Cổ tích dường như chỉ là những câu chuyện tưởng tượng hư cấu. Nhưng mấy ai biết rằng, rất nhiều những điều huyền diệu trong các câu chuyện cổ tích đều được dựa trên sự thật.

Những hồi ức tuổi thơ của mỗi người chúng ta thường không thể thiếu những câu chuyên cổ tích sinh động thú vị. Những nhân vật, tình tiết câu chuyện cảm động lòng người sâu sắc đáng yêu, đến nay vẫn còn in đậm trong tâm trí chúng ta. Chúng đã dạy chúng ta triết lý nhân sinh: làm người phải thành thực, thiện lương, chính nghĩa tất sẽ chiến thắng tà ác.

Khi còn nhỏ, chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng những câu chuyện này đều là thật, đôi lúc mộng mơ như chính bản thân đang ở trong thế giới cổ tích vậy. Thế nhưng theo sự tăng trưởng của tuổi tác, chúng ta dần dần xem chuyện cổ tích là dành cho trẻ con, và càng không thể nghĩ tới rằng rất nhiều miêu tả trong truyện cổ tích đều thật sự tồn tại, hay chí ít có một phần sự thật trong đó.

“Bảy chú lùn” và phát hiện tiền sử

Bạn chắc chắn còn nhớ câu chuyện về công chúa Bạch Tuyết và bảy chú lùn chứ? Câu chuyện kể về số phận bi đát của nàng công chúa bạch tuyết sau khi bị mẹ kế âm mưu sát hại vì ghen tức với sắc đẹp của nàng, cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với bảy chú lùn trong rừng sâu sau khi được người thợ săn tha mạng, lần ám toán bất thành của người mẹ kế bằng quả táo độc, và cái kết hạnh phúc bên hoàng tử sau khi được chàng cứu mạng. Bên cạnh nhân vật nàng bạch tuyết kiều diễm, điểm nhấn của chuyện còn nằm ở hình tượng bảy chú lùn tốt bụng, được xây dựng và miêu tả rất sinh động trong truyện (và bộ phim chuyển thể về sau).

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Hình tượng Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn trong bộ phim hoạt hình chuyển thể của hãng Disney. Ảnh: Disney

Liệu có bất kỳ thực tế nào đằng sau những chú lùn này?

Tạp chí Nature tiết lộ, một nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi phát hiện bộ xương của một chủng người lùn đã tuyệt chủng trên một hòn đảo ở Indonesia. Bộ xương thuộc về một người nữ trưởng thành, cao vỏn vẹn hơn 1m, dáng vẻ giống như người Hobbit trong phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, theo ước tính đã sống ở Đảo Flores 12.000 năm về trước. Đồng thời còn phát hiện một số mảnh xương, ước đoán thuộc về 8 cá thể khác, tức là đây không phải trường hợp cá biệt do suy dinh dưỡng hay nguyên nhân nào tương tự, mà là có tồn tại cả một tộc người lùn ở nơi đây. Các nhà khoa học đã gọi quần thể tộc người mới được phát hiện này là “người Flores”, não của họ có kích thước bằng một phần ba não của con người hiện đại. Họ sử dụng công cụ bằng đá, biết dùng lửa, săn bắn tập thể. Điều thú vị là cư dân hiện nay của Đảo Flores vẫn còn lưu truyền không ít truyền thuyết có liên quan đến người lùn. Người lùn theo miêu tả của họ cao một mét, trên người phủ lông tơ mỏng.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Hộp sọ của Ebu, một cá thể người Homo floresiensis được phát hiện tại Indonesia (trái), nhỏ hơn rất nhiều so với hộp sọ con người hiện đại (phải). Ảnh: Peter Brown
Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Hình mô phỏng một người lùn Homo floresiensis. Ảnh: ancient-origins.net
Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Kích thước của người lùn Homo floresiensis so với người bình thường. Ảnh: Daynes

Trên phương diện địa lý học cũng thu thập được bằng chứng cho thấy, 12.000 năm trước một trận núi lửa dữ dội đã xảy ra, xóa sổ “người Flores”, các động vật đặc thù trên đảo cũng chịu số phận tương tự. Thế nhưng, các nhà khảo cổ học cho rằng, có thể người Flores không hề bị diệt vong hoàn toàn trong lần thiên tai đó, bởi theo truyền thuyết của người dân địa phương, cho đến khi một nhà thám hiểm người Hà Lan đến hòn đảo này từ hàng trăm năm trước, vùng đất này vẫn còn tồn tại những người lùn, mà lần phát hiện gần đây nhất, được cho là cách đây khoảng 100 năm.

“Nàng tiên cá” liệu có tồn tại?

Chắc hẳn ai cũng biết đến câu chuyện Nàng tiên cá nổi tiếng, và xem bộ phim hoạt hình chuyển thể cùng tên của đại thi hào Andersen. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời một nàng tiên cá sống dưới thủy cung, một thành phố được xây từ những rặng san hô tuyệt đẹp.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Ảnh: Disney

Liệu sâu thẳm dưới đáy biển thật sự có người cư trú hay không? Loài sinh vật mang tên người cá phải chăng chỉ là sự hòa trộn mang tính ngẫu hứng giữa người và cá của Andersen? Có chút sự thật nào đằng sau nhân vật này?

Thực tế, khái niệm người cá đã xuất hiện từ rất lâu, không phải được sinh ra từ ngòi bút của Andersen. Trên khắp thế giới, ở nhiều quốc gia khác nhau, đều lưu truyền các truyền thuyết về người cá, bao gồm phương Tây lẫn phương Đông. Không chỉ trong các tích cổ, thời cận đại, và ngay cả vào một số năm gần đây, có nhiều bằng chứng đụng độ với loài sinh vật này … ngoài đời thực.

Xác ướp người cá

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Bài báo công bố tìm thấy hóa thạch người cá ở vùng biển Ba Tư. Ảnh:
Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Hài cốt một sinh vật giống người cá được trưng bày trong một đền thờ ở Nhật Bản. Ảnh: atlasobscura

Thi thể người cá trôi dạt bờ

Bên dưới là video ghi hình 5 người mặc trang phục bảo hộ đang nâng nhấc một loài sinh vật kỳ lạ “có phần đuôi giống vây cá” từ bãi cỏ ven hồ lên cáng, rồi chở đi.

Video:

Người cá còn sống ngoài đời thực

Video ghi hình một loài sinh vật giống người cá, đang tọa trên một tảng đá lớn tại bãi biển ở thị trấn Kirvat Yam, Israel.

Video:

Cô bé bán diêm và trải nghiệm cận tử 

Đêm trước khi chết, cô bé bán diêm không hề có cảm giác sợ hãi, mà cảm thấy ấm áp và tươi sáng. Đây là chỉ miêu tả cố ý của tác giả trong cổ tích hay là hiện tượng trải nghiệm cận tử thực sự của nhân loại?

Song song với tác phẩm Nàng tiên cá, Cô bé bán diêm cũng là một câu chuyện cổ tích phổ biến khác của Andersen. Câu chuyện khắc họa số phận bất hạnh của một cô bé, phải đi bán những hộp diêm để kiếm sống qua ngày. Khung cảnh được miêu tả trong chuyện là một buổi đêm mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt. Để chống chọi với cái lạnh, cô bé đã nhóm từng que diêm, để tận hưởng từng chút hơi ấm. Mỗi một que diêm quẹt lên, cô bé lại nhìn thấy nhiều cảnh tượng hiện ra trước mặt, cái lò sưởi, một bàn ăn thịnh soạn, cây thông Noel, người thân đã mất (người mẹ hoặc người bà)…

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Một que diêm thắp lên, và hình ảnh người bà quá cố của cô bé hiện ra trước mặt. Ảnh: Kinder Books

Liệu những cảnh tượng này chỉ thuần túy xuất hiện khi cô bé đang ở trong trạng thái thần trí không tỉnh táo do phải chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt? Liệu có bất kỳ sự thật nào đằng sau?

Câu trả lời là có.

Không phải chỉ là huyễn hoặc, một số cảnh tượng mà những người tiệm cận cái chết nhìn thấy, một số trong đó là cảnh tượng chân thực về thế giới thực tại – được quan sát không thông qua 5 giác quan dù người trải nghiệm đang trong trạng thái bất tỉnh mất ý thức. Theo cách nói dân gian, người đó đang quan sát thế giới vật chất trong trạng thái linh hồn ly thể (hay xuất hồn).

Số khác là những cảnh tượng trong đó xuất hiện những người thân quá cố, những sinh vật trong không gian khác (thiên đường, địa ngục,…) rất chân thực và sống động. Nhiều người trải nghiệm là những học giả, nhà khoa học uy tín.

Theo báo cáo của đài ABC, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng phải làm phẫu thuật tim vào năm 2004. Khi trả lời phỏng vấn trên đài ABC, Clinton đã thuật lại trải nghiệm cận tử của mình:

“Tôi nhìn thấy những cái mặt nạ đen thui, giống như mặt nạ tử thần đang bị vỡ vụn, lần lượt từng cái một”.

“Rồi tôi nhìn thấy những vòng tròn ánh sáng tuyệt vời. Và sau đó, hình ảnh Hillary và gương mặt Chelsea (con gái TT Clinton) xuất hiện trong luồng ánh sáng, và sau đó họ bay vào trong bóng tối xa xăm.

[Rồi tôi cũng nhìn thấy] những người thân quen khác. Khoảng khắc đó thật tuyệt vời”.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Tổng thống Bill Clinton. Ảnh: YouTube

Tuy vậy, những trải nghiệm cận tử kể trên không phải hy hữu, mà rất phổ biến, đủ để tiến hành các nghiên cứu và thống kê. Bà Penny Sartori là một y tá người Anh làm việc ở khoa chăm sóc đặc biệt (ở bệnh viện, đối với bệnh nhân ốm nguy kịch). Chứng kiến nhiều ca thập tử nhất sinh và được nghe kể lại các trải nghiệm của bệnh nhân trong gần 20 năm công tác, bà đã thu thập dữ liệu về nhiều trường hợp được cứu sống trở lại trong phòng cấp cứu.

Một lượng lớn những dữ liệu mà bà Sartoti thu thập được trong một giai đoạn 5 năm cho thấy, sau khi con người tử vong sẽ không chết đi, mà vẫn còn tồn tại dưới một dạng thức sống nhất định. Nhiều bệnh nhân đã tường thuật lại một cách chi tiết quá trình bản thân họ xuất khỏi cơ thể (“linh hồn ly thể”), rồi bay lơ lửng trên không trung trong phòng cấp cứu như thế nào, rồi việc sau đó các bác sĩ, y tá tiến hành cấp cứu cho họ ra sao. Họ có thể thuật lại một cách chính xác khung cảnh và các chuỗi sự kiện xảy ra vào lúc đó , điều này khiến các y bác sĩ và tất cả mọi người chấn động, bởi lẽ trong trạng thái bất tỉnh nhân sự, họ sẽ không thể biết được những điều đó thông qua 5 giác quan thông thường. Không chỉ vậy, rất nhiều người còn nhìn thấy những khung cảnh siêu thực vượt ra ngoài thế giới vật chất này của chúng ta. Lấy ví như, họ thấy bản thân mình đang phiêu đãng trên một con đường ánh sáng thanh bình, sáng ngời. Tất cả đều rất sống động trước mắt.

Với các đóng góp của mình trong lĩnh vực nghiên cứu cận tử, năm 2005 bà Penny Sartori đã được trao bằng tiến sĩ danh dự.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Y tá Penny Sartori, chuyên gia về khảo nghiệm cận tử. Ảnh: WalesOnline

Những bông hoa của cô bé Ida: Thực vật liệu có biết suy nghĩ?

Nối tiếp dòng chuyện cổ tích “kinh điển” của Andersen, “Những bông hoa của cô bé Ida” xuất hiện như một câu chuyện huyễn tưởng về những bông hoa trong nhà cô bé Ida, ban ngày thì bất động như bao cây hoa khác, nhưng cứ tối đến lại sống dậy như người thật. Chúng không chỉ biết nói chuyện, ca hát, chơi đàn, nhảy múa, khiêu vũ, mà mỗi cái cây trong chúng đều có thể bộc lộ các đặc điểm tính cách khác nhau, giống y con người.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Minh họa truyện “Những bông hoa của cô bé Ida”. Ảnh: livejournal.com

Có người nghĩ, điều này chỉ là tưởng tượng thuần túy, bởi cây cối vô tri vô giác, không biết suy nghĩ, cảm nhận, và chắc chắn cũng chẳng thể cử động.

Điều này đúng, nhưng chỉ một phần mà thôi.

Thực vật, không như nhiều người nghĩ chỉ là sinh vật cấp thấp vô tri vô giác, mà trái lại có “đời sống tình cảm” vô cùng phong phú và phức tạp. Ví dụ điển hình chứng minh cho điều này đến từ thí nghiệm của một nhà nghiên cứu người Mỹ tên là Cleve Backster.

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Cleve Backster đã bắt đầu thí nghiệm của ông với cây Huyết dụ (Dracaena). Ảnh: brasiliaempauta.com.br

Là chuyên gia dùng máy dò nói dối để phát hiện tội phạm, một ngày nọ Backster hứng khởi nên đã nối máy vào một cây huyết dụ, rồi tưới nước vào gốc cây. Đột nhiên trên màn hình hiện lên một đường cong, tương ứng với trạng thái hưng phấn như được ghi nhận ở người. Phải chăng cái cây được uống nước nên cao hứng?

Một lần khác, ông nảy ý định dùng lửa đốt lá của nó, trên màn hình đột nhiên hiện ra một đường cong, tương ứng với cảm giác sợ hãi như được ghi nhận ở người. Phải chăng cái cây ý thức được nguy hiểm gần kề nên mới như thế?

Truyên cổ tích dưới góc nhìn khoa học: Không phải hư cấu, rất nhiều điều bí ảo trong đó đều là sự thật
Đồ thị biểu thị trạng thái cảm xúc “lên xuống” của thực vật trước các tác động từ bên ngoài. Ảnh: humansarefree.com

Backster đã tiến hành thêm rất nhiều thí nghiệm khác, và cho ra các kết quả rất kinh ngạc. Theo đó, thực vật có thể cảm nhận thế giới xung quanh, và phản ứng lại trước các tác động từ môi trường, mặc dù chúng không sở hữu giác quan giống người. Có thể thực vật cũng có phương thức cảm thụ thế giới của riêng nó, nhưng khác biệt với động vật.

Nghiên cứu của ông đã làm chấn động toàn thế giới. Các thí nghiệm tương tự đã được tiến hành ở nhiều nước khác nhau. Dù vậy, cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn không thể đưa ra giải thích hoàn chỉnh cho những hiện tượng này.

Muốn tìm thấy đáp án của những ẩn đố của sinh mệnh, giải thích đầy đủ những phát hiện khoa học này, có lẽ con người tất phải thay đổi quan niệm cũ, và đứng từ một góc độ hoàn toàn mới để nhận thức sinh mệnh và giới tự nhiên.

Nếu như con người ôm giữ những quan niệm cố hữu, v.v… thì sẽ không cách nào lý giải và tiếp thu được những hiện thực này, và phải chăng khi đó chính họ mới là thật sự sống trong “thế giới cổ tích” được cấu thành từ những thiên kiến của bản thân, không nhìn thấy thế giới rộng lớn chân thực, bao chứa vô số điều kỳ bí bên ngoài.

Quý Khải (tham khảo Minh Huệ Net)