Hãy chắc chắn mang theo một chiếc ô nếu bạn có dịp đặt chân lên Mặt trăng Titan của sao Thổ, nơi này có thể có mưa lớn.

Các nhà khoa học chỉ ra trong nghiên cứu mới đây rằng Mặt trăng Titan của sao Thổ có thể xảy ra mưa bão bất ngờ hàng năm và thường xuyên hơn nhiều so với chúng ta vẫn nghĩ, Iflscience đưa tin hôm 14/10.

Những cơn bão này không giống những cơn bão trên Trái Đất. Trên Titan, thay vì nước, methane lỏng đổ xuống bề mặt với sức mạnh tương đương với lượng nước mà siêu bão Harvey đổ xuống thành phố Houston hồi cuối tháng 8.

Mặt trăng Titan của sao Thổ (Ảnh: NASA)

Một bài báo mô tả các kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Nó cho thấy các cơn bão mạnh xảy ra trên Titan với tần suất khoảng một lần cho mỗi năm trên hành tinh này (một năm của Titan tương đương 29 năm của Trái Đất). Những cơn bão cực đại thì khoảng 20 đến 30 năm Titan mới xuất hiện một lần (khoảng 600-900 trên Trái Đất).

Jonathan Mitchell, nhà nghiên cứu cấp cao của Đại học California, Los Angeles, cho biết: “Tôi nghĩ đây thực sự là một sự kiện thiên niên kỷ. Sẽ thật tuyệt vời nếu có thể quan sát nó”.

Nhóm đã sử dụng một mô hình khí hậu để mô phỏng các mô hình thời tiết trên Titan. Họ phát hiện ra rằng lượng mưa cực đại hình thành bề mặt, được hỗ trợ bởi sự phát hiện của các quạt bồi tích – kết quả của dòng nước chảy trầm tích.

Tồn tại các hồ nước chứa hydrocarbon lỏng trên mặt trăng Titan (Ảnh: NASA)

Trên Trái Đất, lượng mưa lớn có thể hình thành các dòng chảy của trầm tích trên Trái Đất, dẫn đến sự hình thành quạt bồi tích. Và nhóm nghiên cứu nghĩ rằng điều tương tự có thể xảy ra trên sao Hỏa.

Trên Titan, hầu hết các quạt ở gần cực hơn đường xích đạo. Sự khác biệt ở khu vực này có nghĩa là một số phần của mặt trăng có thể sẽ có mưa nhiều hơn những nơi khác, gợi ý về cách khí hậu khác nhau trên bề mặt.

Trong khi chúng ta biết rằng methane lỏng có xu hướng rơi gần các cực. Người ta cho rằng sự khác biệt giữa thời tiết ẩm ướt, mát mẻ ở vĩ độ cao hơn so với thời tiết khô, ấm áp ở vĩ độ thấp có thể gây ra bão.

Tàu thăm dò Cassini-Huygens từng đổ bộ xuống Titan (Ảnh: NASA)

Cassini đã không thể nhìn thấy mưa trên Titan. Nhưng Titan là hành tinh duy nhất chúng ta từng biết có tồn tại chất lỏng trên bề mặt của nó. Mưa vì thế cũng có thể xảy ra giống hệt như trên hành tinh của chúng ta, làm cho mặt trăng này ngày càng giống Trái Đất hơn qua mỗi nghiên cứu.

“Do đó chúng tôi gợi ý rằng, tương tự như trên Trái đất nhưng khác với sao Hỏa, hoạt động địa mạo chủ động có thể đang diễn ra trong hệ khí hậu hiện nay trên Titan”, nhóm nghiên cứu viết trong bài báo .

Hiện nay, sau sự ra đi của Cassini, không có một tàu thăm dò nào đang làm nhiệm vụ gần Titan. Tuy nhiên với sự xuất hiện của nó, hy vọng chúng ta sẽ trở lại trong tương lai gần. Cơ hội nhìn thấy mưa trên một thế giới khác sẽ là một lý do thật sự thuyết phục.

Hoài Anh