Năm 2020 rõ ràng là một năm đầy tai họa. Nửa năm đầu 2020, Trung Quốc lao đao với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, theo đó là mưa đá, và bây giờ là lũ lụt bao trùm khắp vùng đất Trung thổ. Hơn 10 triệu người gặp tai ương, nhà cửa mùa màng bị lũ cuốn trôi hết. Cùng với đó là nỗi lo sợ đập Tam Hiệp có thể vỡ bất cứ lúc nào. Vậy nửa cuối năm 2020 sẽ còn thế nào đây? 

Năm 2020 vừa đến, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Người người lo sợ, nhiều nơi không ngừng bị phong tỏa, đường phố, các trạm giao thông công cộng bị tê liệt. Nhiều người đã phải cách ly trong dịp Tết đến, thời điểm mà lẽ ra nhà nhà đoàn viên, gia đình quây quần bên nhau hạnh phúc.

Trong khi người dân Trung Quốc còn thảo luận với nhau về câu chuyện tiết Thanh Minh năm nay không thể đi ra ngoài hay đi tảo mộ thì cũng là lúc hạ tuần cuối tháng 4 vừa đến. Khi ấy chính là thời điểm tiết Vũ Cốc, tiết khí cuối cùng của mùa xuân.

Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Thanh Minh đoạn tuyết, Cốc Vũ đoạn sương“, nghĩa là đến tiết Thanh Minh thì hết tuyết, đến tiết Cốc Vũ thì hết sương muối. Cốc Vũ là tiết khí thứ 6 trong 24 tiết khí hàng năm, cũng là tiết khí cuối cùng của mùa xuân. Hàng năm cứ đến trước hoặc sau ngày 20/4 là Cốc Vũ. Từ “Cốc Vũ” có nghĩa là “vũ thủy sinh bách cốc”.

Sau tiết khí Cốc Vũ, nhiệt độ sẽ tăng lên trông thấy, cũng từ ngày Cốc Vũ, lượng mưa bắt đầu tăng thêm, mưa dồi dào thích hợp cho hoa màu sinh trưởng. Cảnh sắc thiên nhiên trở lên tươi đẹp, vạn vật như được hồi sinh, phát triển phồn thịnh… Như hoa bay trong gió, chim Đỗ Quyên hót trong đêm, hoa Mẫu Đơn đâm nhụy, quả anh đào chín đỏ, báo cho mọi người biết tiết trời đã đến cuối xuân đầu hè. Mọi người dường như cũng muốn mượn sự sôi động của khí trời, sự tươi mát của thiên nhiên nhân dịp tiết Cốc Vũ mà xóa tan đi hoàn cảnh u sầu, đen tối do virus viêm phổi Vũ Hán bao trùm. 

Nhưng thực tế lại không như người ta mong muốn, cùng với sự tàn phá của virus Trung Cộng thì vùng Đông Bắc Trung Quốc lại xuất hiện tuyết rơi kèm sấm sét vang trời, cao nguyên Vân Quý lại rơi mưa đá, Hồng Hà, tỉnh Vân Nam phải hứng chịu trận mưa đá rất lớn.

Mưa đá tại cao nguyên Vân Quý, cục đá to hơn một vòng bàn tay.

Tại vùng Đông Bắc, ruộng nương vừa được ươm trồng, cây cối bắt đầu sinh sôi nảy nở thì bị băng tuyết bao phủ khiến cảnh vật ảm đạm trong rét buốt, cây trồng khó mà phát triển. Mưa đá ở vùng cao nguyên Vân Quý gây dập nát hoa màu, hư hại nhà cửa… Thời tiết vốn là tưng bừng vui vẻ trong khí tiết Cốc Vũ thì lại bị giáng tuyết rơi, mưa đá. 

Ngày 20/4 ở nhiều nơi đồng loạt xảy ra bão tuyết.

Kể từ đầu năm 2020, ở Trung Quốc liên tục xảy ra những dị tượng khác thường. 

Tháng Giêng thì sấm sét ùng ùng, người nông dân vẫn thường có câu ngạn ngữ: “Tháng Giêng sét đánh, mộ phần chồng chất”, nghĩa là tháng Giêng đánh sét dự báo năm đó xuất hiện ôn dịch hoành hành, số người nhiễm trên quy mô lớn thậm chí nhiều người tử vong vì dịch.

Tháng Tư thì tuyết rơi kèm theo sấm sét. Có câu: “Lôi đánh tuyết, khắp nơi đổ máu; không phải ôn dịch, chính là cướp…”.

Năm 2020 rõ ràng là một năm đầy tai họa. Nửa năm đầu 2020, Trung Quốc lao đao với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, theo đó là mưa đá, và bây giờ là lũ lụt bao trùm khắp vùng đất Trung thổ. Hơn 10 triệu người gặp tai ương, nhà cửa mùa màng bị lũ cuốn trôi hết. Cùng với đó là nỗi lo sợ đập Tam Hiệp có thể vỡ bất cứ lúc nào. Vậy nửa cuối năm 2020 sẽ còn thế nào đây? 

Sau những thiệt hại thảm khốc của dịch bệnh virus Vũ Hán, biết bao người trong khi bị cách ly mà không có đồ ăn, không có lương thực. Hoàn cảnh bi thương ấy có lẽ sẽ còn đau lòng hơn vì sau những ngày tháng ngập trong lũ, tất cả như bị cuốn trôi, thì phải chăng những tháng ngày nửa cuối năm nay đón chờ người dân Trung Quốc sẽ là nạn đói?

Năm 2020, nhuận năm, nhuận tháng, Canh Tý hai lần lập xuân

Theo dương lịch, 2020 là bội số của 4 nhưng không phải là bội số của 100, vì vậy, 2020 là một năm nhuận.

Theo tính toán Hoàng lịch (sách nói về thời tiết ngày tháng), thì cứ 19 năm lại có 7 năm nhuận. Năm 2020 vừa vặn nhuận tháng 4, tức là năm nay sẽ có 2 tháng 4 âm lịch.

Theo công lịch, ngày 4/2/2020 là ngày lập xuân, đối ứng với hoàng lịch là đúng vào ngày 11 tháng Giêng. 

Theo Công lịch, ngày 3/2/2021 là ngày lập xuân của năm sau, nhưng vì năm Canh Tý nhuận hai tháng Tư, nên ứng với hoàng lịch chính là ngày 12 tháng chạp năm Canh Tý (12/12).

Như vậy, theo âm lịch, năm Canh tý sẽ có 2 mùa xuân, 2 lần lập xuân. Tức là, mùa xuân của năm Canh Tý (đầu năm 2020), và mùa xuân năm 2021 (cuối năm 2020).

Vậy thì, giải thích như nào về 2 mùa xuân này? 

Vài ngày trước, một người nông dân trồng hoa quả có truyền tải 1 video nói rằng: “Năm con chuột, hai đầu mùa xuân, vỏ quý như vàng. Nhuận tháng 4, đảo xuân hàn, thật khó mà trồng được mùa màng”.

Có nghĩa là, năm nay mùa màng sẽ thất thu, người ta ví vỏ hạt thóc, đậu phộng, hoa màu quý như vàng. Nhuận vào tháng 4 sẽ xuất hiện hiện tượng bất thường vào mùa xuân. Tháng 3 rét buốt thay vì ấm áp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trồng trọt, cây giống mùa xuân bị thiệt hại, người nông dân sẽ đón một vụ mùa tồi tệ trong năm nay. Lương thực và nạn đói sẽ khiến cuộc sống của người dân trở nên vô cùng khó khăn.

Trong cái nhìn của người nông dân, thì năm con chuột chính là một năm không ổn định, mùa màng thất thu. Hơn nữa, có tới 2 lần lập xuân, quả là một năm bất thành.

Năm 2020, một năm bị “nguyền rủa” là năm tai ương: “Canh Tý chi tai”

Người Trung Quốc vẫn thường nói, “Thiên Đạo luân hồi”. theo Thiên Can Địa Chi, cứ 60 năm lại lặp lại tên con Giáp. 

Canh Tý là kết hợp thứ 37 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Trung Quốc nói riêng và người Á Đông nói chung. Cứ theo vòng xoay 10 năm thì sẽ thấy lại hàng Canh, 12 năm mới xuất hiện lại tuổi Tý và 60 năm mới gặp lại năm Canh Tý.

Trong quá khứ, người xưa đã phát hiện ra những sự kiện lớn làm chấn động thế giới thường xảy ra vào năm Canh Tý:

Năm Canh Tý 1840, chiến tranh nha phiến đầu tiên nổ ra, vương triều Mãn Thanh đã bế quan tỏa cảng, cuối cùng phải khuất phục dưới đạn pháo của đế quốc Anh.

Năm Canh Tý 1900, vương triều Mãn Thanh để mặc cho Nghĩa Hòa đoàn nổi loạn giết hại người ngoại quốc, khiến cho liên quân 8 nước tấn công vào thành Bắc Kinh. Cuối cùng, nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lượng bạc cho các nước một cách ô nhục, khoản tiền này được sử sách gọi là “Khoản bồi thường năm Canh Tý”.

Năm Canh Tý 1960, Trung Quốc xảy ra nạn đói lớn với số người chết nhiều nhất trong lịch sử thế giới. ĐCS Trung Quốc sau khi cướp được chính quyền đã thông qua một loạt các cuộc vận động như Cải cách ruộng đất, Tam phản Ngũ phản… để thanh trừ giai tầng địa chủ và phần tử tri thức, sau đó lại chĩa con dao đồ tể về phía những người nông dân, phát động phong trào “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”. Hậu quả trực tiếp là đã tạo ra nạn đói lớn kéo dài ba năm dẫn đến cái chết của 36 đến 45 triệu người dân vô tội. Tổng số người chết gấp ba lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng 70% số người chết trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Năm 1960 chính là thời gian đỉnh điểm của nạn đói lớn.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều dự đoán rằng vào năm Canh Tý (2020) cũng có thể xảy ra những sự kiện đặc biệt, thậm chí có ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai nhân loại. Vì thế năm Canh Tý còn được gọi là năm “tai ương”.

Kể từ đầu năm 2020, Trung Quốc liên tục xảy ra đại họa, cũng như các loại dị tượng. 

Bắt đầu năm Canh Tý 2020, sự bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, dịch hạch, mưa đá, lốc xoáy. Chỉ 6 tháng sau, mùa mưa bão năm nay ở Trung Quốc cũng bắt đầu một cách thật khác thường. Cảnh báo lũ lụt đã đưa ra ngày thứ 31 liên tiếp kể từ 2/6. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, tính đến ngày 26/6, có 26 tỉnh, thành ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Số người bị ảnh hưởng lên tới hơn 13,7 triệu người. Số người chết, mất tích là 81, số người phải di tản và tái định cư khẩn cấp là 744.000 và hơn 10.000 ngôi nhà bị sập. Thiệt hại kinh tế là 27,8 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, do thói quen che giấu thông tin của chính quyền Trung Quốc, ngoại giới vẫn đang nghi ngờ về con số thương vong thực tế, theo Secretchina.

Cuốn sách Địa Mẫu Kinh cũng tiên đoán về tai họa năm Canh Tý này.

Địa Mẫu Kinh, còn gọi là Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh, là cuốn kinh thư lấy sự sắp xếp tuần hoàn của “Lục thập hoa giáp” làm cơ sở. Ở đây, “Lục thập hoa giáp” là 60 tổ hợp Can Chi như: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần… cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kỳ, có tổng cộng 60 tổ hợp khác nhau của 10 Can và 12 Chi. Can phải kết hợp với Chi đồng tính (Can dương phải kết hợp với Chi dương và Can âm phải kết hợp với Chi âm), mỗi bài thơ một quẻ bói, thường dùng để dự đoán về tình hình sản xuất nông nghiệp trong năm. 

Địa Mẫu Kinh viết về năm Canh Tý 2020:

Thơ viết: 

Thái tuế canh tử niên, nhân dân đa bạo tốt.
Xuân hạ thủy yêm lưu, thu đông tần cơ khát.
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát.
Tần hoài túc lưu đãng, ngô sở đa kiếp đoạt.
Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt.
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.

Bốc viết: 

Thử hao xuất đầu niên, cao đê đa thiên pha.
Canh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền.

Phân tích: 

– Thu hoạch nông nghiệp vào năm Canh Tý 2020 không tốt, bách tính nhiều người mắc bạo bệnh hoặc có tình trạng tử vong ngoài ý muốn. Thiên tai thảm họa tự nhiên như lũ lụt, ngập úng, lở đất, đất đá trôi… thường xuyên xảy ra vào mùa xuân và hè, nạn đói và hạn hán dễ xảy ra ở một số khu vực vào mùa thu và đông. 

– Cánh đồng ở khu vực có độ dốc cao hoặc ở khu vực cao nguyên vẫn có thể thu hoạch 50% sản lượng, tuy nhiên vào mùa lúa cuối hạt lép, thất thu mất mùa. Tần Lĩnh và Sông Hoài (tức khu vực Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, An Huy, Giang Tô) dễ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất. Hạ du sông Trường Giang (bao gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Trùng Khánh, Hà Nam, An Huy…) thường xảy ra nạn cướp bóc, chiếm đoạt tài sản và sát nhân.

– Giá lá dâu sẽ càng ngày càng rẻ, sản lượng kén tằm rất thấp, chỉ thấy tằm con mà không thấy tơ, uổng công vô ích. Những người nuôi tằm sẽ không thể yên lòng, tình cảnh các ngành nghề liên quan tới tơ tằm không được tốt. 

– Năm Tý sẽ là năm hao tốn tiền tài, của cải, nên cẩn thận phòng ngừa nạn chuột hoành hành và bệnh dịch hạch, một ổ chuột hại tới một nồi canh. Năm 2020 khoảng cách giàu nghèo của bách tính càng ngày càng lớn, sự phát triển kinh tế, nông nghiệp… ở các vùng sẽ không đồng đều. 

– Có rất nhiều chuột trong “năm của chuột”, vậy nên hãy cẩn thận với bệnh dịch hạch, một lứa chuột và một nồi súp. Năm 2020, khoảng cách giàu nghèo tăng lên, sự phát triển kinh tế và nông nghiệp ở nhiều vùng sẽ không đồng đều.

– Đặc biệt trong ba tháng mùa đông năm Canh Tý, số người tử vong ngoài ý muốn rất nhiều, trên đồi sẽ tăng thêm rất nhiều ngôi mộ.

Vị Thần mùa Đông gieo ôn dịch

Theo kinh nghiệm của nông dân Trung Quốc, một năm mà nhuận tháng 4 thì mùa đông không lạnh lắm, còn mùa xuân thì “Đảo xuân hàn”, có nghĩa là lạnh giá bất thường.

Chuyện thần thoại xưa giải thích như thế nào về “Đảo xuân hàn”?

Sau khi Hoàng Đế chiến thắng Xi Vưu, thống nhất và thiết lập nền văn minh Trung Hoa, ông ủy thác cho các đại thần phụ trách tứ phương đông nam tây bắc, thuận theo pháp Đạo, phân quản bốn mùa. Bọn họ theo thứ tự là:

Đông phương thanh đế thái hạo Phục Hi, do Kim Thần phò tá, tay cầm một chiếc khuôn tròn, là vị thần mùa xuân.

Nam phương xích đế Thần Nông, do Hỏa Thần phò tá, tay cầm cái cân, là vị thần mùa hạ.

Tây phương bạch đế Thiếu Hạo, do Thủy Thần phò tá, tay cầm một chiếc khuôn hình vuông, là vị thần mùa thu.

Bắc phương hắc đế Chuyên Húc, do Thủy Thần phò tá, tay cầm một chiếc chùy, là vị thần mùa đông.

Vị thần mùa đông Huyền Minh lại có tên là Ngu Cương, ngoài việc cai quản mùa đông, cũng là Ôn thần (thần ôn dịch).

Trong Sơn Hải Kinh – Hải Bắc Kinh miêu tả: Phương Bắc thì thần Ngu Cương (tức Huyền Minh) chiếm ưu thế, mặt người thân chim, hai bên tai và hai tay vươn ra hai con rắn màu xanh. Huyền Minh là thần biển, thần gió và ôn thần trong truyền thuyết. Huyền Minh cũng là đại danh từ về âm phủ, âm khí.

Trong Hoài Nam Tử – Thiên Văn Huấn viết: “Dương khí mà thắng thì phân tán thành mưa và sương, âm khí mà thịnh thì ngưng tụ thành sương và tuyết”.

Sương tuyết chính là vì âm khí quá nặng mà đến. Vậy thì theo lẽ thường mùa đông đã qua đi, mùa xuân tới sẽ đem theo sự ấm áp. Nhưng mùa xuân năm nay sương tuyết bao phủ, vậy thì âm khí tích tụ ấy từ đâu mà tới?

Trung Quốc nhiều nơi xảy ra bão tuyết, mưa đá. Mặc dù khí tiết Cốc Vũ đã qua và mùa hè đã bắt đầu, thần mùa đông sẽ không còn trách nhiệm nữa. Nhưng sự trùng lặp của năm nhuận chẳng phải chính là thần Huyền Minh sẽ thực hiện sự kiện thứ hai hay sao? Đó chính là Thần Ôn dịch mùa đông!

Nếu như lý giải như vậy, thì những ngày tháng tiếp theo, có hay không sự bùng phát trở lại của virus viêm phổi Trung Cộng? Hoặc có hay không một trận ôn dịch khác sẽ phát sinh? Đó đều là những câu hỏi chưa có lời giải đáp vậy.

Cho đến bây giờ, nhìn vào những chuyện đang xảy ra trước mắt, có lẽ người Trung Quốc đang mơ màng về một nạn đói sẽ xảy ra, hay sự trở lại của ôn dịch hoành hành…

Ảnh: Sound Of Hope

Theo Văn Tư Mẫn, Secret China
Tâm Thanh biên dịch