Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con cái. Cha là bầu trời, mẹ là mặt đất, trời rộng và đất đầy; cha là bút, mẹ là mực, bút thẳng mực thẳng sẽ vẽ nên những bức tranh sinh động.

Người cha tựa như một ngọn núi trong gia đình, sừng sững vững vàng chống đỡ gánh nặng của gia đình, quyết định phương hướng và độ cao của cả gia đình.

Người mẹ tựa như một dòng sông trong gia đình, nguồn nước trong xanh, điều hòa bầu không khí, quyết định bầu không khí và nhiệt độ của gia đình.

Người cha, quyết định cao độ của gia đình

Cha là trụ cột cũng như xương sống của một gia đình. Miễn là cha còn ở đó, gia đình sẽ không gục ngã.

“Chiếc xe muốn chạy nhanh hơn, tất cả đều phụ thuộc vào đầu xe”. Người cha chính là đầu máy, là trung tâm của gia đình.

Theo quan niệm truyền thống, “nam chủ ngoại, nữ chủ nội”. Người cha, so với người mẹ, tầm nhìn xa rộng hơn, ý chí càng kiên định hơn, có thể trầm tĩnh đối mặt với những khó khăn và bão tố của cuộc sống.

Trong mắt của mọi đứa trẻ, người cha là một siêu nhân toàn năng, không gì không thể làm được, là định hải thần châm của Tôn Ngộ Không. Dường như đối với chúng, cho dù có bất kể chuyện gì xảy ra, chỉ cần có cha ở bên là có thể vượt qua.  

Nếu muốn gia đình vững vàng hơn và có tương lai tốt hơn, người cha đứng trước đầu xe phải có tầm nhìn nhạy bén, có thể dẫn dắt các thành viên trong gia đình đi đúng hướng, và có thể hoạch định tương lai và định hướng cho gia đình. Nếu người cha có tầm nhìn thiển cận, được chăng hay chớ, thì tương lai của gia đình này sẽ không tốt.

“Đức tính của người cha là di sản của đứa trẻ”, đức hạnh của người cha là món quà tốt nhất cho đứa trẻ.

Người cha đại diện cho kỷ luật và sự ước thúc trong cuộc sống gia đình. Nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô Amonashvili đã từng nói rằng: “Người cha nên là một người có uy quyền ở nhà. Uy tín của ông càng cao, đứa trẻ càng yêu cầu nghiêm khắc hơn đối với bản thân mình”.

Những đứa trẻ được đồng hành cùng với cha, chịu sự ảnh hưởng của cha mới có thể trưởng thành xuất sắc hơn.  Không giống như cách giáo dục bảo vệ của người mẹ, người cha khuyến khích và giáo dục con trẻ dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, giúp đứa trẻ có tinh thần tích cực, dám nghĩ dám làm ngay từ khi còn nhỏ.

Chỉ khi người cha làm tốt vai trò của mình trong việc giáo dưỡng con trẻ, đứa trẻ mới trưởng thành khỏe mạnh, có thể xuất chúng hơn trong tương lai, và gia đình mới có thể hạnh phúc hơn.

Lâm Tắc Từ (1785 – 1850) là một trọng thần của triều Thanh. Ông nổi tiếng là người liêm khiết, có dũng khí, được cho là có ảnh hưởng sâu sắc bởi người cha của mình. Phụ thân của Lâm Tắc Từ là một thầy giáo trường tư thục. Một lần có người đến xin làm thầy giáo dạy học cho con trai, ông đều từ chối. Cha của Lâm Tắc Từ hy vọng rằng có thể tự mình dạy cho con trai về đức hạnh và chí hướng của cổ nhân. Cũng có lần, có người đến biếu tặng nhiều lễ vật sang quý, muốn mời cha của Lâm Tắc Từ giúp đỡ làm bài thi giả, nhưng kết quả đều bị ông nói lời cự tuyệt.

Phẩm đức của người cha quyết định tương lai và cao độ của gia đình. Cho dù rơi vào hoàn cảnh nào, người cha cũng không không thể đánh mất tinh thần và ý chí của mình, vững vàng ôm trọn gia đình vào lòng và làm gương cho đứa trẻ.

(Ảnh minh họa: istockphoto.com)

Người mẹ, quyết định nhiệt độ của gia đình

Các bà mẹ tựa như một ngọn lửa khổng lồ quyết định bầu không khí và nhiệt độ của gia đình. Như ai đó đã từng nói: Mất mẹ giống như bông hoa cắm trong lọ, dẫu có màu sắc và hương thơm, nhưng đã mất cây.

Khác với sự nam tính cương trực của người đàn ông, phụ nữ vốn dịu dàng ôn nhu, khiến mọi người cảm giác an toàn và tín nhiệm. Trong gia đình, không chỉ cần người cha cương nghị mà còn cần người mẹ dịu hiền. Giống như hòn đá và hòn đá với nhau, ma sát va chạm sẽ mạnh mẽ, lúc này, miếng bọt biển là cần thiết để hòa hoãn sự xung đột, và người mẹ đóng vai trò là miếng bọt biển ấy.

Đàn ông không dễ rơi lệ, nhưng phụ nữ lại có nhiều cảm xúc và có nhiều khả năng bày tỏ tình cảm hoặc giải phóng áp lực của chính họ hơn đàn ông. Chính vì đặc điểm này mà người mẹ đóng vai trò là “máy sạc điện” tình cảm trong gia đình.

Khi người cha bận rộn với công tác xã hội ở bên ngoài, người mẹ làm tốt công việc hậu cần cho gia đình, tạo môi trường ấm áp để người cha thư giãn và giải tỏa căng thẳng trong gia đình.

Chỉ khi mẹ là người dịu hiền, giỏi điều chỉnh bầu không khí, thì hoàn cảnh gia đình mới càng ngày càng hòa thuận, trở thành một nơi được gọi là “Nhà” đúng nghĩa. Nếu người mẹ luôn lạnh lùng và gắt gỏng, thì tâm tình mọi người trong nhà cũng sẽ không được tốt.

Trong gia đình, con cái thường thích dựa vào mẹ, vậy nên mẹ có ảnh hưởng rất lớn đối với những đứa trẻ. Người mẹ dịu hiền, đứa trẻ sẽ lớn lên bình yên. Nếu người mẹ luôn trách cứ hoặc phàn nàn, nó sẽ tạo thành một ‘bóng đen’ trong tâm hồn đứa trẻ, có thể dẫn đến khiếm khuyết tâm lý hoặc biến dạng tâm lý của trẻ.

Con trẻ sẽ học cách hòa hợp với người khác từ mẹ, học cách yêu thương mọi người từ chính cuộc sống gia đình mình. Vậy nên, nếu người mẹ không hạnh phúc, luôn truyền năng lượng tiêu cực cho con, thì những đứa trẻ sẽ không hạnh phúc trong tương lai.

Trong gia đình, các bà mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình, cần đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông và chia sẻ. Hơn nữa, hãy quan tâm đến những khó khăn của chồng bạn. Nếu bạn có điều gì muốn nói, đừng tranh cãi và đừng tức giận hoặc phàn nàn. Bởi mọi người trong gia đình đều đang nỗ lực vì tổ ấm gia đình, tất cả đều không dễ dàng gì.

Cha là mặt trời, là ánh sáng là kim chỉ nam cho gia đình. Mẹ là mặt trăng trong gia đình, trong sáng và xoa dịu ấm áp lòng người. Người cha với tầm nhìn xa và rộng, quyết định cao độ của gia đình, giúp gia đình vững vàng nở hoa kết trái. Người mẹ quyết định nhiệt độ của gia đình, với sự dịu dàng và khích lệ có thể làm cho gia đình hài hòa và ấm áp.

Vân Hà
Theo tw.aboluowang.com

videoinfo__video3.dkn.tv||584cc506a__

Xem thêm: