Khi bạn áp chiếc vỏ ốc vào tai, bạn có thể nghe thấy những âm thanh tương tự sóng biến, bạn có bao giờ tự hỏi nó đến từ đâu?

Mỗi khi đi biển, chúng ta thường có sử thích tìm những vỏ sỏ hoặc vỏ ốc và khi áp chúng vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh cuồn cuộn của những con sóng. Mọi người vẫn nghe được âm thanh như sóng biển từ một chiếc vỏ sò mặc cho chúng ta đang ở rất xa trong đất liền.

Nhiều ý kiến cho rằng “tiếng sóng biển đó” là âm thanh của mạch máu lưu thông trong vành tai của mỗi người. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng bởi vì khi bạn hoạt động mạnh như thể dục, mạch máu lưu thông nhanh hơn thì bạn sẽ phải nghe thấy những âm thanh to và rõ hơn. Còn trên thực tế thì không phải như vậy, âm thanh không hề thay đổi cho dù bạn nằm im hay đang vận động mạnh.

(Ảnh: Psicologia OK)

Một số ý kiến khác lại cho rằng âm thanh đó có được là do không khí bên ngoài cuốn vào vỏ ốc, chúng ta có thể nghe tiếng sóng biển lớn hơn nếu nhích vỏ ốc ra xa tai một chút thay vì áp sát vào một bên đầu. Nhưng điều này lại không đúng khi chúng ta cố gắng lắng nghe âm thanh từ chiếc vỏ sò trong một phòng cách âm, phòng cách âm vẫn có không khí nhưng tai ta sẽ không nhận được bất kì âm thanh nào từ vỏ sò trong một căn phòng cách âm.

Vậy hiện tượng kỳ lạ này từ đâu ra?

Các nhà khoa học đã giải mã một cách chính xác hiện tượng này thông qua một số nguyên tắc vật lý cơ bản. Những gì chúng ta nghe thấy trong vỏ ốc thực chất là những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi.

Nguyên nhân chính là do cấu trúc đặc biệt của vỏ ốc gây ra hiện tượng cộng hưởng âm, cộng thêm sự tưởng tượng của bộ não khiến chúng ta nghĩ rằng đấy là tiếng sóng biển: “Âm thanh phản xạ bên trong vỏ ốc và tùy thuộc vào hình dạng của nó, âm thanh sẽ có những tần số khác nhau. Chiếc vỏ ốc cũng đóng vai trò gần giống với chai bia rỗng, một khoang cộng hưởng. Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của nó, bạn không cần thổi vào vỏ ốc để nghe được âm thanh mà chỉ cần xung quanh có những âm thanh khác biệt thì có thể tạo nên sự cộng hưởng bên trong.”

(Ảnh: wallpaperswide.com)

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm không 1 căn phòng khá ồn với một cái cốc để gần tai và gắn chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ. Kết quả, chiếc micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng là 648Hz và ở tần số 1296Hz, âm thanh nghe được có cường độ 16dB. Nhưng nếu một chiếc vỏ ốc có thể tạo ra âm thanh của sóng biển thì xung quanh nó nhất định phải có những âm thanh khác nên chúng ta khi ở trong phòng cách âm thì không nghe thấy gì hết.

Dù vậy, âm thanh phát ra từ vỏ ốc không hẳn là sóng biển. Bộ não con người rất giỏi trong việc liên tưởng các sự việc khác nhau, đặc biệt là các sự việc có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, chúng ta thường nghĩ rằng âm thanh phát ra từ vỏ ốc là tiếng sóng biển, nếu chúng ta có thể để ý kỹ lưỡng một chút thì âm thanh này giống tiếng gió lùa hơn là tiếng sóng biển.

Nói tóm lại, hiện tượng này xuất phát từ việc các vỏ ốc sẽ cộng hưởng các tiếng ồn trong môi trường mà bạn đang ở, do đó xung quanh ta càng ồn ào thì âm thanh nghe được từ vỏ ốc càng lớn, càng giống tiếng sóng biển hơn. Vậy thì chần chừ gì nữa, hãy lấy ngay một chiếc vỏ sò hay chiếc cốc rỗng để kiểm chững đi nào!

Video:

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Sơn Tùng