Vụ tấn công của hải quân đế quốc Nhật vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 là một sự kiện lịch sử nổi tiếng nhất thế kỉ 20 nhưng ít ai biết đến sự tồn tại của vụ tấn công lần thứ hai với ý định gia tăng tổn thất và làm chậm quá trình phục hồi của hải quân Hoa Kỳ.

Cuộc tấn công đầu tiên bất ngờ vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 được coi là một thành công to lớn của Hải quân đế quốc Nhật, nhưng các phi vụ trinh sát sau đó đã xác nhận rằng các nỗ lực trục vớt và sửa chữa của Hải quân Hoa Kỳ đang tiến triển với tốc độ cao khiến giới quân sự Nhật Bản cảm thấy cần phải có thêm một vụ tấn công tiếp theo.

Trân Châu Cảng
Tàu chiến Mỹ trúng bom trong trận Trân Châu Cảng (Ảnh: flickr.com)

Tuy nhiên, các hệ thống cảnh báo hàng hải của Hoa Kỳ đã được tăng cường kể từ cuộc tấn công đầu tiên vào Trân Châu Cảng, vì vậy việc tiếp cận Hawaii bằng đường biển là không thể.

Do đó, quân đội Nhật đã đặt hy vọng vào máy bay ném bom tầm xa của họ. Mục tiêu chính là bến tàu 1010 vì việc tấn công các tàu chiến trong ụ sửa chữa sẽ trì hoãn việc phục hồi Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng như tăng khả năng thành công cho hạm đội Nhật Bản trong chiến lược Đại Đông Á.

Chiến dịch này được gọi là Kē-Sakusen hay tên gọi khác là “Operation K.” với vụ tấn công đầu tiên nhằm vào căn cứ của Mỹ tại Trân Châu Cảng. Nếu thành công Hải quân đế quốc Nhật (IJN) sẽ tiếp tục lên kế hoạch cho một số cuộc tấn công vào các bang nội địa Mỹ như California và Texas. 

Mục đích của chiến dịch gồm bốn điểm : (1) phá hoại Trân Châu Cảng; (2) ngăn chặn các hoạt động cứu nạn và cứu hộ đang diễn ra; (3) tiêu diệt các mục tiêu không bị thiệt hai do vụ tấn công đầu tiên gây ra; Và (4) để kiểm nghiệm các máy bay Kawanishi H8K1 mới của Nhật.

Quân Đồng minh gọi loại máy bay mới này là “Emily”, là những chiếc máy bay được chế tạo cho các cuộc thám sát tầm xa và có thể đậu trên mặt nước. Ngoài khả năng bay liên tục 24 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu, Emily còn được trang bị 8 quả bom nặng 550 pound, 10 khẩu súng máy và pháo 20mm. Vì vậy chúng còn được gọi là “Flying Porcupine” (Nhím bay), với hàm ý được gắn chi chít vũ khí.

Kế hoạch đưa ra là điều 5 chiếc Kawanishi H8K1 bay 2400 kilomet từ Quần đảo Marshall tới các đảo san hô nhỏ thuộc bãi cạn Frigate Pháp (tiếng Hawaii gọi là Kānemiloha’i) – cách Trân Châu Cảng gần 800 kilomet. Tại đó những máy bay này sẽ được tàu ngầm I-23 tiếp nhiên liệu và bay tiếp tới Oahu dội bom.

Để bay được trong bóng tối, những máy bay này sẽ đến Trân Châu Cảng vào đêm trăng tròn – ngày 4/3/1942. 

Marshall Islands
Vị trí quần đảo Marshall và căn cứ Trân Châu Cảng (Ảnh: Marshall Islands)

Không may mắn cho phía Nhật là vì lý do kĩ thuật, chỉ hai máy bay Kawanishi có thể tham gia phi vụ. Chỉ huy là Thiếu tá Trung úy Hisao Hashizume lái chiếc Y-71, với Ensign Shosuke Sasao lái chiếc Y-72 – cả hai đều là thành viên của Phi đội Kokutai Elite 801.

Vào ngày 3/3, họ bay tới Đảo san hô Wotje thuộc Quần đảo Marshall. Tại đây, người ta chất lên mỗi máy bay bốn quả bom 550 pound, một số vũ khí và tiếp nhiên liệu cho chuyến đi tiếp theo. Hai máy bay ném bom không được máy bay nào hộ tống bởi vì Nhật Bản không có những chiếc máy bay khác có khả năng bay xa như vậy.

Mặc dù phía Nhật hạn chế tối đa thông tin vô tuyến điện, cơ quan mật mã của Mỹ đã phát hiện một số nghi vấn, nhưng đáng tiếc, những thông tin giải mã của họ bị bỏ qua.

Một trạm Radar lắp đặt trên đảo Oahu (Ảnh: History)

May mắn là người ta không bỏ qua tín hiệu radar. Hệ thống Women’s Air Raid Defense (WARD) đã nhận ra tín hiệu của những chiếc Kawanishi tiến tới Oahu từ phía tây bắc. Đáng buồn là công nghệ radar thời đó không được tốt như hiện nay. Quân đội Hoa Kỳ đó là một hạm đội lớn đang hướng về phía họ – một cuộc tấn công lặp lại cuộc tấn công lần thứ nhất.

Điều tồi tệ là thời tiết xấu và có lớp mây phủ rất dày khiến phi đội đánh chặn của họ không thể tìm thấy người Nhật. Đây không hẳn là một điều xấu, vì nó cũng có nghĩa là cả Hashizume lẫn Sasao đều không thể nhìn thấy nơi họ đang đi. Hashizume lẫn Sasao đã lái may bay đến bờ biển Oahu vào khoảng 2 giờ sáng và không bị người Mỹ phát hiện. Tuy nhiên, tầm nhìn kém đến nỗi Hashizume trở nên tuyệt vọng và điện đàm cho Sasao, ra lệnh cho Sasao bay về phía Bắc để cùng đánh bom Trân Châu Cảng.

Nhưng Sasao đã không nhận được thông điệp. Thay vào đó, ông ta quay về phía nam. Vì vậy hai chiếc Kawanishi tiếp cận Trân Châu Cảng từ hai hướng khác nhau, trong khi người Mỹ tiếp tục cuộc tìm kiếm tuyệt vọng những máy bay của Nhật.

Trân Châu Cảng
Bến tàu 10-10 tại Trân Châu Cảng, mục tiêu của các máy bay ném bom Nhật (Ảnh: History)

Sau vụ đánh bom đầu tiên, tất cả Hawaii đều bị mất điện – khiến cho Hazishume khó có thể tìm ra mục tiêu của mình. Bắt chấp thất vọng, Hazishume thả bom từ độ cao 5 kilomet … cách mục tiêu 10 kilomet.

Những quả bom rơi xuống cạnh Đỉnh Tantalus (một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động) gần Trường Trung học Roosevelt – phá vỡ các cửa sổ và để lại bốn hố sâu rộng 10 mét và sâu 3 mét.

Sasao cũng không thành công. Điểm duy nhất giúp ông ta định hướng là ngọn hải đăng Ka’ena, giúp ông ta xác định mạn phía nam. Sử dụng phỏng đoán, ông ta thả bom gần Trân Châu Cảng … nhưng bom rơi xuống biển. Một lần nữa, không ai bị thương hoặc bị chết.

Theo kế hoạch định ra từ trước, Sasao bay trở về đảo san hô Wotje, nhưng Hashizume không thể bay về. Chiếc Y-71 của ông có vấn đề ngay cả trước khi cất cánh, và nó bắt đầu báo hiệu tình trạng hỏng hóc của máy bay. Vì vậy, Hashizume bay đến Đảo san hô Jaluit (cũng ở Quần đảo Marshall) để sửa chữa.

Kawanishi plane
Hai chiếc Kawanishi hoàn toàn mất mục tiêu vì thời tiết xấu (Ảnh: Wikiwand)

Các phóng viên ở Los Angeles đã rất bối rối khi một chương trình phát thanh cho biết vụ tấn công thứ hai vào Trân Châu Cảng đã làm 30 người thiệt mạng và làm bị thương 70 người khác – điều mà thực tế chưa bao giờ xảy ra. IJN đã bắt được thông tin này và uống rượu ăn mừng, họ cho rằng Chiến dịch K đã thành công và thừa thắng lên kế hoạch cho vụ tấn công lần thứ ba vào ngày 30/5 nhằm vào Midway – một phần thuộc quần đảo Hawaii, nằm gần giữa Hoa Kỳ và châu Á (đó là lí do vì sau quần đảo có tên như vậy). Tàu ngầm I-121, I-122 và I-23 đã được gửi đến quần đảo vào ngày 26 tháng 5 để chờ đợi.

Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng người Nhật đang định xâm chiếm Midway và sử dụng nó như là bàn đạp chiếm Hawaii và hải quân Mỹ quyết định tương kế tựu kế.

Ngày 29 tháng 5, Toshitake Ueno, chỉ huy đội tàu, đã phát hiện hai tàu khu trục của Hoa Kỳ trên mặt biển. Nếu ông đánh chìm chúng, điều này sẽ xác nhận rằng người Nhật thực sự đang lên kế hoạch xâm chiếm Midway, vì vậy ông đã ra lệnh rút lui. Vấn đề là, không ai khác biết vì Đô đốc Isoroku Yamamoto tạm ngắt điện đàm hoàn toàn.

Midway
Tàu sân bay Akagi của Nhật bốc cháy trong trận Midway (Ảnh: marineartbydale.com)

Đó là lý do tại sao Đô đốc Chuichi Nagumo, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm I vẫn tới Midway. Ông ta nghĩ rằng người Mỹ vẫn ở Trân Châu Cảng và mắc bẫy. Trận Midway khiến Nhật mất 4 tàu sân bay lớn và làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh của hải quân đế quốc Nhật trên Thái Bình Dương.

Cũng từ đây, hải quân Nhật không còn bất cứ cơ hội nào nhòm ngó các căn cứ tại Hawaii nữa, họ phải lui về phòng thủ và nhận liên tiếp các thất bại cho đến khi kết thúc cuộc đại chiến thế giới.

Nhật Minh