Một kịch bản đen tối về cách nền văn minh của con người có thể sụp đổ trong những thập kỷ tới do biến đổi khí hậu vừa được công bố bởi một cựu chỉ huy quốc phòng Úc và quan chức cao cấp của Hải quân Hoàng gia.

Các phân tích, công bố bởi Trung tâm Quốc gia phục hồi biến đổi khí hậu ở Melbourne, Australia, mô tả biến đổi khí hậu là “một mối đe dọa gần bờ đối với nền văn minh của con người” và đưa ra một kịch bản đáng tin cậy về nơi có nguy cơ cao nhất trong 30 năm tới, Vice.com hôm 3/6 đưa tin.

Bài viết lập luận rằng các kết quả cực kỳ nghiêm trọng có thể xảy ra, các mối đe dọa an ninh liên quan đến khí hậu thường có khả năng cao hơn nhiều so với giả định thông thường, nhưng hầu như không thể định lượng được vì chúng vượt ra ngoài trải nghiệm của con người trong một nghìn năm qua.

Tuyệt chủng
Trái Đất đứng trước một kịch bản tồi tệ vào năm 2050 (Ảnh: Iflscience)

Trên quỹ đạo hiện tại của chúng ta, báo cáo cảnh báo, các hệ thống hành tinh và con người [đang] đạt đến “điểm không thể quay lại” vào giữa thế kỷ này, với viễn cảnh phần lớn diện tích Trái đất sẽ là nơi không thể ở được dẫn đến sự sụp đổ của các quốc gia và trật tự quốc tế.

Cách duy nhất để tránh những rủi ro của kịch bản này là những gì báo cáo mô tả giống như việc huy động khẩn cấp trong Thế chiến II, lần này tập trung vào việc xây dựng nhanh chóng một hệ thống công nghiệp không khí thải để thiết lập việc khôi phục khí hậu an toàn.

Kịch bản cảnh báo rằng nền nhiệt toàn cầu sẽ tăng ít nhất 3 độ C, cùng với việc kích hoạt các phản hồi khuếch đại hơn nữa làm tăng thêm sự nóng lên. Điều này sẽ thúc đẩy sự sụp đổ đang gia tăng của các hệ sinh thái quan trọng, bao gồm các hệ thống rạn san hô, rừng nhiệt đới Amazon và ở Bắc Cực.

Các hệ sinh thái quan trọng, bao gồm các hệ thống rạn san hô, rừng nhiệt đới Amazon và ở Bắc Cực sẽ sụp đổ (Ảnh: Grist.com)

Hệ quả là vô cùng đáng sợ. Khoảng một tỷ người sẽ bị buộc phải di dời khỏi chỗ ở hiện tại, và hai tỷ người sẽ phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung cấp nước. Nông nghiệp sẽ biến mất ở các vùng cận nhiệt đới, và sản xuất lương thực sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trên toàn thế giới. 

“Ngay cả khi nóng lên 2°C, hơn một tỷ người có thể cần phải di dời và trong các kịch bản đáng ngại nhất, quy mô hủy diệt vượt quá khả năng của chúng ta để mô hình hóa với khả năng cao là nền văn minh của loài người sắp kết thúc”, báo cáo ghi chú.

diệt vong
Diện tích có thể sinh sống trên Trái Đất sẽ chỉ còn rất hạn chế (Ảnh: Vice.com)

Bản tóm tắt chính sách mới được viết bởi David Spratt, giám đốc nghiên cứu đột phá và Ian Dunlop, cựu giám đốc điều hành của Royal Dutch Shell, người trước đây đã từng làm Chủ tịch Hiệp hội Than Úc.

Trong cuộc họp báo trước, Đô đốc Chris Barrie, người đứng đầu cơ quan Quốc phòng Úc đã nghỉ hưu và cựu Phó Tư lệnh Hải quân Úc, khen ngợi bài viết về sự thật phũ phàng cho tình trạng tuyệt vọng của con người và hành tinh của chúng ta. Đó thực sự là một bức tranh đáng lo ngại về khả năng thực sự rằng cuộc sống của con người trên Trái đất có thể đang trên đường tuyệt chủng, theo cách khủng khiếp nhất.

Hàng loạt các vấn đề bên cạnh biến đổi khí hấu sẽ kiễn cảnh năm 2050 sẽ không khác nhiều so với những gì được dự đoán (Ảnh tổng hợp)

Spratt nói với Motherboard rằng một lý do chính khiến các rủi ro không được nhân thức kịp thời là vì nhiều kiến ​​thức được tạo ra bởi các nhà hoạch định chính sách là quá bảo thủ. Bởi vì các rủi ro hiện đang tồn tại, nên cần có một cách tiếp cận mới để đánh giá rủi ro an ninh và khí hậu bằng cách sử dụng phân tích kịch bản.

Mặc dù báo cáo đưa ra một số khả năng rủi ro cao, nhưng thường không thể định lượng một cách có ý nghĩa xác suất của chúng. Do đó, các tác giả nhấn mạnh rằng các phương pháp rủi ro thông thường có xu hướng hạ thấp các tình huống xấu nhất bất chấp tính hợp lý của chúng.

Tuy nhiên, sự trượt dốc về đạo đức, ô nhiễm môi trường, cùng hàng loạt các vấn đề xã hội nan giải chắc chắn sẽ là gia lực không nhỏ, khiến viễn cảnh năm 2050 sẽ không khác nhiều so với những gì được dự đoán.

Hoài Anh