TS Nguyễn Thị Ánh Dương và các đồng sự vừa công bố bài báo trên một trong những tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới – tạp chí Nature.

Nature được xếp hạng là tạp chí khoa học uy tín và có trích dẫn nhiều nhất thế giới. Những bài báo hoặc công trình đăng trên tạp chí này được giới khoa học đánh giá rất cao, và chỉ những công trình khoa học vượt trội mới được tạp chí xuất bản, trang Vietnamnet cho hay.

Nữ tiến sĩ trẻ người Việt đăng công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới
TS Nguyễn Thị Ánh Dương hiện đang công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Việt Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (ảnh: VTC).

Đây là một công trình đồ sộ của TS Nguyễn Thị Ánh Dương (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng với 70 nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực tuyến trùng học ở 57 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Đóng góp vào công trình này, cô đã thu thập số liệu và dữ liệu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất tại Việt Nam trong hơn 10 năm, VTC cho hay.

Tuyến trùng là nhóm sinh vật đa dạng và phong phú bậc nhất trên thế giới. Chúng sinh sống ở hầu khắp các môi trường, từ vùng nước mặn, nước ngọt, sống tự do hay sống kí sinh.. Trên thế giới, những nghiên cứu về tuyến trùng thực vật và tuyến trùng biển đã được thực hiện từ rất lâu rồi. Tuy vậy, những nghiên cứu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất còn rất hạn chế, và đây chính là chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu vừa rồi của TS Nguyễn Thị Ánh Dương và đồng sự.

Kết quả nghiên cứu của TS Ánh Dương chỉ ra rằng số lượng tuyến trùng sống tự do trong đất lớn hơn rất nhiều so với những nghiên cứu trước đây. Để đi đến kết luận này nhóm nghiên cứu của TS Dương đã thu thập tổng cộng 6.759 mẫu đất trên khắp thế giới, đại diện cho 73 vùng tiểu khí hậu, sau đó phân tích để xác định tính đa dạng và chức năng của nhóm sinh vật nhỏ bé này.

Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn tuyến trùng tập trung tại những nơi có vĩ độ cao: 38,7% tồn tại trong các khu rừng phương bắc và lãnh nguyên trên khắp Bắc Mỹ, Scandinavia và Nga, 24,5% ở vùng ôn đới, và chỉ 20,5% ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 

Đây có thể coi là bộ dữ liệu khoa học đồ sộ nhất từ trước tới nay.

Nữ tiến sĩ trẻ người Việt đăng công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới
Vẻ đẹp của tuyến trùng dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM): A, Tricironema tamdaoensis; B: Acrobeloides topali, C: Acrobeloides topali

“Chúng tôi hy vọng, đây là nghiên cứu đầu tiên, sâu sắc về vai trò và chức năng của nhóm động vật nhỏ bé và nhạy cảm trong đất góp phần dự đoán những biến đổi khí hậu xảy ra trong tương lại.

Sinh thái học phần lớn nghiên cứu và tập trung vào các phần “nhìn thấy”, một phần quan trọng của hệ sinh thái nhiệt đới ví dụ như: thực vật, động vật cỡ lớn: hươu, nai, bò sát, ếch nhái…mà thường bỏ qua sự đa dạng rất lớn và quan trọng của sinh vật nhỏ bé không nhìn thấy bằng mắt thường sống trong đất ví dụ như nhóm tuyến trùng.

Một thế giới rộng lớn ẩn giấu ngay dưới chân chúng ta mà chúng ta hầu như không biết đến. Vì thế nghiên cứu này của chúng tôi về cơ bản giúp chúng ta thay đổi sự hiểu biết về sự phân bố của các nhóm tuyến trùng”, TS Dương cho hay.

Nữ tiến sĩ trẻ người Việt đăng công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới Nữ tiến sĩ trẻ người Việt đăng công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới

“Nó cũng sẽ cho phép các nhà quản lý đất đai đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc chiến chống mất mát đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu bằng cách xác định các loại đất cần được phục hồi”, TS Dương nói thêm.

Nữ tiến sĩ trẻ người Việt đăng công trình trên tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới
Hình ảnh thu mẫu đất tuyến trùng ngoài thực địa (Hữu Lũng, Lạng Sơn) năm 2013 (ảnh: VTC).

Dữ liệu về nhóm tuyến trùng sống tự do trong đất tại Việt Nam đã được TS. Dương thực hiện và thu thập số liệu trong hơn 10 năm. Trong hơn 10 năm nghiên cứu, TS Dương và cộng sự đã công bố rất nhiều loài mới cho khoa học cũng như cho Việt Nam để khám phá tiềm năng đa dạng sinh học của nhóm sinh vật nhỏ bé này.