Sẽ không lạ khi bắt gặp hình ảnh một cái chảo hay một cái nồi kim loại dính chặt vào trán hay tay của người đàn ông chững tuổi này, chúng lúc lắc vững chắc trên không trung như thể có một lực kết dính kỳ diệu nào đó. 

Dị nhân ngoài đời thực? Người đàn ông có khả năng hút kim loại như nam châm (+Video)
Ảnh: magola.com

Ông chính là Miroslaw Magola, một người đàn ông 60 tuổi người Ba Lan sở hữu một khả năng đặc biệt. Được mệnh danh là “người nam châm”, ông có thể dùng cơ thể (tay, trán) hút dính các vật thể bằng kim loại như một thanh nam châm thứ thiệt.

Ông cho biết ông làm được điều này nhờ tạo ra một trường từ nội sinh, và chính trường từ này đã hút dính các vật thể bằng kim loại.

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Magola chia sẻ, vào năm 1992 ông bắt đầu có một sở thích mãnh liệt với khả năng dịch chuyển đồ vật từ xa và khai mở các bí ẩn của bộ não. Ông cho rằng ông chưa vận dụng được hết tiềm năng của bộ não mình.

Dị nhân ngoài đời thực? Người đàn ông có khả năng hút kim loại như nam châm (+Video)
Ảnh: magola.com
Dị nhân ngoài đời thực? Người đàn ông có khả năng hút kim loại như nam châm (+Video)
Ảnh: magola.com

Khả năng đặc biệt của ông đã được xác thực bởi các nhà khoa học uy tín từ các tổ chức nghiên cứu hàng đầu trên thế giới, ví như TS Alexander Imich từ Trung tâm Nghiên cứu Hiện tượng Dị thường New York (Mỹ), GS Gerhard Ruhenstroth-Bauer và TS Friedbert Karger từ Viện Max Planck (Đức), nhà sinh lý thần kinh TS David Lewis từ Trung tâm nghiên cứu thần kinh nổi tiếng MindLab ở Anh, cùng GS Konstantin Korotkov từ Đại học Công nghệ bang St. Petersburg ở Nga.

Dị nhân ngoài đời thực? Người đàn ông có khả năng hút kim loại như nam châm (+Video)
GS Gerhard Ruhenstroth-Bauer từ Viện Max Planck (Đức) kiểm tra khả năng của Magola. Ảnh: domainchic.com

Tài năng của anh cũng đã lên sóng nhiều kênh truyền hình trên thế giới ở Anh, Đức, Úc, Mỹ, Nhật…

Tất nhiên, cũng có nhiều nghi vấn dấy lên xoay quanh khả năng của Magola. Có người cho rằng điều này là không thể tin nổi. Về vấn đề này, ông nói:

“Thời hiện đại được coi là kỷ nguyên của lý trí. Đối với xã hội phương Tây, cái được coi là “Thế giới thứ nhất”, hầu như chỉ còn lại một ít khoảng trống cho các phương pháp tiếp cận chân lý có vẻ phi khoa học như “hiện tượng siêu thường”, đức tin, tín ngưỡng. Do đó, mỗi từng hiện tượng không được (hoặc chưa được) bao hàm trong sách giáo khoa đều được đối đãi với một tâm lý hoài nghi, ngờ vực. Bất cứ khi nào chúng ta bắt gặp một thứ gì đó chúng ta không thể giải thích, chúng ta sẽ tự nhiên mặc định rằng hẳn phải có một vài mẹo mực nào đó đằng sau”.

Anh cũng rất tự tin khi cho biết mình có thể biểu diễn lại khả năng này cho bất cứ ai còn cảm thấy cắn đắn, ngờ vực.

“Những gì tôi đã biểu diễn trước công chúng, dù trên sân khấu, trên tv hay trên YouTube, thì tôi đều sẵn lòng lặp lại ở nơi công cộng, để chứng minh cho những ai còn hoài nghi rằng những điều tôi làm không phải là giả”, Magola nói.

Quý Khải