Một sao chổi có tên 46P/Wirtanen đang thực hiện một quỹ đạo bay đầy kịch tính, ngay từ trái đất chúng ta cũng có thể thấy được ánh sáng màu xanh lục đầy bí ẩn của nó, nếu thời tiết cho phép, nó có thể được nhìn thấy cho đến ngày 22/12.

Thời điểm xuất hiện của ngôi sao chổi này cũng như màu sắc phù hợp với dịp lễ Giáng sinh của nó đã khiến một số người gọi nó là “Sao chổi Giáng sinh”.

Theo khoa thiên văn học của Đại học Maryland, vào Chủ nhật này, sự tiếp cận của sao chổi Wirtanen với Trái Đất đã đặt nó vào top 10 “cuộc chạm trán sao chổi” gần đây nhất giữa các sao chổi với Trái Đất. Một vài trong số những sao chổi gần đó khác cũng đủ sáng để nhìn bằng mắt thường giống như Wirtanen.

Màu sắc xanh lá cây của sao chổi 46P/Wirtanen. (Ảnh: HuffPost)

Paul Jigas, quản lý của Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California cho biết: “Đây sẽ là sao chổi gần Trái Đất nhất trong nhiều thế kỷ và có lẽ nó sẽ giữ kỷ lục này trong nhiều thế kỷ nữa.”

Vào tối 16/12, tại điểm gần nhất, ngôi sao chổi này có khoảng cách khoảng 30 lần độ dài từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Nó mang đến cơ hội quan sát rõ ràng nhất, sao chổi Giáng sinh sẽ tiếp tục được nhìn thấy từ một số địa điểm trên toàn thế giới trong vài ngày sau đó.

Sao chổi này có độ sáng bất thường so với vẻ ngoài bình thường của nó nhưng đó là một sao chổi nhỏ không có nhiều đuôi và có thể khó phát hiện ra. Người xem theo dõi từ các vị trí rất tối và sử dụng ống nhòm sẽ có cơ hội quan sát sao chổi dễ dàng hơn.

Vị trí của sao chổi trên bầu trời đang thay đổi hàng đêm. Nó hiện đang ở gần cụm sao Pleiades và không xa chòm sao Orion. EarthSky có một biểu đồ hiển thị vị trí của sao chổi từng ngày.

Image result for circle
Chòm sao Orion – được phân biệt bởi ba ‘ngôi sao vành đai’ – nhìn từ vùng ngoại ô (bên trái) và từ bầu trời đất nước tối tăm (bên phải). (Ảnh: IFLScience)

Đại học Maryland đã thiết lập một trang web cho phép các nhà thiên văn nghiệp dư đóng góp những quan sát của họ.

Sao chổi 46P/Wirtanen được phát hiện vào năm 1948 bởi nhà thiên văn học Carl Wirtanen. Nó quay quanh Mặt Trời khá nhanh, hoàn thành quỹ đạo của mặt trời cứ sau 5,4 năm. Kể từ khi được phát hiện ra, nó đã được các nhà thiên văn học quan sát một cách kỹ lưỡng ngoại trừ một năm, khi nó đi quá gần Mặt Trời.

Lần gần đây nhất khi sao chổi xuất hiện, nó rất khó được quan sát thấy và điều tương tự cũng sẽ đúng với lần xuất hiện tiếp theo của nó vào năm 2024.

Nhật Quang