Những kiệt tác nghệ thuật “Vô tiền khoáng hậu” trên thế giới được sinh ra như thế nào?

Nghệ thuật là kết tinh trí huệ của văn minh nhân loại, ngược dòng lịch sử tìm hiểu, ta có thể phát hiện khởi nguồn của nghệ thuật đỉnh cao thường có liên quan tới tín ngưỡng. Khi cảm xúc tư tưởng tình cảm của người ta với một điều nào đó quá mạnh mẽ, sẽ được thông qua ca hát, hội họa, vũ đạo để biểu đạt ra. Vào thời cổ đại, lòng kính trọng và tín ngưỡng với Thần Phật của nhân loại vượt xa mọi loại cảm xúc khác do vậy trong giai đoạn khởi thủy của nghệ thuật nhân loại, chúng ta thường xuyên thấy miêu tả về Thần Phật và thế giới Thiên Quốc.

Hãy cùng chúng tôi ngược lại dòng sông dài của lịch sử, đi tới từng địa phương trên thế giới để tìm hiểu xem các vị Thần với sức mạnh thần thông vô hạn đã triển hiện thần tích như thế nào tại nhân gian, những con người cổ đại chất phác, chân thành ấy làm thế làm tạo ra khoảnh khắc huy hoàng của nghệ thuật và lưu lại cho hậu thế.

Biên niên sử hào hùng

Hơn ba nghìn năm trước, một bầu không khí sợ hãi lo lắng đột ngột bao trùm lên mảnh đất Trung Đông. Saul (thuộc chi tộc Benjamin – vị vua đầu tiên của người Do Thái năm 1026 TCN) khi dẫn quân chiến đấu với người Philistine, đã gặp phải Goliath, một dũng sĩ của Philistines trong thời kì chiến tranh dai dẳng giữa hai dân tộc này trên vùng “Đất Hứa” vào khoảng thế kỉ X trước Công nguyên.

Vua của người Israel là Saul đang yếu thế khi đối phương có Goliath, người có thân hình to lớn và một sức mạnh phi thường. Chưa từng có ai xứng làm kẻ địch của Goliath.

Hai bên giao tranh với nhau trong bốn mươi ngày chưa phân thắng bại thì một người chăn cừu trẻ tuổi tên David mang cơm cho anh trai đang chiến đấu thấy tình thế như vậy liền xin được đấu với Goliath. David là chàng trai vô cùng dũng cảm, dù mọi người cười nhạo nhưng cậu vẫn tin rằng mình có thể đánh bại kẻ địch. Thấy David nhỏ bé, Goliath khinh thường và cười nhào rằng anh ta không biết tự lượng sức mình. Người chăn cừu bình tĩnh nói với hắn: “Thần cùng tồn tại với ta”.

David đối đầu với Goliath bằng một cây cung nạng và một hòn sỏi nhọn. Chờ Goliath lao tới, cậu bắn hòn sỏi vào ngay đỉnh đầu hắn. Goliath chết và bị David chặt đầu bởi chính thanh gươm mà hắn hay dùng để băm vằm kẻ địch trong các trận chiến. Cậu bé chăn cừu trở thành anh hùng và sau đó trở thành Vua David yêu dấu của Israel.

“Nhân Thần đồng tại”

Hai nghìn năm sau cái chết của vua David, cục giám sát kỹ thuật Florence đã tìm thấy một phiến đá cẩm thạch nguyên khối với tinh chất kết cấu vô cùng tuyệt vời. Khối đá cẩm thạch được khai thác từ mỏ đá Fantiscritti ở Carrara và được đưa đến Florence bằng thuyền vào thế kỷ 15. Khối đá dài 5,5m nên được gọi là “người khổng lồ”.

Lúc bấy giờ có một dự án điêu khắc để trang trí bên ngoài nhà thờ Santa Maria del Fiore (nhà thờ Florence bây giờ). Năm 1460 Agostino di Duccio và Antonio Rossellino đã thực hiện việc điêu khắc lên khối đá nhưng không thành công. Khối đá bị lãng quên trong một khoảng thời gian dài. Đầu thế kỷ 16, dự án được khôi phục lại và giao cho giao cho Michelangelo. Michelangelo đã điêu khắc nên bức tượng David từ tháng 9/1501 đến tháng 5/1504.

Tác phẩm tượng David của nghệ sĩ đa tài Michelangelo đã làm say đắm lòng người trong hàng thế kỷ. Tượng David được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất mọi thời đại. Có thể nói, bức tượng đã hội tụ toàn bộ những gì tinh tú nhất của nghệ thuật Phục hưng, là minh chứng rõ nét cho tài năng và kỹ thuật của người nghệ sĩ.

Kể từ lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 16, bức tượng đã được công nhận và đánh giá cao bởi giới chuyên môn. Họa sĩ, nhà văn, và nhà sử học nổi tiếng Giorgio Vasari đã từng chia sẻ rằng “không một tác phẩm nào có thể sánh ngang David, có thể đạt được tỷ lệ và vẻ đẹp hoàn mỹ của nó”.

Tượng David cao 5m, nặng hơn 5 tấn miêu tả hình tượng vua David thời điểm trước khi ông chiến đấu với Goliath. Michelangelo đã sử dụng tư thế cổ điển gọi là contrapposto để tạc bức tượng. Hình ảnh chàng trai trẻ David thông minh và tự tin được thể hiện qua những nét gân, cơ rất chân thực. Ánh mắt mãnh liệt được thể hiện rất rõ trước cuộc chiến đấu với Goliath.

Khi bắt tay vào công việc, Michelangelo đặt một rào chắn xung quanh tượng để duy trì sự tập trung cao độ và để không ai làm phiền. Quá trình chạm khắc khó hơn tưởng tượng, làm thế nào để mang lại sự sống cho một thứ thô ráp to lớn như vậy? Michelangelo nhớ lại những đoạn trong Kinh thánh miêu tả về vua David. Khi công việc gặp phải khó khăn, những lời tự tin của vua David khi chiến đấu với kẻ thù tự nhiên xuất hiện trong tâm trí ông:

“Thần cùng tồn tại với ta”.

Vua David

Cái nhìn chằm chằm và biểu cảm chắc nịch dần xuất hiện dưới bàn tay mạnh mẽ của Michelangelo. Ông giống như đang nhìn thấy David lúc đối mặt với Goliath. Ông như thấu hiểu niềm tin với Thần của David từ tận đáy lòng, và sự cởi mở không một chút sợ hãi, ẩn dưới những đường cơ bắp tinh tế. Michelangelo quên ăn quên ngủ, hầu như không nhờ bất kỳ người trợ giúp nào giúp đỡ, ông không chắc có ai khác có thể hiểu được hình ảnh vua David xuất hiện trong đầu ông như thế nào.

Sau hai năm, một tác phẩm nghệ thuật chưa từng có đã ra đời. Người ta tin rằng đây là bức tượng đẹp nhất trong tất cả các bức tượng David trong quá khứ và trong tương lai. Mọi người ban đầu dự định đặt nó trên ban công cửa vòm nhà thờ, nhưng rồi không nỡ để một kiệt tác tuyệt hảo như vậy lên gác cao và cuối cùng bức tượng đã được đặt trước Tòa thị chính Florence cho đến bây giờ.

Theo Hạ Cầm, Secretchina / Shen Yun
Kiên Định biên dịch

Video: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

videoinfo__||4e9cbeafb__