Bên cạnh những lời nói dối vô hại, có những lời nói dối gây ra tác hại khủng khiếp khi là cội nguồn cướp đi mạng sống của hàng trăm triệu người.

Chúng ta ngày nay, rất nhiều người đã không còn tin vào Chúa, Thần, Phật,… vì sự tồn tại của họ với con người hiện đại rất mơ hồ, thay vào đó họ tin vào khoa học.

Nhưng các nhà khoa học cũng là con người, cũng có người tốt, kẻ xấu, những người không thắng nổi lòng tham biết đâu họ sẽ làm lệch kết quả nghiên cứu chỉ vì lợi ích của những tập đoàn thương mại, những người trả tiền cho nghiên cứu, thậm chí là cho cuộc sống của họ.

Và chúng ta, những người tiêu dùng không cách nào kiểm nghiệm được sự thật, đã bị các nhà khoa học hắc ám “lừa” trong một thời gian dài, cho đến khi sự thật được phơi bày bởi các nhà khoa học chân chính. Dưới đây là những nghiên cứu hắc ám đã “lừa” chúng ta hàng chục năm, thậm chí hàng thế kỷ:

1. Nghiên cứu về thuốc lá

Nghe có vẻ nực cười vì ngày nay ai cũng biết rằng hút một điếu thuốc thì cũng tương đương với việc bạn vừa tự tay cắt ngắn tuổi thọ đi vài phút. Nhưng sự thật là 1 thế kỷ trước đây, nhiều bác sĩ đã ra sức quảng bá cho các hãng thuốc lá, khuyến khích hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.

Một quảng cáo về thuốc lá Camel (1949) “Bác sĩ là một người hiểu biết. Nếu anh ta hút thuốc lá Camel, hẳn là anh ta có lý do đúng!” (Ảnh: trithucvn.net)

Giống như nhiều sản phẩm khác, để bán được thuốc lá, nhà sản xuất đưa ra các lý do như: Nghiên cứu chứng minh hút thuốc tốt cho sức khỏe, bác sĩ xác nhận tốt cho sức khỏe; bác sĩ là người hiểu biết, ông chọn thương hiệu XYZ; từ trẻ đến già đều được khuyên là nên hút thuốc, hút tùy thích…

Nếu bạn hỏi một số người phương Tây đứng tuổi, họ cũng khẳng định, đã từng có một thời trẻ em được hút thuốc trong trường học, thậm chí là phần thưởng khi các em có thành tích nào đó!

2. Sữa, lời dối trá và tuyên truyền

Đó chính là tên nhan đề của một cuốn sách (“Lait, mensonges et propagande”) do ông Thierry Soucar cung cấp sau khi tổng hợp hàng loạt nghiên cứu và điều tra khác nhau, phỏng vấn những người trong ngành, nhà báo khoa học chuyên nghiên cứu về sữa và công nghiệp sữa.

Ông cho rằng, những “diễn văn” của các nhà sản xuất và kinh doanh sữa khuyến cáo nên nạp từ 3 đến 4 phần sữa mỗi ngày, ví dụ: 1 ly sữa, 1 hũ sữa chua, 1 miếng pho-mai, 1 chén ngũ cốc trộn sữa) để tốt cho xương… chỉ đơn thuần là lời tuyên truyền. Ông cho rằng, dùng nhiều sữa sẽ tăng khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư buồng trứng ở nữ, và bệnh Parkinson ở cả hai giới.

Sữa được quảng cáo tốt cho xương nhưng kỳ thực uống nhiều sẽ phản tác dụng (Ảnh: ĐKN)

Cuộc tranh luận về lợi và hại của sữa lại càng nóng lên sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard công bố kết quả thu được về mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa của trẻ vị thành niên và mối nguy gãy xương sau đó trong đời. Đây là một nghiên cứu quy mô rất lớn, thu thập số liệu của 22 năm và có sự tham gia của gần 100.000 người cả nam lẫn nữ.

Phân tích kết quả cho thấy, uống thêm một ly sữa hàng ngày ở tuổi vị thành niên gây nguy cơ bị gãy xương háng cao hơn ở đàn ông. Đối với phụ nữ thì uống sữa dường như không liên quan đến việc tăng hay giảm mối nguy này.

Cũng theo một nghiên cứu công bố vào năm 2012 trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ (American Journal of Epidemiology), nếu người nào dùng nhiều sữa ở tuổi vị thành niên, thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

3. Ung thư: hóa trị và điều trị

Hóa trị có thể kích thích ung thư lan rộng

Phương pháp hóa trị rất phổ biến hiện nay trong điều trị ung thư, ngăn chặn khối u phát triển. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Albert Einstein (Mỹ) chỉ ra rằng hóa trị có thể kích thích ung thư lan ra khắp cơ thể khiến tình trạng bệnh thêm tệ.

Giáo sư sinh học Peter Nelson cho rằng về mặt lý thuyết, hóa trị là phương pháp hoàn hảo để giết các tế bào ung thư trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, ông nói, liều cần thiết để giết khối u cũng đủ chết người đối với bệnh nhân.

Truyền hóa chất điều trị ung thư thực chất là một phương pháp sai lầm (Ảnh: thanhnien)

Như vậy, các bác sĩ phải dùng liều thấp hơn, và hai nhược điểm then chốt sẽ xuất hiện. Thứ nhất, nó làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho việc lây lan nguy hiểm. Thứ hai, nó cho phép một số tế bào khối u tồn tại, trở nên đề kháng với hóa trị và di căn sang các cơ quan khác. Khi đó sẽ rất khó điều trị vì các khối u có xu hướng hung dữ hơn và kháng lại điều trị.

Hầu hết thuốc ung thư đều đắt tiền và vô dụng

Trong một nghiên cứu hồi tháng 11/2016 trên tạp chí Y khoa JAMA, nhà nghiên cứu Diana Zuckerman đã khảo sát 18 loại thuốc ung thư đã được phê duyệt và kết quả là chúng không hề giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Chỉ có một trường hợp cho thấy cuộc sống của bệnh nhân có cải thiện đôi chút, chẳng hạn như làm giảm nhẹ cơn đau và sự mệt mỏi.

Các bệnh nhân, những người ủng hộ cho đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc đang ngày càng trở nên thất vọng khi mà những loại thuốc điều trị ung thư đắt đỏ thực tế có rất ít tác dụng đối với việc kéo dài sự sống.

Cách điều trị ung thư tốt nhất là sống vui vẻ

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.

Sống vui vẻ mới thực là phương pháp ứng phó với ung thư hữu hiệu nhất (Ảnh: doc.ro)

Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học

“Kinh nghiệm cho tôi biết, chỉ cần trong lòng vui vẻ, sẽ quên đi những điều nhỏ nhặt, ung thư cũng không bùng phát. “ Không trầm cảm” mới là phương pháp giữ gìn sức khỏe theo cơ chế tự nhiên, vĩ đại nhất.”, Makoto Kondo cho biết.

Trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, hãy để nó phát triển tự nhiên, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn.

4. Thuyết tiến hóa: sự giả dối giết chết hàng trăm triệu người

Năm 1859, từ một vài trường hợp phân tán làm căn cứ trong cuốn “Nguồn gốc của các loài,” Darwin đã nêu ra giả thuyết về sự tiến hóa của sinh vật, cho rằng giới sinh vật hôm nay là từ sinh vật nguyên thủy từng bước từng bước tiến hóa mà thành. Nó mê hoặc hàng tỷ người tin rằng tổ tiên của họ là khỉ vượn, đấu tranh, giết chóc là sự cần thiết để sinh tồn phát triển và Phật – Đạo – Thần chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng.

Thuyết tiến hóa khiến người ta tin rằng tổ tiên của họ là khỉ vượn (Ảnh: The Saigon Post)

Tuy nhiên, bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế kỷ 19 – thời khoa học còn kém phát triển. Rất nhiều những “nền tảng” của thuyết tiến hóa đã được chứng minh là sai, hoặc bị làm giả, gây ra một vụ lừa dối lớn nhất của thời đại.

Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Thông tin được tìm hiểu và nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, có bằng chứng xác đáng trong loạt bài trên sẽ cho bạn thấy những người theo thuyết tiến hóa đã mê hoặc con người như thế nào.

Học thuyết phát xít được xây dựng trên nền tảng thuyết tiến hóa đã khiến hàng triệu người thiệt mạng trong thế kỷ 20 (Ảnh: kienthuc)

 Thuyết tiến hóa với căn bản là đấu tranh sinh tồn cũng là cốt lõi để sản sinh ra hai học thuyết xã hội: học thuyết xã hội chủ nghĩa chủ trương đấu tranh theo giai cấp, và học thuyết phát xít chủ trương đấu tranh chủng tộc trong hơn 100 năm qua đã khiến hàng trăm cuộc xung đột xảy ra, hàng trăm triệu người thiệt mạng. Vì vậy có thể nói, thuyết tiến hóa là học thuyết gây hậu quả lâu dài nhất, thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Chính bởi vậy, trước khi tiếp nhận và tin tưởng một vấn đề nào đó, thay vì nghe theo những nhân vật được tôn vinh hãy bình tĩnh suy xét chúng theo các chuẩn mực đạo đức, theo sự bác ái, hài hòa của tự nhiên. Bạn chắc chắn sẽ biết được điều gì chân thực.

Nam Minh