Hãy ghi nhớ triết lý này trong đầu nếu lần sau bạn cũng nghe theo hoặc định lặp lại một tin đồn. Câu chuyện dưới đây miêu tả câu chuyện thú vị về nhà triết gia vĩ đại Socrates khi ông kiểm tra người truyền tin đồn bằng sự thông thái và trí huệ của mình.

Một ngày nọ, triết gia vĩ đại tình cờ gặp một người quen, người đó tiến thẳng tới ông một cách phấn khởi và nói, “Socrates, ông có biết tôi mới nghe về một trong những học trò của ông không?”

Chờ một lát,” Socrates đáp lại. “Trước khi ông bảo tôi, tôi muốn ông phải vượt qua một bài kiểm tra nhỏ. Nó được gọi là bài Kiểm tra về ba điều.

Ba điều hả?”

Đúng thế,” Socrates tiếp tục, “Trước khi ông nói với tôi về học trò của tôi, hãy dành một lát để kiểm tra điều mà ông đang định nói.”

Bài kiểm tra đầu tiên là Sự thật. Ông có hoàn toàn bảo đảm rằng điều ông dự định kể cho tôi là sự thật?”

Không,” người đàn ông đáp lại, “Tôi chỉ nghe nói về nó.”

Được rồi,” Socrates bảo. “Thế là ông không thật sự biết liệu nó đúng hay sai.”

Giờ hãy thử bài kiểm tra thứ hai – Kiểm tra về Lòng tốt. Cái mà ông định kể cho tôi về học trò của tôi là điều tốt phải không?”

Không, trái lại.

Vậy thì,” Socrates hỏi, “Ông muốn kể cho tôi cái gì đó xấu về học trò của tôi, thậm chí ông không chắc là nó có thật phải không?

Người đàn ông nhún vai, với một chút xấu hổ.

Socrates tiếp tục, “Nhưng ông vẫn có thể qua, bởi vì còn có một bài kiểm tra thứ ba – sàng lọc về Lợi ích. Điều mà ông muốn kể cho tôi nghe về học trò của tôi sẽ hữu ích cho tôi không?”

Không, không thật sự.”

“Được rồi,” Socrates kết luận, “Nếu điều ông muốn kể cho tôi không phải là Sự thật, cũng không Tốt mà cũng không Hữu ích, vậy thì tại sao lại kể nó cho tôi?”

Người đàn ông cảm thấy bị đánh bại và xấu hổ.

Đây là một ví dụ cho thấy tại sao Socrates là một nhà hiền triết vĩ đại và được coi trọng như thế.

Về sau này phương pháp biện chứng của ông đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực và đem lại nhiều kết quả tuyệt vời. Phương pháp biện chứng của ông được gọi tắt là phương pháp Socrates, nó có thể được diễn tả như sau: một loạt các câu hỏi được đặt ra để giúp một người hay một nhóm người xác định tính đúng đắn và sự chính xác của một thông tin.

Phương pháp này giúp loại bỏ các giả thuyết gây mâu thuẫn và theo đó người ta tìm ra các giả thuyết tốt hơn. Nó được đặt ra để người ta buộc phải xem xét lại các thông tin thu thập được và tính đúng đắn của các thông tin đó. Thực tế, Socrates từng nói,

“Tôi biết anh sẽ không tin tôi, nhưng trí huệ cao nhất của con người là tự hỏi chính mình và hỏi người khác”

Một vài lời về Socrates

Trong thời Hy Lạp cổ đại (469-399 TCN), Thời Hy Lạp cổ đại, Socrates là một nhà thông thái được nhiều người biết đến. Ông nghiên cứu về triết học và nỗ lực trong việc tìm hiểu vũ trụ. Ông đã để lại nhiều tác phẩm triết học và triết lý sống đáng suy ngẫm.

Socrates là nhà triết gia vĩ đại nhưng ông luôn ăn vận giản dị do tư tưởng thích đơn giản của ông. Tuy vậy nhưng ông không cẩu thả trong việc ăn mặc cũng như trong cuộc sống. Ông luôn thể hiện là một người vui vẻ và dễ gần khi uống rượu với bạn bè, nhưng không bao giờ say như họ.

Tính cách của ông được thể hiện rõ bởi sự kiên nhẫn, sự mộc mạc và khả năng tự kiểm soát trước tất cả những khó khăn, mâu thuẫn gặp phải.

Ông chưa bao giờ tức giận, thù địch hay tức giận ai. Nếu ai đó đánh ông, ông chỉ im lặng. Điều này khiến những người xung quanh vô cùng ngạc nhiên. Và Socrates giải thích: “Nếu một con lừa đã cho ra một cú đá, có cần phải thưa kiện nó không?”.

Socrates cũng là người trào phúng, khi ông nhìn thấy trong thành phố Athena các loại hàng hóa được thương gia trưng bày để hấp dẫn thu hút người mua, ông chỉ nói: “Bao nhiêu món đồ tôi không cần thì lại tìm thấy ở đây“.

Triết lý của Socrates xoay quanh nội dung “hãy tự biết chính mình”. Ông coi trọng tâm hồn hơn vật chất. Socrates là nhà triết học đầu tiên coi năng lượng thiền định là cơ thể của con người, vì ông quan niệm rằng: “Thể xác của bạn chính là linh hồn của bạn”.

Hoàng Lâm

Từ Khóa: