Từ xưa đến nay, nhân quả chính là thứ công bằng nhất trong vũ trụ. Bất kể làm điều tốt hay xấu, cũng như thiếu nợ ai những gì, tất sẽ có báo ứng và hoàn trả tương xứng. 

Câu chuyện có thật của một gia đình phú hộ giàu có sau đây lại một lần nữa minh chứng cho chúng ta: “Trên đầu ba thước có thần linh”, thiện ác cuối cùng đều sẽ có báo ứng. 

Ở Trường Thủy Đường  phủ Gia Hưng tỉnh Triết Giang có một phú ông giàu có keo kiệt tên gọi Kim Chung. Dân quanh vùng thường đặt cho ông biệt danh “Kim lạnh lùng”, “Kim keo kiệt”. Trong đời ông căm ghét nhất là tăng nhân, theo quan niệm của ông hòa thượng là thứ đồ rẻ tiền nhất. Do vậy cứ nhìn thấy là cảm giác khó chịu, bức xúc cứ như có cái gai trong mắt. 

Gần nhà gia đình vị trọc phú này sống có một ngôi chùa nhỏ tên gọi Am Phúc Thiện”. Sống đã đến tuổi ngũ tuần nhưng chưa một lần ông bước chân tới đó chứ đừng nói bỏ vào hòm công đức một đồng. 

Ảnh minh họa ngôi chùa nhỏ “Am Phúc Thiện”. (theo: aulacnet.com)

Vợ ông thì ngược lại rất thành kính và tín ngưỡng Thần Phật. Tuổi tác đã cao ngoài bốn mươi tuổi mà chưa một mụn con nên Đơn Thị (vợ ông) dấu chồng bán trâm cài đầu cùng đồ trang sức của mình được hai mươi lạng vàng mang tới công đức nhà chùa, nhờ thầy sư dạy bà tụng kinh niệm Phật, cầu trời phật ban cho một mụn con nối dõi.

Cảm động trước lòng thành kính của bà, Thần Phật quả nhiên linh ứng cho bà sinh liền lúc hai cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Bởi là con cầu tự ở “Am Phúc Thiện” nên đứa lớn bà đặt tên con là Phúc Nhi, đứa nhỏ đặt tên là Thiện Nhi.

Sau khi có con Đơn Thị càng thành tâm cúng dường Thần Phật, thường xuyên trộm gạo củi tiền bạc trong nhà đi cúng dường. Nghe nhiều người đồn đại bàn tán lại cũng vì bản thân cảm thấy nghi ngờ, Kim viên ngoại cho người âm thầm theo dõi và phát hiện sự tình. Vô cùng tức tối liền gây sự chửi bới với vợ nhiều lần.

Sẵn đã mang tâm ghen ghét nhà sư nay lại thấy vợ lừa dối mình làm việc đó, lão ta càng căm hận ngày đêm tìm trăm phương ngàn kế để đối phó. Một ngày nọ khi còn đang đau đáu chưa nghĩ ra cách gì, ông “Kim keo kiệt” nhìn thấy lão hòa thượng của “Am Phúc Thiện” cùng một đồ đệ đang đi hóa duyên ở nhà bên cạnh.

Cau mày suy nghĩ một hồi, ông ta lấy vài đồng bạc và đi ra chợ. Vào quầy thuốc và mua một ít thạch tín sau đó quay về quầy bán bánh bao của ông Vương gần nhà. Ông chủ Vương đang nhồi một rổ bột bánh và bên cạnh là một bát nhân đường chuẩn bị để nhồi vào làm nhân bánh. Lão Kim liền đặt tám đồng bạc lên bàn và nói với ông chủ tiệm bánh: “Ông chủ Vương, tôi muốn ông làm giúp cho tôi bốn cái bánh, nhưng đừng bỏ nhân vào trong nhé. Tôi sẽ tự làm nhân“. Sau khi nhận bốn cái bánh bao không nhân, “Kim lạnh lùng” trở về cho thạch tín vào bên trong và hấp nóng.

Vừa làm xong việc thì hai vị hòa thượng kia cũng vừa tới cửa nhà ông. Ông liền sai người mời hai vị hòa thượng vào trong phòng khách dùng trà và nói với người nhà: “Hai vị sư phụ đây có lẽ đi từ sớm chưa kịp ăn uống gì. Ta thấy trong kia có mấy cái bánh bao vừa hấp chín, ngươi hãy vào mang bốn cái bánh đó ra mời hai vị hòa thượng nhé”. 

Đơn Thị thấy chồng thay tâm đổi tính hướng thiện vậy thì vô cùng vui mừng, liền lấy một cái khay để bốn cái bánh bao lên trên và bảo người hầu mang ra mời hai vị hòa thượng. Hai vị hòa thượng cảm ơn và nhận bốn cái bánh bao rồi ra về. Lại nói về hai người con của Kim viên ngoại, sau mỗi giờ học ở trường thường hay rủ nhau tới ngôi chùa nọ chơi đùa. Tối hôm đó như thường lệ sau giờ học chúng lại tới “Am Phúc Thiện”. 

Ảnh minh họa hai cậu bé sinh đôi nhà ông Kim. (theo: tinbinhduong.net)

Sư trụ trì nghĩ bụng: “Hai cậu học trò nhà ông Kim ngày nào cũng tới đây chơi, nhưng mình lại chưa bao giờ có gì ngon để mời chúng cả. Nay nhân dịp vợ ông ấy vừa cúng dường mấy cái bánh bao, mình mời hai đứa ăn điểm tâm chút”. Nói rồi vị sư phụ mang bốn cái bánh bao đi hấp nóng và pha trà gọi hai cậu bé vào vừa ăn bánh vừa uống trà. Hai cậu bé đang cơn đói, thấy bánh và trà ngon quá liền ăn ngấu nghiến mỗi đứa hai cái và uống hết cốc trà.

Thật tội nghiệp hai cậu bé, ăn xong thì bắt đầu đau bụng và liên tục ói mửa. Người theo hầu hai cậu bé thấy vậy luống cuống, vì cả hai cậu bé bắt đầu tím tái bất động. Vị sư phụ cũng lo lắng vội sai hai đồ đệ cùng đưa hai cậu bé về nhà họ Kim. Vừa đưa hai đứa trẻ về tới nhà nhìn thấy con tím tái Đơn Thị khóc ròng hỏi rõ sự tình, người hầu kể lại: “Bẩm bà, hai cậu tới Am Phúc Thiện chơi ăn bốn cái bánh bao của sư trụ trì ở đó đưa và bỗng bị đau bụng”

Hai vị đồ đệ đi theo sau nói thêm: “Bánh bao này là bánh bao sáng nay bà vừa cúng dường cho thầy tôi, nhưng thầy không ăn. Thấy hai cậu nhà tới chơi đùa nên muốn mời họ ăn chút điểm tâm”. Kim viên ngoại nghe rõ sự tình thì ủ rột gục đầu, kể lại toàn bộ sự tình cho mọi người nghe. Vợ ông nghe xong thì trong lòng càng đau khổ, cố gắng đổ nước để hai cậu bé tỉnh lại. Nhưng hai cậu bé cứ nhắm nghiền mắt, sau đó nôn ra máu và dần dần lịm đi. 

Chứng kiến sự ra đi vô cùng tội nghiệp của con, Đơn Thị ngất lịm không khỏi oán trách chồng. Hai người con mà bà thành tâm đi xin đi cầu mãi rốt cuộc lại bị chính người chồng bất nhân hạ độc chết. Nghĩ quanh nghĩ quẩn, bà uất ức đi vào trong phòng ngủ và dùng dây treo cổ tự vẫn.

Còn Kim viên ngoại sau khi khóc lóc nhớ thương con trai một hồi, ông đang định đi vào trong phòng để cùng bàn với vợ chuyện tang sự của con thì vừa mở cửa bước vào giật mình thấy vợ treo cổ trên xà nhà. Cố đưa vợ xuống nằm trên giường thì vợ đã tắt thở từ lúc nào. Hối hận và đau xót vì mất đi gia đình, ông Kim bệnh nặng và một thời gian sau thì cũng qua đời.

Thật đúng là luật nhân quả báo ứng! Một gia đình giàu có sung túc như thế, rốt cuộc chỉ vì tự gieo nhân ác cuối cùng kết quả tự gặt lấy ác báo, làm hại cho cả nhà. Trên đầu ba thước có thần linh, chỉ cần một động niệm quả báo cũng theo đó mà báo ứng. Khi bạn có thiện niệm hành thiện sẽ có thiện báo, khi bạn làm việc ác tạo ác nghiệp sẽ có ác báo.

Trời Phật đang theo dõi những việc làm của con người, trong bất kể thời khắc nào hãy luôn tự nhắc nhở mình giữ được sự thiện lương. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc làm người căn bản cần có của một người:

1. Đừng bao giờ đánh giá bình luận về ai. Luôn biết kiềm chế tính khí của bản thân, thường xuyên giữ mình luôn bình tĩnh hòa ái, bởi nếu xúc động sẽ rất dễ làm những việc sai lầm mà bản thân không cứu vãn lấy lại được.

2. Đừng để ý tới những lời nói và những đánh giá không tốt về bạn, cũng đừng vì nó mà mệt mỏi đau khổ. Hãy làm một người bình thường, đơn giản và thành thật. Đừng nên ảo tưởng cũng đừng nên lo lắng những chuyện không đâu.

3. Hãy dùng thái độ hòa ái thiện đãi với người và với mọi sự việc. Không nên tùy tiện cáu giận với người khác. Hãy luôn giữ đầu óc được tỉnh táo, biết mình biết người, đừng nên tự cao tự đại.

4. Đau khổ chỉ có thể trong một giai đoạn thời gian nhất định, sau khi qua đi quay đầu nhìn lại, mới hiểu ra thực sự nó không là gì cả. Nên học cách buông bỏ nó bởi khi bạn càng nắm nó chặt, sẽ càng không cách nào tự thoát khỏi nó.

5. Mỗi một người là một cá thể độc lập, Không có ai không thể sống khi phải rời khỏi một ai đó. Đừng nên tự cao tự đại cho mình là người có nhiều đóng góp cho tập thể, cho dù không có bạn mặt trời vẫn mọc như bình thường.

6.  Hãy học cách khoan dung với người làm tổn thương tới bạn. Nguyên nhân vì họ cũng rất đáng thương khi bị quá nhiều áp lực đè nén dẫn tới mất tự chủ của bản thân.

Hãy luôn ghi nhớ rằng đằng sau ánh hào quang thành công của mỗi người có rất nhiều đau khổ của họ mà người khác không biết. Hãy mỉm cười và âm thầm chúc phúc với cả những người bạn không thích bởi trong mỗi người ai cũng có một phần thiện lương tốt đẹp.

Từ ngàn năm qua, các bậc thánh nhân khi truyền đạo bình luận về đạo đức, thường truyền những luân lý đạo đức làm người cần có cho con người thế gian, hình thành nên nền văn hóa chính thống chủ yếu là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phật gia giảng thiện, Nho gia giảng nhân ái và tự kiềm chế nhẫn nhịn, dạy người ta biết chân thành thiện đãi với mọi người. Hành thiện cứu người, khoan dung nhẫn nhượng, xây dựng nên nền văn hóa Trung Hoa với cốt lõi hạt nhân là Chân Thiện Nhẫn.

Trên thế gian này những người luôn hành thiện tích đức, nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Theo soundofhope.org
Kiên Định biên dịch

Xem thêm: