Khi có sức khỏe người ta có cả ngàn ước mơ, khi ốm đau người ta chỉ có một mơ ước là được khỏe mạnh.

Trước khi có đại dịch, những điều người ta quan tâm là danh lợi tiền quyền, cùng những thứ xa hoa khác. Khi dịch bệnh ập đến khiến hàng ngàn người chết, chúng ta mới nhận ra rằng những điều đó nào còn ý nghĩa khi chúng ta không còn nữa.

Cách đây không lâu một video trên mạng chia sẻ về việc chính quyền Iran đang đào những hố chôn tập thể. Theo Washington Post, từ ngày 21/2, tại thành phố Qom – tâm điểm của dịch bệnh tại Iran – đã sớm xuất hiện dấu hiệu của các hoạt động đào xới. Cuối tháng 2 đã có thể thấy những rãnh lớn dài hơn trăm mét. Thêm vào đó, phương pháp chôn cất này rõ ràng khác với phương pháp truyền thống ở địa phương. Cho nên, dư luận suy đoán rằng người chết đều là bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán.

Trước đó ở Vũ Hán, những nhà tang lễ quá tải, thậm chí chính quyền Trung Quốc còn đưa thêm những “lò thiêu di động” đến vùng dịch để xử lý những thi thể càng nhanh càng tốt, nếu không thì virus bám trên đó sẽ lây lan và thi thể nếu để lâu quá sẽ bốc mùi.

Chúng ta thử nghĩ, một thời vùng vẫy bốn bể mà phải gặp thảm cảnh như vậy, khi chết lại không được chôn cất tử tế, phải chôn trong những hố chôn tập thể, thậm chí bị coi là “rác” vì bệnh viện và nhà tang lễ quá tải đến nỗi không xử lý kịp… Liệu ta có cảm thấy chua xót cho số phận con người?

Tuy phũ phàng nhưng đây là sự thật. Thêm vào đó, virus Vũ Hán còn khiến nền kinh tế ảm đạm; ngành du lịch như gặp phải ác mộng; các em học sinh sinh viên không biết có phải “đúp” một năm không; các giải bóng đá nổi tiếng châu Âu tạm hoãn, Euro 2020 dời sang 2021, hay Olympic mùa hè diễn ra ở Tokyo liệu có được diễn ra như dự kiến hay không; những phim trường vắng bóng vì không được tập trung đông người, vì thế ngành giải trí thất thu, đến nỗi những ca sĩ diễn viên lâm vào cảnh thất nghiệp…

Đối diện đại dịch "viêm phổi Vũ Hán": Giá trị thật lên ngôi
Euro 2020 dời sang năm 2021 (ảnh: Shutterstock).

Kinh tế, giải trí, học tập, thể thao… có ý nghĩa gì nếu chúng ta mang bệnh thậm chí tử vong? Vậy thì đối diện với dịch bệnh nói chung và đại dịch viêm phổi Vũ Hán nói riêng, chúng ta nhận ra điều gì và đâu mới là thứ quan trọng trong cuộc đời?

Điều gì mới là quan trọng?

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán cho chúng ta hiểu ra rằng: Chiếc giường đắt nhất thế gian là giường bệnh, thần dược quý giá nhất thế gian chính là sức khỏe. Có một so sánh dễ hình dung về sức khỏe như thế này. Sức khỏe là số 1, sự nghiệp, gia đình, địa vị, tài phú đều là số 0. Có 1 rồi có tất cả, sau số 1 càng nhiều số 0 thì càng hạnh phúc. Nhưng nếu không có số 1 thì mọi thứ đều không có.

Tiền chỉ là công cụ chứ không phải mục đích sống của chúng ta. Chúng ta làm việc bạt mạng để kiếm tiền, đến lúc già thì vì những tích lũy mệt mỏi cộng với những thói quen không tốt thời trẻ như thức khuya, làm việc quá sức, sử dụng quá nhiều bia rượu khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt… khi ấy chúng ta dùng tiền để đổi lấy sức khỏe thì dù có núi vàng núi bạc cũng mau hết. Lúc đó ta chỉ muốn có thân thể khỏe mạnh mà thôi.

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán cho chúng ta hiểu ra rằng: Cuộc sống quá đỗi mong manh vô thường và thật khó lường trước. Người sống hôm nay nhưng không biết ngày mai ra sao. Một đời này của người ta, chỉ khi trải qua một lần sinh tử mới hiểu được mạng sống đáng quý biết nhường nào. Chỉ khi kinh qua một lần bệnh nặng, mới hiểu rằng sức khỏe là điều đáng quý biết bao.

Virus Vũ Hán không phân biệt sang hèn, không phân biệt thể chế chính trị, dân tộc, giới tính hay tuổi tác, giàu nghèo, trình độ, giai cấp, quốc tịch. Thậm chí người ta bất ngờ khi nó nhắm vào giới chính trị gia, quan chức, người nổi tiếng. Ngay cả những vận động viên thể thao, những người vốn được xem là có thể chất và thể lực tuyệt với cỡ như Kevin Durant, hay trong giới cầu thủ ở những câu lạc bộ lớn ở châu Âu cũng đã dương tính với virus Vũ Hán.

Ai cũng có thể là đối tượng của con virus nhỏ nhưng nguy hiểm này. Mà viêm phổi Vũ Hán lại chưa có thuốc đặc trị, chỉ dựa vào đề kháng của mỗi người. Do đó cũng chỉ dựa vào “Trời kêu ai nấy dạ”. 

Tình người trong hoạn nạn

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán cũng cho ta thấy được những điều tốt đẹp. Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới không cho xuất nhập nông sản Việt Nam thì trong nước có phong trào giải cứu nông phẩm. Ngoài sự giúp sức của người dân, thì các doanh nghiệp cũng tìm tòi làm ra bún dưa hấu, bánh tráng thanh long. Nổi tiếng nhất là bánh mỳ thanh long với công thức do ông Kao Siêu Lực sáng chế.

Trong thời buổi khó khăn biến động này, mỗi người đều chung tay giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cách làm này giúp giải quyết phần nào vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc vốn có phần bất thường và bất ổn. 

Đối diện đại dịch "viêm phổi Vũ Hán": Giá trị thật lên ngôi
Bánh mì thanh long và người sáng tạo ra nó – ông Kao Siêu Lực (ảnh chụp màn hình Youtube).

Còn về những người làm trong ngành y tế, họ cũng là những người được tôn vinh. Đội ngũ y bác sĩ đã quên mình xả thân vì người khác, không ngần ngại gian nan khó nhọc, chỉ mong có thể mang lại sự sống, sức khỏe, và bình an cho mọi người.

Bài viết của doanh nhân Nguyễn Tiến Đạt đăng trên VnExpress có chia sẻ về người chị (làm bác sĩ) của mình như sau:

“…Nhiều buổi gia đình tụ tập họp mặt ăn uống, chị tôi vừa xuất hiện thì bị mọi người trong gia đình “xua đuổi” vì là “người có khả năng truyền nhiễm dịch bệnh nguy hiểm”. Chị tôi nuốt nước mắt vào lòng không dự sinh hoạt gia đình nữa mà về nhà ăn cơm nguội và tự cách ly với cả nhà. (…)

Tôi lại nhớ ngày trước, tôi thương các chị tôi làm bác sĩ vất vả mà lương không đủ ăn. Tôi thắc mắc với chị thứ hai, sao không chuyển luôn sang nghề khác có phải kiếm nhiều tiền hơn. Thay vì trả lời, chị tôi hồi ấy đã nghêu ngao hát: ‘Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai…'”.

Ánh sáng trong bóng tối

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên thế giới, số người nhiễm và số người chết tăng lên hàng ngày, thêm vào đó cho dù khỏi bệnh nhưng vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Vậy thì có cách nào để vượt qua được giai đoạn đen tối này không? Trong bài viết “Phù chính, khu tà: Triết lý dưỡng sinh Đông-Tây hội ngộ, cứu nguy thời thế” của TS. Đào Huy Phong, Lương y Trần Sơn, Trần Phước có bật mí về bí mật này: Bảo bối trên thân, cần tìm đâu xa.

“Đặt sinh mệnh của mình vào tay người khác sao bằng chủ động bảo vệ bản thân trong khi có thể? Bởi lẽ cơ thể sinh ra vốn dĩ không phải để chịu bệnh, từng tế bào đều có năng lực tiềm tàng rất to lớn trong việc tự chữa lành, có đầy đủ ‘vũ khí’ để đánh bại những kẻ ngoại xâm như virus, vi khuẩn, nấm độc, ký sinh trùng hay bất kể tác nhân gây bệnh nào khác. (…)

Nhiều nhà dinh dưỡng cho rằng, thực ra cơ thể không đòi hỏi quá khắt khe để vận hành nhịp nhàng. Chỉ đơn giản là nước sạch, không khí trong lành, dưỡng chất tự nhiên, sinh hoạt đúng với chu kỳ sinh học ngày cày đêm đi ngủ, vận động vừa đủ trong ánh nắng mặt trời và một tâm hồn thư thái bình hòa. (…)

Nhà nghiên cứu nổi tiếng David Hawkins bàn về tần số năng lượng, theo đó sự đau khổ, tuyệt vọng và oán thán có tần số thấp, khiến người ta mang bệnh, và ngược lại, hòa ái, từ bi có tần số cao khiến mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc. Nghiên cứu cũng chỉ ra, người chăm chỉ làm việc thiện lương, người thường hằng kính niệm danh Chúa dường như giảm được nhiều nguy cơ bệnh tật. (…)

Những năm gần đây người ta nhận thấy có sự trỗi dậy của nhiều phương pháp bảo vệ sức khỏe theo xu hướng có chút phần trừu tượng nhất là đối với giới khoa học thực chứng, ví như thực dưỡng, yoga, khí công, thiền định, niệm chú, tu luyện… (…) Nói là trừu tượng, nhưng thực ra chính là những điều mà các Thánh nhân, Thánh y thời xưa khi đặt nền móng cho y học, dù là Đông y hay Tây y đều đã cẩn thận căn dặn hậu thế rằng: Dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, lại quay về cái gốc làm người nhân đức“.

***

Hóa ra chìa khóa của sức khỏe nằm chính trên thân chúng ta, và “dưỡng sinh không bằng dưỡng tính, lại quay về cái gốc làm người nhân đức” đều có căn cứ khoa học.

Thử nghĩ, nếu làm người nhân đức, chúng ta biết thế nào là đủ thì sẽ không khai thác hay tiêu dùng quá độ theo cái cách “bức tử” tự nhiên.

Nếu là người thiện lương chúng ta sẽ không chế tạo ra vũ khí sinh học hay những vũ khí chiến tranh để tàn hại lẫn nhau. Truyền thông có đưa ra nghi vấn con virus này xổng ra từ một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của “quốc gia mà ai cũng biết”, do đó con virus này có khả năng không phải là thiên tai mà là do nhân họa.

Nếu là người ngay chính, hẳn quốc gia ấy sẽ không “kết hợp” với WHO để đổi tên con virus Vũ Hán thành COVID-19, nhằm hướng dư luận ra nước ngoài, sau đó tung một tin “quân đội Hoa Kỳ đã mang chủng virus này vào nước chúng tôi”, đẩy trách nhiệm sang nước khác đồng thời che giấu tội lỗi của mình…

Nhìn từ góc độ y học hay trong các dự ngôn nói về dịch bệnh hay đào thải, đều nói về cách vượt qua kiếp nạn chính là giữ vững thiện lương và đạo đức. Ấy chính là: 

Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành đại thiện, gặp phải nạn này thì không tính.

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__