Trên đại vũ đài lịch sử 5000 năm của Trung Quốc, các triều đại không ngừng thay đổi, kẻ xuống người lên, chưa từng có một chính quyền nào dài lâu mãi mãi, chỉ có sự biến mất của từng đế chế thậm chí là văn minh của từng triều đại. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cai trị trên mảnh đất Thần Châu 71 năm, nay đã đến lúc tận số…

Mưa lớn kéo dài liên tục một tháng ở Trung Quốc gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở 27 tỉnh thành, thậm chí có thông tin nói rằng đập Tam Điệp rất có thể bị vỡ. Cùng với sự bùng phát của tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán, người dân Trung Quốc đã và đang phải chịu sự tàn phá nặng nề bởi thảm họa. Nhìn từ quy luật phát triển lịch sử, có lẽ đã đến lúc thay đổi triều đại thậm chí là đổi mới nền văn minh. Những dự ngôn của Lưu Bá Ôn, thuận theo dòng lịch sử nghiệm chứng, khiến người ta không thể không suy nghĩ…

Lưu Bá Ôn là công thần triều Minh, đồng thời cũng là một cao nhân đắc đạo. Hơn 600 năm trước, ông đã để lại cho hậu thế 4 dự ngôn lớn: “Lưu Bá Ôn bia ký núi Thái Bạch” (hay còn gọi là “Cứu kiếp bia văn”), sau đây gọi tắt là “Lưu Bá Ôn bia ký”; “ Bia văn tháp Kim Lăng”; “Thiêu Bính Ca” và “Thôi Bi Đồ” (không phải tác phẩm “Thôi Bối Đồ của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang). Theo những giải nghĩa về dự ngôn của Lưu Bá Ôn, đặc biệt là với những sự kiện trong tương lai gần, dường như những gì sẽ xảy ra thậm chí càng chấn động hơn.

Dịch bệnh và sự canh tân

Điểm thu hút nhất của “Bia văn tháp Kim Lăng” chính là chỉ dự đoán một số sự kiện lớn xảy ra ở Trung Quốc từ sau thế kỷ 20, từ khi cuộc nội chiến Quốc – Cộng bắt đầu cho đến đại thảm họa và sự xuất hiện của Thánh nhân cứu thế. Trong đó có câu:

Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn
Đại dương tàn bạo quá sài lang
Khinh khí động sơn nhạc
Nhất tuyến thiết nan đương

“Nhất khí” ở đây đã nghiệm chứng chính là bệnh dịch viêm phổi cấp lây truyền trong không khí. “Đại dương” được rất nhiều người cắt nghĩa thành trận dịch bệnh này chính là  phiên bản thứ 2 của đại dịch SARS năm con dê 2003. Mà trận đại dịch lần này đúng như trong “Lưu Bá Ôn bia văn” đã nói: “Nhược vấn ôn dịch hà thời hiện, đán khan cửu đông thập nguyệt gian” (nếu hỏi ôn dịch thời nào đến, nên xem giữa tháng mười mùa đông), xuất hiện vào tháng 10 âm lịch năm 2019. Như đã biết, bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán phát bệnh vào ngày 1 tháng 12, trừ đi 7 – 14 ngày ủ bệnh thì thời gian nhiễm bệnh chính là tháng 11, tức tháng 10 âm lịch.

Hiện nay, virus này đã có rất nhiều biến thể, và nhiều người nói rằng sẽ có phiên bản thứ 3 khủng khiếp hơn trong tương lai. Trong “Thôi bi đồ” có nói như sau: “Tam ngũ nguyệt ôn thần mãn địa, bát cửu nguyệt ác nhân tử tẫn”, rất có thể là nói đến trận bệnh dịch thứ 3 sẽ được ôn thần bố trí sẵn vào tháng 3, tháng 5 âm lịch năm nào đó, rồi đợi đến tháng 8, tháng 9 lại bùng phát trở lại. Nếu nhìn theo cách này thì câu: “Đại dương tàn bạo quá sài lang, khinh khí động sơn nhạc” cũng trở nên dễ lý giải hơn. Suốt quá trình bệnh dịch xuất hiện, đợt sau càng đáng sợ hơn đợt trước, hết đợt này đến đợt khác dữ dội hơn, tràn ngập đất trời, trái đất rung chuyển, không gì có thể cản được.

“Nhất tuyến thiết nan đương” (một dây sắt khó chống) được mọi người hiểu rộng thành nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp. Hai câu tiếp theo trong “Kim Lăng Tháp bi văn” là: “Nhân phùng mãnh hổ nan huýnh tị, hữu phúc chi nhân trụ sơn trang” (người gặp hổ dữ khó mà tránh được, người có phúc thì ở sơn trang). Tiếp theo lại là: “Phồn hoa thị biến uông dương, cao lầu các, biến nê cương. Phụ mẫu tử, nan mai táng. Đa nương tử, nhi tôn giang. Vạn vật đồng tao kiếp, trùng nghĩ diệc tao ương” (nghĩa là: đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu thành đống đổ nát trong bùn lầy. Phụ mẫu chết khó chôn cất, cha mẹ chết con cháu khiêng. Vạn vật cùng chịu kiếp nạn, sâu kiến cũng chịu tai ương).

Có thể nói trước mắt chính là thiên tai nhân họa liên tiếp. Nếu theo cách nói của con người thì đây chính là thời kỳ thay đổi triều đại. Xét từ cấp độ cao hơn, theo cách nói của Phật gia thì đây là thời kỳ mạt kiếp. Những lời tiên tri của người Maya tiên đoán rằng, con người chúng ta đang ở trong “thời kỳ tái sinh của trái đất” (Earth Regeneration Period). Theo đó, sau khi hệ mặt trời đã trải qua “chu kỳ vĩ đại” kéo dài 5125 năm (từ năm 3113 trước Công nguyên đến ngày đông chí năm 2012 sau Công nguyên), mặt trời sẽ trùng khớp hoàn toàn với giao điểm của hoàng đạo của dải Ngân hà  (Ecliptic) và xích đạo (Equator). Sau đó trái đất sẽ ra khỏi phạm vi xạ tuyến của dải Ngân hà, tiến vào giai đoạn mới “đồng bộ với dải Ngân hà”. Trái đất, con người sau thời kỳ “tịnh hóa”, “đổi mới” sẽ bước vào một nền văn minh hoàn toàn mới không có chút liên quan nào với nền văn minh này, mở ra kỷ nguyên mới cho loài người. Thời điểm hiện tại chính là thời điểm then chốt để thay đổi nền văn minh cũ và mới, con người cũ và mới.

Ảnh: Pixabay.

Ngày tàn của ĐCSTQ

Khi nói đến sự đổi mới, thay đổi triều đại, người dân Trung Quốc có thể sẽ quan tâm hơn đến vấn đề: ĐCSTQ khi nào sẽ sụp đổ? Trong “Bia ký Lưu Bá Ôn” có viết: “Tựu thị đồng đả thiết La Hán, nan quá thất nguyệt sơ nhất thập tam” (Cho dù là La Hán mình đồng da sắt, cũng khó vượt qua mồng 1 đến 13 tháng 7).

“Thất nguyệt sơ nhất thập tam” có lẽ là chỉ khoảng thời gian từ ngày 1 đến 13 tháng 7 âm lịch năm nay (năm 2020), tức nhằm vào ngày 19 – 31 tháng 8 Dương lịch. Đây là một cửa ải quan trọng và sẽ có sự kiện lớn xảy ra, rất có thể là ĐCSTQ khó chống đỡ qua khoảng thời gian này hoặc sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhưng cũng có thể khoảng thời gian này rơi vào ngày 1 – 13 tháng 7 của năm nào đó trong khoảng 2020 – 2025.

Trong “Thôi bi đồ” có câu: “Ngưu đầu thử vĩ tát hạ tai, triều bệnh mộ tử thậm bi ai”, dự báo cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 tình hình dịch bệnh có thể sẽ càng nghiêm trọng hơn. Cách nói này cũng giống với dự ngôn của cậu bé thần đồng người Ấn Độ Abhigya Anand. Dường như trong khoảng thời gian này, cho đến năm 2025 sẽ có những thảm họa quy mô lớn mà con người không thể tưởng tượng được xảy ra cùng lúc. Trong thảm họa này, con người sẽ hoảng loạn, thậm chí sẽ bị chấn động đến mức không thể suy nghĩ được gì. Sau khi kết thúc thời kỳ này, nhân loại mới coi như bước qua kiếp nạn lớn và tiến vào một kỷ nguyên mới. Những người có thể vượt qua, theo cách nói của Lý Bá Ôn, chính là “những vị thần tiên sống”.

Ngoài ra, thiền sư Hoàng Bá nổi tiếng của nhà Đường đã sáng tác 14 bài trong “Hoàng Bá Thiền sư thi”, dự đoán chính xác các sự kiện như: sự sụp đổ của nhà Minh, các triều vua khác nhau của nhà Thanh, cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm, cuộc nội chiến Quốc – Cộng, cuộc rút lui của Quốc dân Đảng đến Đài Loan… Trong số đó, lời tiên tri được cho là về ĐCSTQ viết rằng:

“Xích thử thời đồng vận bất đồng
Trung nguyên hảo cảnh bất vi công
Tây phương tái kiến nam quân chí
Cương đáo kim xà vận dĩ trung

Đây ý nói đến vận số của ĐCSTQ trong khoảng 2 năm chuột từ năm Mậu Tý 1948 đến năm Canh Tý 2020, mà thiên vận trong 2 năm này không giống nhau. “Trung nguyên hảo cảnh”, cái gọi là kinh tế thịnh vượng cũng chẳng còn là công lao to lớn gì, đó đều duy trì bằng mồ hôi nước mắt của bách tính. Còn “kim xà” là chỉ năm Tân Tỵ 2001, vận khí của ĐCSTQ sớm đã cạn kiệt vào năm đó, từ đó trở đi là bước chân trên con đường suy vong.

Ảnh minh họa: NTDVN.

Làm thế nào để bước qua giai đoạn mạt kiếp này?

Trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn thật ra đều có chỉ dẫn rõ ràng và ngầm ám thị, chỉ tùy thuộc vào con người có sẵn lòng tin hay không. Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” viết: “Nếu không từ bỏ giàu nghèo, hãy xem cái chết ở trước mặt” hay: “Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem; trên đời có người hành Đại Thiện, sẽ được miễn qua khỏi kiếp này”. Trong “Thôi bi đồ” có câu: “Nếu là người hành thiện, hiền lương quân tử có thể miễn cả nhà khỏi tai ương” cũng chỉ rất rõ ra rằng chỉ có người thiện lương mới có hy vọng vượt qua đại nạn.

Nhưng nhận thức về thiện lương của con người bây giờ đã khác hoàn toàn với thời cổ đại. Những quan niệm như “vô Thần luận, “tiến hóa luận” đã khiến nhiều người không còn tin vào nhận thức của văn hoá truyền thống vốn tín Thần, trọng nhân quả. Nhưng những dấu hiệu thay đổi ngày càng rõ rệt của thiên tượng đã khiến người ta có muốn không tin cũng không được. Người dân Hong Kong xuống đường biểu tình đều giơ tấm bảng “Trời diệt Trung Cộng”, các nước đều phân biệt rõ ràng ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Hoa và đều đang làm mọi cách để ngăn chặn ĐCSTQ. Do đó, rất nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đào thoát khỏi ĐCSTQ để chạy trốn thảm hoạ. Bởi rất nhiều người lúc đầu hoặc chủ động hoặc bị động gia nhập các tổ chức của ĐCSTQ để muốn phát triển sự nghiệp và kiếm lợi mà thôi. Trong “Bia văn tháp Kim Lăng” có câu: “Nước cạn thì cá chép khó sống, trăm năm phồn hoa rồi cũng biến mất như giấc mơ”. Người ta phải thoát ra khỏi ĐCSTQ trước thì mới có cơ hội nhận thức lại ý nghĩa sinh mệnh của chính mình.

Hiện tại là thời kỳ đặc biệt nhất trong lịch sử, không chỉ là sự thay đổi của triều đại một quốc gia đơn lẻ mà còn là sự thay đổi của cả một nền văn minh nhân loại, sự canh tân của cả vũ trụ. Những lời tiên tri lưu lại trong lịch sử bởi vậy đã có một số chỗ thay đổi, không còn đúng nữa. Ví dụ, trong “Lưu Bá Ôn bia ký” nói, thảm họa này sẽ khiến “người nghèo 1 vạn lưu còn lại 1 nghìn, người giàu 1 vạn còn 2, 3”. Trên thực tế, con số này sẽ không nhiều đến mức như vậy. Khi càng có thêm nhiều người rời bỏ ĐCSTQ thì số người được lưu lại sẽ càng nhiều thêm. Bởi vì họ đã đưa ra lựa chọn đúng đắn cho sinh mệnh của mình: thoát khỏi sự kiềm toả của ác quỷ để chọn một cuộc đời lương thiện dưới sự che chở của Thần Phật.

Theo Sound Of Hope
Quỳnh Chi biên dịch