trường xung quanh hay di truyền từ cha mẹ, rất có khả năng là những gì được lưu lại từ kiếp sống trước, được mang theo cùng linh hồn sang kiếp sống tiếp theo trong một cơ thể khác. Ở đây chúng ta sẽ thảo luận 3 yếu tố nổi bật:

a) Các ký ức được xác thực về kiếp sống trước

Một số đứa trẻ, từ khi còn rất nhỏ, đã có thể nhớ lại và kể rành rọt những ký ức được cho là từ kiếp sống trước. Những ký ức này vô cùng chi tiết và cụ thể, mà sau này khi được đối chiếu với thông tin về người được cho là kiếp sống trước của những đứa trẻ đó, đã cho thấy một sự tương đồng đáng kinh ngạc. Trong 3 trường hợp được TS Stevenson xem xét chi tiết, ông cho biết mỗi đứa trẻ đã đưa ra khoảng 30-40 tuyên bố về các ký ức liên quan đến kiếp sống trước. Kết quả cho thấy, 82-92% trong số các tuyên bố đó đó là có thể xác thực được và vô cùng chính xác. Tại thời điểm đưa ra những tuyên bố trên, những đứa trẻ này còn rất nhỏ, nên không cách nào tự mình thu thập các thông tin này.

Một trường hợp nghiên cứu điển hình là về một bé gái người Ấn Độ tên là Shanti Devi. Trường hợp này vô cùng nổi tiếng tại Ấn Độ, thậm chí lan ra thế giới. Một Ủy ban nghiên cứu gồm 15 chuyên gia đã được thành lập để tiến hành điều tra, trong đó bao gồm cả Nghị sĩ Quốc hội, một số lãnh đạo quốc gia và giới truyền thông. Rất nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, bao gồm GS Stevenson đã đến kiểm chứng vụ việc.

Các ký ức được xác thực về kiếp sống trước
Shanti Devi, một trường hợp luân hồi khả tín, đáng kinh ngạc ở Ấn Độ. Ảnh: bayvoice.net

Shanti Devi là một bé gái sinh vào năm 1926 ở Chirawala Mohulla, một vùng đất nhỏ ở bang Delhi, Ấn Độ. Khi lên 4 tuổi, cô bé mới bắt đầu biết nói, nhưng những gì cô bé kể ra khiến cả gia đình cô chấn động. Cô thường xuyên kể về một kiếp sống trước đây, khi đó cô đã lấy chồng và có với nhau một đứa con. Cô có thể miêu tả rõ nét hình dáng bên ngoài của chồng, rằng nhà chồng làm tiệm vải, đối diện một cái miếu, cũng rất nhiều chi tiết vụn vặt khác. Trong kiếp sống đó, cô đã sảy thai một lần. Lần thứ hai thì cô giữ được thai và sinh hạ thành công đứa trẻ, nhưng sau 9 ngày thì qua đời do tình trạng sức khỏe giảm sút.

Cô liên tục kể về kiếp sống trước và đòi cha mẹ dẫn về “ngôi nhà xưa”, nhưng phải đến 9 tuổi, mong muốn của cô mới được toại nguyện. Với sự giúp đỡ của thầy giáo dạy trung học, cô đã liên lạc được với gia đình nhà chồng trước kia. Lúc đầu khi mới gặp mặt, người chồng và con cô trong kiếp sống trước cũng chỉ nửa tin nửa ngờ, nhưng sau khi cô kể lại chi tiết những ký ức từ hồi xưa, ví như món ăn chồng thích, vị trí cái giếng ở sau sân nhà, …tất cả mọi người đều không thể không thừa nhận, rằng cô chính là người vợ trong kiếp trước.

Không chỉ vậy, cô còn có thể tận tay chỉ đường đến ngôi nhà xưa, những biển báo giao thông quan trọng, những người họ hàng thân quen, thậm chí cả nơi cất tiền bí mật của cô trong nhà. Cô có thể nhớ lại tiền kiếp không chút sai lệch.

Những trường hợp này chắc chắn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi một lý do cốt lõi: những đứa trẻ này có thể xác định chính xác những người thân quen và mối quan hệ trong kiếp sống trước đây của họ. Ấn tượng nhất hẳn là một cô bé người Lebanon, người đã có thể nhớ và nhận diện chính xác 25 người khác nhau trong cuộc đời trước đây của cô ấy và mối quan hệ liên quan giữa cô và họ. Những trường hợp luân hồi thuyết phục nhất của ông được tập hợp trong một cuốn sách mang tên “20 trường hợp cho thấy sự tồn tại của hiện tượng luân hồi (Twenty Cases Suggestive of Reincarnation)”.

b) Vết bớt/dị tật bẩm sinh

Trong số các trường hợp luân hồi đã được xác thực, kết quả từ phần mềm nhận dạng khuôn mặt cho thấy, trên thực tế có một sự tương đồng về hình dáng khuôn mặt với hình dáng trong kiếp trước. Một số có vết bớt bẩm sinh ở những vị trí mà họ tuyên bố từng bị các vết thương chí mạng trong kiếp trước. Đây thường là những vết thương nổi bật và đôi lúc có phần kỳ dị, chẳng hạn như các con số mờ nhạt không rõ nét hoặc tình trạng thiếu hụt tứ chi (ngón tay, ngón chân,…) ở một bộ phận nào đó, phần đầu biến dạng, và các vết đốm kỳ lạ.

TS Ian Stevenson đã nghiên cứu 210 trường hợp trẻ em luân hồi với các vết bớt hay dị tật bẩm sinh có liên hệ đến vết thương trong kiếp trước. Trong số 210 trường hợp này, TS Ian Stevenson đã thu thập được báo cáo khám nghiệm tử thi trong 49 trường hợp. Ông phát hiện trong hơn 43% các trường hợp, vết thương trên cơ thể người chết từ báo cáo khám nghiệm tử thi (cơ thể cũ trong kiếp sống trước) nằm rất gần với vết bớt hay dị tật bẩm sinh tại vị trí tương ứng trên cơ thể đứa trẻ (cơ thể mới trong kiếp sống hiện tại). Đây là một tỷ lệ rất cao.

Một số trường hợp điển hình:

Một cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ có tai phải bị biến dạng. Cậu nhớ trong kiếp trước mình đã bị sát hại bằng một phát súng vào phía đầu bên phải ở cự ly gần.

Một số trường hợp điển hình, sự luân hổi của linh hồn
Cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ có tai phải bị thu nhỏ và biến dạng. Ảnh: Epoch Times

Một cô bé người Myanmar bị thiếu mất phần dưới chân phải (thiếu xương mác dưới) bẩm sinh nhớ lại kiếp sống trước là một cô bé bị đoàn tàu chạy cán lên người. Các nhân chứng trong vụ việc này nói con tàu đã cán qua chân phải của cô bé, trước khi đè lên khúc cây. Dị tật bẩm sinh của cô bé trong kiếp này, chứng thiếu xương mác, là một chứng bệnh cực hiếm gặp. (Ảnh dưới)

Một số trường hợp điển hình, sự tồn tại của linh hồn là có thật
Cô bé người Myanmar mắc chứng thiếu xương mác bẩm sinh. Ảnh: Epoch Times

c) Nỗi sợ hãi kỳ lạ có nguyên nhân từ chấn thương tiền kiếp

Tiến sỹ Jim Tucker là người nối nghiệp của TS Stevenson. Ông hiện cũng đang công tác tại ĐH Virginia và là một nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về hiện tượng luân hồi.

Nỗi sợ hãi kỳ lạ có nguyên nhân từ chấn thương tiền kiếp
TS Jim Tucker. Ảnh: Jim Tucker

Một đặc điểm khá thú vị trong các trường hợp luân hồi được Tiến sĩ Stevenson là những ám ảnh, những nỗi lo sợ được hình thành từ những chấn thương trong tiền kiếp. TS Jim Tucker cho hay,

“Một lĩnh vực khác mà người thầy Ian [Stevenson] của tôi quan tâm là hành vi của những đứa trẻ này. Ông đã viết một bài báo về nỗi ám ảnh mà rất nhiều đứa trẻ biểu lộ, thường thường có liên quan đến trạng thái lúc tử vong trong kiếp sống trước mà chúng nhớ được (Stevenson, 1990a). Nỗi sợ này xuất hiện [một cách khó hiểu] từ khi chúng còn rất nhỏ, thậm chí ngay cả trước khi chúng nhớ lại được kiếp sống đó. Lấy ví dụ, ông đã mô tả trường hợp của một cô gái đến từ Sri Lanka. Lúc còn sơ sinh, cô đã một mực chống đối việc tắm bồn, đến nỗi phải cần đến ba người lớn giữ chặt tay chân cô bé để tắm cho cô. Khi lên 6, cô bắt đầu cho thấy thêm một nỗi ám ảnh rất lớn với xe buýt. Sau này, cô đã mô tả kiếp trước của mình là một cô gái ở một làng khác. Hôm đó, khi cô đang đi dạo dọc theo một con đường hẹp giữa hai cánh cánh đồng lúa ngập nước, thì một chiếc xe buýt lao tới. Cô lùi lại để tránh chiếc xe buýt, thì bị hụt chân và ngã xuống vũng nước ngập, và bị chết đuối”.

Nỗi sợ hãi kỳ lạ có nguyên nhân từ chấn thương tiền kiếp
Ảnh: scientificamerican.com

Trên thực tế, luân hồi dường như là một hiện tượng được báo cáo trên khắp thế giới, cả ở phương Đông lẫn phương Tây. bất kể nền văn hóa bản địa có khái niệm này hay không. Ở các nước phương Tây, với hai tín ngưỡng lớn, chính yếu là Cơ đốc giáo và Hồi giáo, luân hồi là một khái niệm xa lạ. Theo tín ngưỡng của họ, một người sau khi chết sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, tùy theo những việc đã làm trong cuộc sống.

Nỗi sợ hãi kỳ lạ có nguyên nhân từ chấn thương tiền kiếp, kiếp trước, kiếp sau
Trong tín ngưỡng Cơ đốc giáo và Hồi giáo, một người sau khi chết sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, tùy theo những việc đã làm trong cuộc sống. Ảnh: quoracdn

Dù vậy, các trường hợp luân hồi được báo cáo ở phương Tây vẫn rất nhiều, cho thấy luân hồi dường như không phải đơn thuần là một quan niệm, niềm tin của tín ngưỡng Á Đông, mà là một hiện tượng có thật xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới.

Xem thêm: 29 năm sau khi phá thai, linh hồn đứa trẻ đi vào trong mơ gọi mẹ

3. Chụp ảnh linh hồn

Konstantin Korotkov, một giáo sư vật lý người Nga, phó giám đốc Viện nghiên cứu rèn luyện thể chất St-Petersburg, tuyên bố đã chụp được ảnh linh hồn.

Chụp ảnh linh hồn
Giáo sư vật lý Korotkov. Ảnh: tunuevainformacion

Ông làm được điều này thông qua một phương pháp chụp ảnh đặc biệt do chính ông phát minh ra gọi là kỹ thuật “hiển thị phóng điện khí (Gas Discharge Visualization)” hay GDV, thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh Kirlian.

Nhiếp ảnh Kirlian được lấy theo tên của một người thợ điện người Nga tên Semyon Kirlian, người đã khám phá ra phương pháp chụp ảnh này vào năm 1939. Nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu của Liên Xô và các nước phương Tây (Anh, Mỹ) vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Phương pháp này có khả năng chụp ảnh trường năng lượng, hay “hào quang (aura)” của bất kỳ vật thể nào.

Chụp ảnh linh hồn, hào quang
Ảnh chụp hào quang (trường năng lượng) của đồng xu theo phương pháp Kirlian. Ảnh: Pinterest
hình ảnh cây cũng có hào quang, linh hồn
Ảnh chụp hào quang (trường năng lượng) của ba chiếc lá. Ảnh: Đại học bang San Francisco
hình ảnh hào quang của quả táo, linh hồn tồn tại
Ảnh chụp hào quang (trường năng lượng) của quả táo. Ảnh: pinimg

Và theo GS Korotkov, các quan sát trước đó cho thấy hình ảnh phát sáng quang điện quang (hào quang) xung quanh đầu ngón tay của một người có thể phản ánh một cách rõ ràng và đầy đủ về tình trạng sức khỏe – bao gồm sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất – của người đó.

hào quang, linh hồn, tồn tại.
Hào quang xung quanh 5 đầu ngón tay của một người phản ánh trọn vẹn tình trạng sức khỏe tâm sinh lý của người đó. Ảnh: blogspot

Nói cách khác, kỹ thuật GDV (thuộc nhiếp ảnh Kirlian), được phát triển vào cuối thập niên 90, có thể được ứng dụng để chẩn đoán và đánh giá bệnh tật ở người. Nó hiện đang được sử dụng để đo lường mức độ stress và sự tiến triển của các phương pháp điều trị y học.

GS Korotkov cùng các đồng nghiệp đã tiến hành chụp ảnh GDV trên 4 đầu ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) của những người sắp chết.

Sau khi một người chết đi, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình phân hủy. Thông qua kỹ thuật GDV ông phát hiện 4 đầu ngón tay của những người chết sẽ trải qua quá trình suy giảm độ sáng huỳnh quang (chính là sự suy giảm độ sáng hào quang trong các hình trên – sự biến mất dần dần của độ sáng hào quang khi một người chết). Để đơn giản hóa, chúng ta mặc định các hoạt động biến đổi thể chất là giống nhau và tương đồng trên toàn bộ cơ thể. Nói cách khác, trong thí nghiệm này, tuy rằng nhóm nghiên cứu của GS Korotkov chỉ chụp ảnh GDV trên 4 đầu ngón tay, nhưng kết quả ghi nhận được là biểu hiện chung cho toàn bộ cơ thể. Do đó, từ nay trở đi, thay vì nói “hào quang của 4 đầu ngón tay”, chúng ta sẽ nói “hào quang của toàn bộ cơ thể”.

Trở lại chủ đề chính, thông qua kỹ thuật GDV, nhóm nghiên cứu của GS Korotkov nhận thấy sự suy giảm độ sáng hào quang có biên độ dao động không đồng đều trên các cơ thể người chết khác nhau, lúc cao lúc thấp, và như vậy thì có sự khác biệt rất lớn so với quá trình phân hủy thông thường. Theo logic thông thường, khi con người mất ý thức và cơ thể chết đi, thì cái cơ thể xác thịt này không có gì khác so với một tảng thịt, do đó sẽ có quá trình phân hủy giống với một tảng thịt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của GS. Korotkov về chất lượng các sản phẩm thịt tiêu dùng vào năm 1984-85 lại cho thấy, trong quá trình phân hủy thông thường, các loại thịt khác nhau (bò, gà,…) đều có một sự suy giảm độ sáng hào quang đơn điệu và đồng nhất (các loại thịt khác nhau có độ suy giảm ánh sáng giống nhau) dưới mức nhiệt độ phòng, và không có bất kỳ sự dao động bất thường, bùng nổ nào được ghi nhận, do đó rất khác với quá trình phân hủy của cơ thể người. Ông cho rằng sự khác biệt này là do trong cơ thể người có tồn tại bổ sung một dạng “cấu trúc thông tin-năng lượng” đặc thù. Theo ông, cái “cấu trúc thông tin-năng lượng” này là một dạng cấu trúc không gian khách quan, có sự liên kết với cơ thể vật chất, nhưng tồn tại độc lập với nó, đặc biệt trong một đoạn thời gian nhất định sau khi một người tử vong. Ông nhận định, đây rất có thể  là một dạng thức biểu hiện của “linh hồn”.

Linh hồn tồn tại
Tồn tại một loại “cấu trúc thông tin-năng lượng”, có sự liên kết với cơ thể vật chất, nhưng tồn tại độc lập với nó. GS Korotkov cho rằng nó chính là “linh hồn”. Ảnh: Science Photo Library

Nhóm nghiên cứu của Korotkov cho biết sự suy giảm ánh sáng hào quang của những người chết phi tự nhiên do các tác nhân không thuận lợi (VD: tự tử, bị sát hại, chăm sóc y tế sai sót, bị tắc nghẽn mạch máu não,…) là khác với những người trải qua một cái chết bình lặng (chết do tuổi già). Ở những người chết phi tự nhiên so với những người chết bình lặng, sự suy giảm ánh sáng hào quang có biên độ dao động lớn hơn đáng kể, và kéo dài trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt, ở những người này, GS Korotkov còn ghi nhận được một sự gia tăng độ sáng hào quang đột ngột trở lại vào ban đêm, bắt đầu từ 9 giờ tối. Có người cho rằng, đây là biểu hiện của việc linh hồn quay trở lại cơ thể, chứ chưa rời đi ngay sau khi cơ thể chết.

Linh hồn sẽ trở lại cơ thể trong các trường hợp tử vong phi tự nhiên
Linh hồn sẽ trở lại cơ thể trong các trường hợp tử vong phi tự nhiên. Ảnh: ĐKN

Video được cho là quay cảnh chụp linh hồn:

Quý Khải

Xem thêm: Phá thai: Tiến bộ xã hội hay tội ác?