Trong lịch sử, nhờ vào những vũ khí tuyệt diệu mà tổ tiên chúng ta đã tạo dựng nên nhiều trang huy hoàng. Mỗi loại vũ khí xuất hiện vào các giai đoạn khác nhau nhưng điểm chung giữa chúng là khả năng siêu việt, giúp chủ nhân sở hữu nó “bách chiến bách thắng”.

Ngựa sắt của Thánh Gióng

Theo truyền thuyết, Thánh Gióng sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đầu thai làm đứa trẻ. Tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống xâm phạm bờ cõi thì Thánh Gióng bất ngờ cất tiếng gọi mẹ.

Thanh-Giong-Phu-Dong-Thien-Vuong (2)

Ông còn nhờ gọi sứ giả của nhà vua, bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng, lên đường đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Tương truyền, nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay.

Ngựa sắt là một trong những vũ khí mà Thánh Gióng yêu cầu sứ giả tâu vua chuẩn bị cho mình ra trận chống giặc. Đó là một con ngựa sắt biết phun lửa và khác hẳn với những chú ngựa bình thường khác. Ngựa sắt của Thánh Gióng không thể nào bị quân địch làm bị thương. Với tiếng hí dài vang dội, cùng chủ nhân lao vào thiên binh vạn mã mà tả xung hữu đột, phá tan đội hình quân giặc.

56f8dbee-311cc0e4b9

Hoàn thành xong sứ mệnh, ngựa sắt cùng Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay về trời. Ngay nay, người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là Làng Cháy.

Video: Truyện cổ tích Thánh Gióng (Nguồn: Khương Nguyễn)

Súng thần công

Khi nhắc đến Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446) con đầu của vua Hồ Quý Ly, người ta thường nhớ đến công ông sáng chế ra súng “thần công”. Đó là một trong những phát minh khiến giặc ngoại xâm bao phen hồn bay phách lạc.

ho-nguyen-trung-2-300113

Vào đầu thế kỷ 15, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp rút tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền, trên cơ sở đó, phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét.

Loại súng này sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá lớn, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao. Cấu tạo súng thần công bao gồm: thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu.

vnp3112danda31122014022012

Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy, rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì.

Do không được lòng dân nên cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại, Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Trung Quốc và được vua Minh sai để chế tạo loại súng này. Lê Quý Đôn chép trong “Vân đài loại ngữ” rằng về sau“quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.

Nỏ thần của An Dương Vương

Sau khi được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), thần Kim Quy đã trút một chiếc móng của mình trao cho Vua An Dương Vương để chế lẫy nỏ làm vũ khí giữ thành khi có ngoại bang xâm lấn.

AnDuongVuong

Vua bèn sai tướng Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ, gọi là “Linh quang kim trảo thần nỗ”. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng hàng trăm mũi tên tua tủa bay vút ra, bách phát bách trúng.

Vào năm Tân Mão (210 TCN), khi Tần Thủy Hoàng mất, Triệu Đà phát binh xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân địch chết như rạ, thây chất đầy khắp mọi nơi.

Về sau, Triệu Đà dùng kế giảng hòa, cho con trai là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc cầu hôn con gái An Dương Vương là công chúa Mị Châu, nhưng thực chất là để tìm hiểu bí mật quân sự của Âu Lạc.

Quá tin vào người con rể quý, lơ là mất cảnh giác nên nhà vua đã bị mắc mưu của Triệu Đà, Kim trọng đã tráo thành công nổ thần. Ngay lập tức, Triệu Đà mang quân xâm lược Âu Lạc. Mất nỏ thần, An Dương Vương thua trận, phải mang theo công chúa Mị Châu bỏ thành chạy vào Nghệ An và tử trận tại đây.

phan-tich-truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy

Thuận thiên kiếm của Lê Lợi

Thuận Thiên (kiếm) hay kiếm thần Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của vua Lê Lợi, anh hùng dân tộc Việt, người mang về quyền độc lập cho Việt Nam sau khi đánh đổ ách cai trị của nhà Minh.

Thế kỷ 15, để chống lại ách đô hộ của nhà Minh, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa. Buổi đầu thế lực nghĩa quân còn non yếu, quân đội nhà Minh lại thiện chiến nên Lê Lợi nhiều lần thất bại. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

237814ef831

Thanh kiếm không được trao thẳng tới tay Lê Lợi mà nó được chia làm hai phần: một lưỡi kiếm và một chuôi kiếm. Lưỡi kiếm được một ngư dân Thanh Hóa tên là Lê Thận kéo lên trong lúc đánh cá, trên đó có khắc sâu hai chữ “Thuận Thiên”, còn chuôi kiếm do chính Lê Lợi nhặt được trong rừng khi trốn chạy khỏi sự truy đuổi của quân Minh.

Thuận Thiên nghĩa là hợp lòng trời. Giữa buổi loạn ly, nhiều nơi phất cờ tụ nghĩa, lòng người còn hướng về triều Trần, Thuận Thiên Kiếm có ý nghĩa khẳng định vai trò thủ lĩnh của Lê Lợi là hợp ý trời, bởi vậy nó cũng là đầu mối quy tụ hào kiệt, nhân dân mọi nơi về dưới một ngọn cờ nghĩa chống quân Minh. 

(1019)avatar.aspx

Có được kiếm thần, nghĩa quân Lê Lợi liên tiếp thắng đánh thắng quân Minh, nhiều phen làm giặc khiếp đảm. Năm 1428, Lê Lợi hoàn toàn quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi nước Việt, hoàn thành đại nghiệp. Mấy năm sau, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

Về sau, nhà vua đem gươm thần ngồi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Thăng Long. Bỗng nhiên thanh gươm thần động đậy và có một con rùa vàng chặn lối, xin vua hoàn lại kiếm cho Long Quân.

le-loi-tra-guom-than

Bảo Nguyên (Tổng hợp)

Xem thêm: