Núi Kailash, nghĩa là “viên đá quý tuyết vĩnh cửu”, hiện vẫn là một khu vực chìm trong tấm màn bí ẩn và truyền thuyết.

Theo tín ngưỡng cổ đại, ngọn núi Tây Tạng thần bí này tượng trưng cho trục Trái Đất hay chiếc thang dẫn lên Trời. Tại nhiều quốc gia Đông phương, núi Kailash được nhìn nhận là khu vực linh thiêng nhất trên thế giới. Một số tư liệu cổ đại cho rằng ở đây chúng ta có thể tìm thấy thành phố của các vị Thần.

Nằm gần 4 con sông lớn: sông Ấn, sông Sutlej, sông Brahmaputra, và sông Karnali, núi Kailash ngày nay vẫn là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân.

Cho đến nay, núi Kailash nhìn chung vẫn chưa được con người khai phá, và việc leo núi được xem như một hành động phạm thượng sẽ đem lại vận rủi.

nui kailash tay tangNúi Kailash. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)

Một kim tự tháp nhân tạo?

Hình dáng kỳ dị của núi Kailash dẫn đến nhiều sự phỏng đoán, rằng đây không phải là một ngọn núi đơn thuần. Các nhà khoa học Nga cho rằng đỉnh núi thực chất là một kim tự tháp nhân tạo thời cổ đại. Nếu giả thuyết này là thật, thì đây sẽ trở thành kim tự tháp lớn nhất được biết đến từ trước đến nay, và lịch sử nhân loại sẽ cần phải được viết lại.

nui kailash tay tang (8)Mặt phía nam của núi Kailash. (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học nghiên cứu địa hình và cấu trúc ngọn núi cho biết nó có hình kim tự tháp, chẳng khác mấy những kim tự tháp thông thường, và được bố cục chính xác theo bốn hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc). Những kết quả nghiên cứu gần đây của Nga về Tây Tạng và dãy núi Kailash, nếu được xác thực, sẽ thay đổi căn bản vốn hiểu biết của chúng ta về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một giả thuyết được Nga đưa ra là núi Kailash có thể là một đại kim tự tháp nhân tạo, trung tâm của một tổ hợp gồm hàng trăm kim tự tháp nhỏ hơn.

Không chỉ vậy, tổ hợp công trình này có thể là trung tâm của một hệ thống toàn cầu kết nối nhiều di chỉ hoặc di tích khác, nơi nhiều hiện tượng siêu thường, kỳ lạ đã xuất hiện.

Xem thêm:

Rất nhiều du khách, đặc biệt vào đầu thế kỷ 20, đã ghé thăm di chỉ này cho rằng hình dáng đỉnh núi Kailash quá hoàn mỹ, nên chắc chắn đây không thể là một “kỳ quan thiên nhiên”, và ít nhất một phần nào đó đã được tác động bởi bàn tay con người.

nui kailash tay tang (6)(Ảnh: Internet)

Hình dạng của nó giống một nhà thờ lớn; các sườn núi vuông góc đến kinh ngạc, dựng thẳng đứng trong khoảng hàng chục mét.

“Các tầng đá nằm ngang với các lớp đá hơi biến đổi màu sắc dọc các tầng. Các đường ranh phân chia các tầng đất rất rõ rệt, khiến mặt chính ngọn núi trông như được xây từ các khối đá đỏ, bởi những bàn tay khổng lồ”, trang Researchers Club cho hay.

Có một số truyền thuyết Phật giáo kể rằng núi Kailash từng là nơi ngự trị của các vị thần.

Processed by: Helicon Filter;(Ảnh: Internet)

Theo truyền thuyết, một pháp sư Phật giáo tên là Milarepa đã so tài với pháp sư giáo phái Bön, Naro Bön-chung. Một trận giao đấu kịch liệt đã diễn ra, nhưng không thể phân cao thấp. Vì vậy họ đã quyết định chạy đua lên đỉnh núi Kailash.

phat milarepaHành giả Milarepa. (Ảnh: Internet)

Hiện tượng lão hóa nhanh chóng trên núi Kailash

Một phương diện bí ẩn khác của ngọn núi này là hiện tượng lão hóa nhanh chóng xảy đến với bất kỳ du khách nào ghé thăm. Sau khi dành 12 tiếng đồng hồ ở đây, móng tay và tóc sẽ mọc dài ra tương đương 2 tuần trong điều kiện bình thường. Liệu đây có phải do một trường năng lượng bí ẩn bao xung quanh khu vực này?

nui kailash tay tang (3)(Ảnh: Internet)

Cánh cổng bí mật dẫn đến vương quốc truyền thuyết Shambhala?

Từ xa xưa, núi Kailash đã thu hút được sự chú ý của con người. Nhiều ẩn sĩ nói rằng ngọn núi này có một cánh cổng bí mật dẫn đến vương quốc huyền thoại Shambhala (Hương Ba Lạp).

Một số giáo phái Ấn Độ tin rằng có một vùng đất ở phía bắc dãy Himalaya gọi là Kapapa, nơi “chủng người hoàn hảo” sinh sống. Shambhala được cho là một vùng đất ở phía bắc Tây Tạng, nơi rất nhiều lữ khách ghé thăm đã được nghe kể về truyền thuyết từ các lạt ma:

“Giữa những rặng núi cao ẩn giấu các thung lũng khép kín. Rất nhiều suối nước nóng nuôi dưỡng thảm thực vật màu mỡ nơi đây. Rất nhiều loài thực vật và thảo mộc hiếm gặp có thể sinh trưởng trên loại đất núi lửa kỳ dị này.

Rất khó để tìm được Shambhala, nơi lưu truyền pháp môn Kalachakra (một nhánh của Mật tông Tây Tạng). Nhà thám hiểm dãy Himalaya, Nicholas Roerich (1874-1947) là một trong số những người tin vào sự tồn tại của vùng đất Shambhala. Nhiều người khác cũng tin tưởng và đã thử đi tìm vùng đất này.

nha tham hiem Nicholas RoerichNhà thám hiểm người Nga Nicholas Roerich. (Ảnh: Wikimedia)

Một số người đã mất tích, và không ai trong họ tìm được vương quốc huyền thoại này.

“Theo thư tịch Tây Tạng [cổ], Shambhala là một vương quốc linh hồn nằm tại phía tây bắc núi Kailash. Rất khó để tôi thảo luận chủ đề này từ góc độ khoa học. Nhưng tôi có thể tự tin nói rằng tổ hợp công trình núi Kailash có liên hệ trực tiếp đến sự sống trên Trái Đất, và khi chúng tôi thiết lập một lược đồ biểu thị “Thành phố của các vị Thần”, cấu thành từ các kim tự tháp và những chiếc gương bằng đá, chúng tôi đã rất ngạc nhiên – Lược đồ này trông giống kết cấu không gian của phân tử DNA”, giáo sư Ernst Muldashev cho hay.

Xem thêm:

vuong quoc shambalaTheo quan điểm của Phật giáo Tây tạng, Shambhala là một “miền đất An lạc và Thanh tịnh”, nơi khởi nguồn của rất nhiều tôn giáo. (Ảnh: Message to eagle)

Người ta đồn rằng khi lớp băng che phủ đỉnh núi tan hết, nó sẽ lộ ra một “Con Mắt”. GS Ernst Muldashev, tiến sĩ y khoa, Giám đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga thuộc Bộ Y tế Nga, viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, và trên hết là một nhà thám hiểm chuyên nghiệp, cho biết: “Có hai vương quốc dưới lòng đất, Shambhala và Agartha, đều là một bộ phận vốn gen (gene pool) của nhân loại. Thông tin được cung cấp bởi hội kín Thule (cụ thể từ hai nhân vật Eckhart và Haushofer) cho thấy có một nền văn minh cấp cao, bắt nguồn từ Sa mạc Gobi, từ dãy Himalaya rồi phân tách thành hai nhánh: Shambhala và Agartha, trong đó Shambhala là trung tâm quyền lực, được bảo vệ bởi các thế lực và năng lượng huyền bí. Dường như những trung tâm ngầm dưới đất không chỉ có ở Tây Tạng và dãy Himalaya, mà còn tỏa ra khắp thế giới”.

giao su Ernst MuldashevGiáo sư Ernst Muldashev, tiến sĩ y khoa, nhà thám hiểm chuyên nghiệp. (Ảnh: Internet)

nui kailash tay tang (5)Núi Kailash nhìn từ xa. (Ảnh: Internet)

Theo Phật giáo, núi Kailash cũng là nơi cư ngụ của Phật Demchok, tượng trưng cho sự đại mãn nguyện.

Người ta cũng cho rằng chính trên ngọn núi linh thiêng này Phật giáo đã thay thế đạo Bön để trở thành tôn giáo chủ yếu ở Tây Tạng. Đạo Bön là một tôn giáo bản địa ở Tây Tạng trước khi Phật giáo du nhập sang đây.

Những bí mật cổ đại của núi Kailash vẫn ẩn lấp trong lòng dãy Himalaya và khu vực bí ẩn này sẽ tiếp tục hấp dẫn du khách trong một thời gian dài. Có lẽ vào một ngày nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ làm sáng tỏ những bí mật của núi Kailash và tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi kích thích trí tò mò của con người. Dù sao đi nữa, đây chắc chắn là một địa điểm có ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc.

Nguồn : Message to eagle
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc tại đây.
Thạch Khánh biên dịch

Xem thêm: