Khi nghĩ đến những âm thanh lớn, bạn có thể liên tưởng đến những tiếng hét chói tai hoặc những tiếng nổ lớn. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ không nghĩ đến một tiếng động đột ngột phát ra từ một loài giun biển nhỏ có chiều dài chỉ vỏn vẹn 29 mm.

Nhưng khi nhà sinh vật học đại dương Ryutaro Goto từ Đại học Kyoto (Nhật Bản) và các đồng nghiệp đo đạc âm thanh phát ra từ những con giun nhiều tơ này, họ nhận thấy âm thanh phát ra đạt mức 157 đêxiben – một mức cường độ đáng sợ, theo Science Alert. Tùy hoàn cảnh, mà chúng phát ra âm thanh có thể thấp đến mức 10 đêxiben, nhưng một khi tiếp cận ngưỡng 130 đêxiben, âm thanh khi đó sẽ có thể gây tổn hại cho tai của chúng ta.

“[Điều này] giống với [âm thanh] được tạo ra khi những con tôm đóng càng, vốn là một trong những âm thanh dữ dội nhất trong giới sinh học tự nhiên từng được đo đạc trong đại dương”, các nhà nghiên cứu giải thích trong bài báo của họ.

Loại tôm này (Synalpheus paraneomeris) khi đóng càng sẽ phát ra âm thanh 189 đêxiben, khiến con mồi của chúng khiếp đảm. Âm thanh cỡ đó có thể phá vỡ kính thủy tinh dễ dàng.

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||d938cd25c__

Trong khi sóng tạo áp đáng sợ của loài giun này không gây ấn tượng gì cho lắm, nhưng Goto và các đồng nghiệp của ông tỏ ra rất ngạc nhiên với cường độ tiếng ồn mà nó có thể tạo ra, vì trước đó họ cứ tưởng loài sinh vật này khá im hơi lặng tiếng.

Nguyên nhân là vì theo các nhà nghiên cứu, những động vật thân mềm thường không thể phát ra những âm thanh lớn như vậy – ít nhất là cho đến khi nhóm nghiên cứu mang các con giun nhiều tơ này vào phòng thí nghiệm và tân tai nghe thấy ​​những âm thanh “điếc tai” phát ra từ chiếc miệng nhỏ xíu của chúng.

“Một tiếng nổ lớn có thể là sản phẩm phụ của một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng miệng, nhưng nó cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ việc giao tiếp trong nội bộ loài”, các nhà nghiên cứu suy đoán.

Họ nghĩ rằng những con giun tạo ra âm thanh đáng gờm này bằng cách mở rộng các múi cơ hầu khá dày của chúng để tạo ra một bong bóng khoang (cavity bubble) trước khi dùng lực mạnh khiến nó “phát nổ”.

Như được mô tả gần đây vào năm 2017, những con giun này sẽ khoét lỗ trên những miếng bọt biển dọc bờ biển Nhật Bản, khu vực Thái Bình Dương. Tại đây chúng sẽ kiên nhẫn chờ đợi con mồi và quyết liệt bảo vệ địa bàn của chúng trước các đối thủ cạnh tranh.