Các kính lọc không tốn kém, lại nhẹ nhàng và cực kỳ hiệu quả. Đó là lý do mà hầu hết các nhiếp ảnh gia phong cảnh chuyên nghiệp đều mang theo kính lọc. Có một số tình huống mà các kính lọc thể hiện được tính năng tuyệt vời của chúng.

Trông bề ngoài giản dị, nhưng ngay cả một chiếc kính lọc bình thường cũng có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong chất lượng ảnh của bạn – giúp bạn chụp được những bức ảnh dường như không thể, hoặc ít nhất là khó mà đạt được nếu không dùng kính lọc. Từ kính lọc phân cực, mà có thể cắt giảm độ chói và cải thiện độ bão hòa màu của ảnh, đến kính lọc mật độ trung tính có chia độ (GND), có thể giúp cân bằng độ phơi sáng trong ảnh, và cả kính lọc mật độ trung tính (ND) có thể được sử dụng để chụp những ngọn sóng và thác nước mượt mà, mềm mại. Trên thực tế có nhiều cách cách bạn có thể sử dụng kính lọc để nâng cao chất lượng hình ảnh của mình.

Ảnh: Achilles Demircan.

Với suy nghĩ này, chúng ta hãy xem nhanh tính năng của kính lọc phân cực cũng như kính lọc mật độ trung tính và xem lý do tại sao bạn nên có những “viên đá quý” nhỏ này trong bộ đồ chụp ảnh phong cảnh tiêu chuẩn của bạn.

Ảnh: John Fowler / CC BY 2.0.

Các kính phân cực, kính lọc ND và kính lọc GND

Mặc dù một số người có thể cảm thấy rằng ngày nay kính lọc không còn cần thiết nữa, do có sẵn các công cụ trong các ứng dụng như Lightroom và Photoshop có thể mô phỏng một số hiệu ứng của kính lọc. Nhưng trên thực tế, một số hiệu ứng từ kính lọc không bao giờ có thể được tạo lại trong xử lý hậu kỳ. Trong các trường hợp khác, kính lọc có thể tạo ra kết quả thậm chí còn tốt hơn trong xử lý hậu kỳ, biến chúng thành công cụ có giá trị cho bất kỳ nhiếp ảnh gia phong cảnh nghiêm túc nào.

Ảnh: pixnio.

Dưới đây đề cập đến các tính năng khác nhau của kính phân cực, kính lọc mật độ trung tính (ND) và kính lọc mật độ trung tính có chia độ (GND) và những tình huống sử dụng các loại kính lọc đó trong chụp ảnh phong cảnh.

Kính phân cực

Đây là một trong những kính lọc đầu tiên mà nhiều nhiếp ảnh gia phong cảnh đầu tư mà không đắn đo. Kính lọc này có thể cải thiện độ bão hòa của màu sắc, tạo ra hình ảnh sống động. Chúng cũng có thể làm giảm các tia phản xạ và độ chói bề mặt, và cũng có thể được sử dụng để làm sâu thêm màu xanh của bầu trời và khiến các đám mây nổi bật hơn. Kính lọc phân cực hoạt động theo cơ chế cho phép các sóng ánh sáng nhất định đi vào ống kính, đồng thời ngăn chặn các sóng khác. Chỉ bằng cách xoay kính phân cực, bạn đã có thể điều chỉnh mức độ phản chiếu trong một hình ảnh hoặc làm sâu thêm màu xanh của bầu trời. Các hiệu ứng của kính phân cực thường không thể được tạo lại trong quá trình xử lý hậu kỳ, đặc biệt là khi có ánh sáng phản xạ.

Ảnh: James Wheeler / CC BY-SA 2.0.

Kính lọc mật độ trung tính (ND)

Chúng ta có lẽ đều đã thấy những hình ảnh với những vệt nước mờ nhẹ hay những đám mây có sọc mềm mại. Tốc độ màn trập chậm là cần thiết để làm mờ chuyển động của nước hoặc mây, trong khi kính lọc ND còn giúp tạo điều kiện cho hạ tốc độ chụp chậm hơn nữa. Vì nó giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính, bạn có thể giảm tốc độ màn trập để tăng thời gian phơi sáng mà không làm quá sáng hình ảnh chụp. Cũng như với kính phân cực, các hiệu ứng chuyển động mờ này gần như không thể sao chép được trong quá trình xử lý ảnh hậu kỳ.

Ảnh: John Fowler / CC BY 2.0.

Kính lọc mật độ trung tính có chia độ (GND)

Kính lọc mật độ trung tính có chia độ cực kỳ hữu ích khi chụp ảnh phong cảnh nơi có bầu trời sáng hơn nhiều so với tiền cảnh hoặc hậu cảnh. Các kính lọc này được thiết kế với một phần tối và một phần trong suốt, với sự chuyển đổi dần dần ở vùng giữa của kính. Bằng cách định vị phần tối hơn về phía bầu trời quá sáng, bạn có thể chặn một lượng ánh sáng vào máy, đạt hiệu quả phơi sáng đúng cho toàn bộ hình ảnh của mình.

Ảnh: Kain Kalju / CC BY 2.0.

Khi sử dụng các kính lọc, bạn nên chụp ở định dạng RAW, để cho phép linh hoạt nhất trong xử lý hậu kỳ, bởi vì một số kính lọc đôi khi sẽ để lại một chút màu sắc trên bức ảnh của bạn, nên bạn cần có thêm bước điều chỉnh cân bằng trắng trong xử lý hậu kỳ.

Các tình huống nên sử dụng kính lọc trong chụp ảnh phong cảnh

1. Chụp nước mềm mại, mượt mà

Kính lọc mật độ trung tính (ND) là lý tưởng cho các tình huống mà bạn muốn đặt tốc độ màn trập chậm để làm mờ chuyển động của nước. Để “bắt được” chuyển động này, hãy đảm bảo bạn sử dụng chân máy để giữ ổn định cho máy ảnh, và điều khiển nút chụp từ xa hoặc chụp hẹn giờ để giúp chống rung máy. Tùy thuộc vào loại kính lọc ND bạn có, bạn có thể để màn trập mở trong vài giây hoặc thậm chí vài phút mỗi lần để tạo hiệu ứng mà bạn mong muốn.

Ảnh: Luke Detwiler / CC BY 2.0.

2. Chụp một cảnh đòi hỏi các mức độ phơi sáng khác nhau

Kính lọc mật độ trung tính có chia độ (GND) là một công cụ tuyệt vời để cân bằng giữa các vùng sáng và tối trong một cảnh, dẫn đến bố cục được phơi sáng đúng. Mặc dù bạn có thể chụp ở hai mức phơi sáng khác nhau và tạo một hình ảnh tổng hợp trong xử lý hậu kỳ, nhưng dùng kính lọc ND là một tùy chọn dễ dàng hơn và chính xác hơn. Kính lọc này đặc biệt lý tưởng cho các tác phẩm có tiền cảnh tối kiểu cổ điển, với bầu trời sáng. Vì kính có chia độ, bạn có thể định vị phần trong suốt của kính vào tiền cảnh hoặc hậu cảnh tối hơn của hình ảnh, còn vùng tối của kính lên bầu trời để lọc ra một phần ánh sáng thừa. Như thế chủ đề chắc chắn sẽ không bị tối!

Ảnh: Zexsen Xie / CC BY 2.0.

3. Tạo những phong cảnh mơ mộng

Hãy nhớ lại cách mà một kính lọc ND có thể được sử dụng để tạo ra làn nước mềm mại, mờ ảo. Đúng vậy, nó cũng có thể tạo một hiệu ứng tương tự cho toàn bộ cảnh quan! Vì kính lọc ND làm giảm lượng ánh sáng chiếu vào cảm biến, nên nó cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm để làm mờ nhẹ chuyển động của các đám mây, những gợn sóng trên mặt nước hoặc thậm chí là một cánh đồng lúa đang gợn sóng nhẹ nhàng trong gió. Bất cứ nơi nào có chuyển động, một kính lọc ND có thể giúp bạn chụp nó thành một cảnh quan đẹp và mềm mại.

Ảnh: John mcsporran / CC BY 2.0.

4. Giảm ánh sáng chói trên cỏ, lá cây, tảng đá

Một kính phân cực là lý tưởng để loại bỏ ánh sáng chói trên bề mặt lá cây và đá, và đặc biệt tốt trong việc giúp giảm các tia sáng phản xạ, thường thấy trên các bề mặt sáng bóng của các vật thể này sau cơn mưa. Đây là một công cụ quan trọng cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào thích chụp ảnh thiên nhiên.

Ảnh: Sascha Kohlmann / CC BY-SA 2.0.

5. Loại bỏ khói mù trong một cảnh

Bạn đang cố gắng chụp một ngọn núi xa xa mà bị che khuất một phần bởi một đám mù nhẹ? Hãy lắp một kính phân cực lên ống kính của bạn để giúp cắt xuyên qua một phần khói mù đó, làm cho hình ảnh ngọn núi nổi bật hơn.

Ảnh: Tiffany Von Arnim / CC BY 2.0.

6. Chụp ảnh cầu vồng

Một cách sử dụng ít được biết đến của kính phân cực là tăng cường màu sắc cho cầu vồng. Nhưng trong trường hợp này bạn hãy cẩn thận! Vì kính phân cực có thể cắt xuyên qua khói mù hoặc các giọt nước nhỏ trong không khí, chúng cũng có thể loại bỏ hoàn toàn cầu vồng! Hãy chắc chắn rằng bạn vặn điều chỉnh kính lọc đến đúng điểm, mục đích để làm tối các đám mây ở hậu cảnh và nổi bật màu sắc của cầu vồng.

Ảnh: Zoltán Vörös _ CC BY 2.0.

7. Tạo bầu trời sống động và ấn tượng

Bạn đang mong chụp được một bầu trời xanh thẳm? Kính phân cực có thể giúp làm sâu sắc thêm màu xanh trên bầu trời, dẫn đến hình ảnh rực rỡ hơn. Chúng cũng có thể giúp làm tối các đám mây, kéo chúng ra khỏi hậu cảnh, tạo ra một bầu trời đầy kịch tính.

Ảnh: Adam Buzzo / CC BY 2.0.

8. Nhìn xuyên xuống dưới mặt nước

Vì một kính lọc phân cực có thể được sử dụng để giảm phản xạ, nên chúng rất hữu dụng nếu bạn đang cố gắng chụp một vùng nước nông. Một kính phân cực sẽ làm giảm các phản xạ trên bề mặt nước, cho phép bạn tạo ra các hình ảnh với sự phản xạ một phần hoặc không còn phản xạ. Đơn giản bạn chỉ cần xoay kính phân cực cho đến khi hài lòng với bức ảnh kết quả.

Ảnh: ™ Pacheco / CC BY-ND 2.0.

Trên đây là 8 tình huống mà bạn có thể sử dụng kính lọc các loại để chụp được những hình ảnh phong cảnh tuyệt vời! Lý do mà kính lọc được các nhiếp ảnh gia phong cảnh yêu thích là vì nó là cách đơn giản và rẻ tiền để đưa bức ảnh của họ lên tầm cao, chụp được một số hình ảnh phong cảnh thực sự ngoạn mục.

Theo Christina Harman / Loaded Landscapes

Clip hay: Tâm thuần tịnh thì từ trường tốt, vận mệnh cũng tốt

videoinfo__video3.dkn.tv||579c092a8__