Trong cuộc sống chúng ta thường vô tình làm một số việc rất ‘ngu ngốc’, nhưng có hai điều ‘ngu ngốc’ nhất là: Không chịu đọc sách, đánh mất linh hồn; Không vận động, đánh mất sức khỏe!

Khi ta tức giận là khi phúc đức sẽ rời xa ta! Cái đẹp ở mỗi người là khả năng biết kiềm chế bản thân. Nói năng xúc phạm người khác là hành vi rất ngu ngốc. Người kiếm chế được bực tức còn vĩ đại hơn một anh hùng.

Con người mất 2 năm để học nói nhưng phải mất đến hàng chục năm để học im lặng. Có thể thấy: Nói – là một dạng kỹ năng nhưng không nói – là một dạng trí tuệ.

Một người thực sự có học thức thường khiêm tốn, không dạy khôn người khác; Người thực sự giàu có thường khiêm nhường, ít khoe khoang; Người thực sự có đức hạnh thường từ tốn, ít thể hiện; Người thực sự có trí tuệ thường khoan dung, độ lượng; Người thực sự có phẩm chất tốt thường tự do tự tại, không lươn lẹo, lừa dối; Người thực sự có tu dưỡng thường trầm tĩnh, không tranh giành, tranh đấu.

Sức hút lớn nhất của con người là tâm thái vui vẻ. Người hay bực bội nhan sắc nhanh già, sắc mặt luôn u ám. Khi có tâm thái thoải mái sẽ không còn âu lo, phiền muộn, mọi việc đến và đi đều thuận theo tự nhiên.

Tâm trong sáng con người sẽ không bị ràng buộc; Tâm không bị ràng buộc khi đi đứng, hành động đều khoan dung, nho nhã. Một người nho nhã lại biết dưỡng tâm, dưỡng tính sẽ luôn tạo ra sức hút. Dung mạo ưa nhìn, tâm tính vui vẻ mới là cái đẹp toàn diện.

Chỉ khi hiểu được độ rộng lớn của thế giới mới thấy hiểu biết của mình quá hạn hẹp, vì thế nếu mình không hiểu được người khác, người khác cũng không hiểu được mình thì có nghĩa rằng mình đang cô độc trong cuộc sống này, bạn đang tự thu mình và rời xa mọi người.

Khi tinh thần mệt mỏi, hãy thay đổi cách nhìn cuộc sống; Khi áp lực đè nặng, hãy thay đổi mổi trường; Khi bối rối, hãy nghĩ theo hướng khác; Khi do dự, hãy chọn theo một tư duy khác; Khi buồn chán, hãy tìm niềm vui ở một nơi khác; Khi phiền muộn, hãy giải tỏa bằng suy nghĩ khác; Khi oán trách, hãy thay đổi cách nhìn vấn đề; Khi tự ti, hãy hành xử theo cách khác. Thay đổi góc nhìn, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn!

Thân an không bằng tâm an; Phòng rộng không bằng tâm rộng. Dưỡng thân thuận theo tự nhiên; dưỡng tinh thần bằng một cơ thể vui vẻ. “Biết sợ hãi” là chuẩn tắc cơ bản nhất của lương tâm làm người.

Hạnh phúc không phải là giàu có về tiền bạc mà là giàu có về tinh thần. Làm người đầu tiên phải đề cao nhân phẩm rồi mới đến tài năng; Làm việc, phải đề cao sự sáng suốt rồi mới đến sự chăm chỉ. Sống trên đời phải học cách không phàn nàn, không ỷ lại, không mù quáng.

Đời người nói dài là dài, nói ngắn là ngắn. Cho dù cuộc sống rơi vào hoàn cảnh nào cũng không nên buông xuôi bản thân. Thực ra, có rất nhiều việc ngay lúc đó ta không thể hiểu nhưng thời gian trôi đi ta sẽ thấy nó không còn quan trọng nữa. Hãy để bản thân được nghỉ ngơi, tâm tư thoải mái, từng bước học cách xem nhẹ mọi việc để cuộc sống luôn mỉm cười với ta.

Ngưỡng mộ người khác không bằng tự hoàn thiện bản thân. Ngưỡng mộ, so sánh, bắt chước người khác là tự biến bản thân thành cái bóng của người đó, việc đó chẳng thể đem lại niềm vui, chỉ mang đến phiền muộn; không mang lại hạnh phúc, chỉ đem đến nỗi buồn.

Mỗi người trong chúng ta phải hiểu rõ về bản thân mình, tìm được vị trí thuộc về mình, đi trên con đường của mình, cuộc sống, càng cố gắng sẽ càng may mắn!

Quỳnh Chi

Xem thêm: