Hãy nhìn các siêu núi lửa trên thế giới, chúng đều có khả năng phun trào tiềm ẩn, dòng nham thạch của chúng sẽ đe dọa sự sống trên thế giới nhưng chúng ta lại không thể làm gì để ngăn chặn.

Bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra được sức phá hủy khủng khiếp của những đợt phun trào này. Không chỉ dừng lại ở các thiệt hại kinh tế hay xóa sổ một thành phố, chúng còn có thể hủy diệt cả Trái Đất của chúng ta. Dưới đây là 6 siêu núi lửa có sức ảnh hưởng lớn như thế.

Núi lửa Vesuvius ở Ý

Nó đã trở nên nổi tiếng sau khi phá hủy Pompeii 30 lần trong 79 năm trước công nguyên. Núi lửa phun trào thật sự là đại thảm họa cho 3 triệu người dân thủ đô Naples (Ý) và biến thành phố này thành vùng đất hoang.

Núi lửa ở công viên Yellowstone (Wyoming, Hoa Kỳ).

Đây là núi lủa lớn nhất thế giới thuộc công viên quốc gia Yellowstone, Hoa Kì. Nó rộng 9,6 km vuông và nham thạch của nó chảy dài trên 300 dặm (tương đương 482 km). Núi lửa phun trào là mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến Trái Đất.

Núi lửa Ella thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 của KeiKo Suzuki và Yoshiyuki Tatsumi. Hai chuyên gia về núi lửa của trường đại học Kobe này cho biết, trong hai thế kỉ nữa, Nhật Bản sẽ phải hứng chịu một đợt phun trào của núi lửa này. Đó sẽ là một đòn phá hủy nặng nề đối với đất nước và con người Nhật Bản. May mắn thay, tỉ lệ phun trào của siêu núi lửa trong 100 năm tới chỉ chiếm 1%.

Núi Phú Sĩ, Honshu, Nhật Bản

Cách thành phố Tokyo chưa đến 152 km, núi Phú Sĩ – một biểu tượng của Nhật Bản – đang có nguy cơ phun trào, đài khí tượng Nhật Bản cảnh báo. Năm 1707, cùng với việc phun trào nó đã mang theo một trận động đất 8,7 độ. Mọi thứ nơi đó đều bị biến thành tro bụi, một lớp tro dày 5cm phủ khắp thành phố Tokyo. Dù sao đi nữa, cũng phải công nhận rằng đây là ngọn núi đẹp nhất trong số những siêu núi lửa trên thế giới.

Núi lửa Teneguia nằm trên quần đảo Canary, Tây Ban Nha

Theo dự đoán, ngọn núi sẽ hoạt động trở lại trong 150 năm nữa, dòng dung nham sinh ra từ nó có thể dài đến 15 dặm tạo thành “siêu sóng thần”. Chúng sẽ nhấn chìm cả quần đảo Canary và lan rộng ra khắp Châu Phi. Với vận tốc cực nhanh có thể đạt 500 dặm trong 1 giờ, các “con sóng” cao khoảng 91m sẽ tấn công Morocco.

Núi lửa Reykjanes Iceland

Năm 2010, núi lửa khủng lồ ở Reykjanes (Iceland) phun trào khiến cho các chuyến bay ở châu Âu bị hoãn lại. Trong thực tế, hậu quả do Reykjanes (Iceland) phun trào chỉ bằng khoảng một phần mười lần phun trào kế tiếp. Khi núi lửa phun trào sẽ làm băng ở Iceland tan thành nước và chảy vào Đại Tây Dương, rất có thể tạo ra những trận ngập lụt khủng khiếp.

Nguồn: Tence
Lê Anh biên tập

Xem thêm: