Lùi về quá khứ xa xưa, trước khi phải chịu đựng xói mòn, Đại kim tự tháp Giza và Stonehenge mọc lên sừng sững hùng vĩ giữa bầu trời xanh thẳm, biểu tượng không thể tranh cãi của sức sáng tạo thiên tài của con người. Nhưng con người thời tiền sử thiếu công nghệ ở xã hội “nguyên thủy” thì không thể là tác giả của những tác phẩm hùng vĩ này được? Vậy đó là ai?

Đại Kim tự Tháp Giza Ai Cập đứng sừng sững trong lớp cát vàng đã hơn ngàn vạn năm (người Ai Cập sau này chỉ làm thêm một số cái nhỏ), luôn lặng lẽ chăm chú nhìn thế giới, vẫn luôn đang lặng lẽ đợi chờ điều gì đó…

Kim tự tháp lớn của Ai Cập đứng sừng sững trong lớp cát vàng đã hơn ngàn vạn năm, nó vẫn luôn lặng lẽ chăm chú nhìn thế gian, vẫn luôn đang lặng lẽ đợi chờ điều gì đó. Phải chăng là đang chờ đợi chủ nhân của nó, vén lên bức màn thần bí của nó?

Những cấu trúc cự thạch vĩ đại như vậy được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, từ Nam Mỹ (Pumapunku) tới Nhật Bản (Kofun Ishibutai) và trải khắp từ châu Âu sang châu Á.

Xét khía cạnh độ vĩ đại khổng lồ và phức tạp của những cấu trúc này, và soi chiếu từ thời đại tiền sử đó được coi là còn thiếu các phương tiện công nghệ, không thể không đặt mối ngờ lớn về việc có thực sự là người ở xã hội “nguyên thủy” là tác giả của những tác phẩm hùng vĩ này không.

3 đỉnh của Đại Kim Tự Tháp chỉ đúng 3 ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion, và còn nhiều điều khác không thể lý giải về cấu trúc khổng lồ vĩ đại và sự phức tạp của nó. Khoa học hiện đại cũng chưa có phương án thực sự khả thi nào để xây dựng lại một kim tự tháp như thế…Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.

Ví dụ, khoa học hiện đại vẫn chưa thể nào giải thích được rõ ràng làm thế nào có thể xây dựng được Đại kim tự tháp Giza và nền móng của ngôi đền Baalbek ở Lebanon. Trong số các giả định về việc xây dựng nên chúng, có một giả thuyết là sự tồn tại của những người khổng lồ có thể giải quyết nhiều câu hỏi.

Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này mãi vẫn còn là điều bí ẩn với con người hiện đại…

Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138m. Đây là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn sót lại trên thế giới. Đại kim tự tháp Giza này được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.

Nếu giả định về người khổng lồ được xem xét, vậy thì với tầm vóc của họ, “những người con trai của Gaia” sẽ có một lợi thế vóc dáng đáng kể so với một người đàn ông bình thường trong việc xây dựng các cấu trúc cự thạch vĩ đại. Năm 1901, trong cuốn lịch sử thế giới của mình trên thế giới, Han Ferdinand Helmolt đã viết:

Việc xây dựng những kim tự tháp vĩ đại này mà không cần nguồn lực và kiến ​​thức hiện đại, dường như không thể thực hiện bằng chút sức lực con người đơn thuần.

Niềm tin phổ biến là những công trình vĩ đại này trên thực tế có thể đã được tạo ra bởi người khổng lồ.

Thậm chí với nguồn lực và kiến thức hiện đại, cũng còn chưa có phương án thực sự khả thi để dựng lại những kim tự tháp khổng lồ với cấu trúc phức tạp như vậy.

Truyền thuyết kể rằng, công trình vĩ đại này chính là mô phỏng của một Thế giới thiên quốc có tên là Cự Thiên thế giới. Vị chủ của thế giới này là Cự Thiên Phật. Thánh điện của Phật là tháp vàng lấp lánh ánh vàng kim, óng ánh lung linh. Dưới đáy là hình vuông, bốn phía là hình tam giác cân, tháp vàng lấp lánh ánh sáng thuần tịnh, thấm nhuần vào chúng sinh trong thiên quốc.

Công trình tại thế gian chính là mô phỏng của thế giới ấy, là một công trình kiến trúc bất hủ để thờ phụng bậc Thánh giả – Ngài có thể cứu độ hết thảy con người thoát khỏi khổ nạn thế gian.

Ngón tay người khổng lồ được tìm thấy…

Năm 1988, Gregor Spörri đến thăm Ai Cập với vai trò nhà nghiên cứu nghiệp dư quan tâm đến các kim tự tháp. Theo một bài báo được viết bởi Annemieke Witteveen trên tờ Ancient Origins, ông được giới thiệu với một nông dân tên là Najib, người này có tổ tiên là những kẻ chuyên đào mộ cổ Ai Cập. Nhiều hiện vật khác nhau đã được truyền trong gia đình, một số trong đó đã được bán để mua đất và tài sản khác.

Một hiện vật mà Nagib gìn giữ hết sức trân trọng là một ngón tay khổng lồ. Ngón tay dài hơn 30 cm, Spörri kể. Nhà nghiên cứu đã chụp một số hình ảnh của ngón tay, nhưng ông đã không thể tìm thấy Najib trong một chuyến đi thứ hai vào năm 2009.

Theo tính toán của các nhà khoa học, ngón tay như thế này tương đương với những người có chiều cao khoảng 5m.

Ngón tay người khổng lồ (trong tình trạng xác ướp còn nguyên da thịt móng…) được Nagib gìn giữ như báu vật gia đình và nhất quyết không muốn bán cho bất cứ ai với bất cứ giá nào… Ngón tay này được các nhà khoa học tính toán sẽ thuộc sở hữu của những người khổng lồ cao 5m. 

Trong chuyến thăm đầu tiên của Gregor Sporri vào năm 1988, Najib đã từ chối bất kỳ lời đề nghị mua nào đối với ngón tay đó. Ngón tay có chiều dài 33,8cm.

Những hình ảnh hé lộ người khổng lồ trên phù điêu ở lăng mộ Ai Cập

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hình ảnh hấp dẫn trong những bức phù điêu tại Lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebes cổ đại), Ai Cập. Nếu nhìn thoáng qua thông thường, thì ta chỉ có thể thấy đó là những con người tầm vóc bình thường, vì không có tương quan để so sánh.

Nhưng ta sẽ giật mình khi thấy một hình ảnh cho thấy hai người đàn ông chăn một con hươu cao cổ. Những gì kỳ quặc về hình ảnh là những người đàn ông có tầm vóc ngang bằng với con hươu cao cổ. Mà một con hươu cao cổ cao từ 4,8m đến 5.5m. Một con voi cũng được cho là nhỏ hơn đàn ông và báo và con khỉ đầu chó dường như nhỏ hơn một cách tương ứng.

Hình vẽ trên phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập, với kích thước người Ai Cập cổ đại to lớn đặc biệt khi tương quan với các động vật lớn như hươu cao cổ, voi… gây chú ý của các nhà khoa học…

Hươu cao cổ với so sánh tương quan với các em bé bình thường thời hiện đại

Hãy nhìn ngắm độ lớn của người hiện đại, sau đây là những người chỉ cao cỡ hơn 2m nhưng đã thấy sự vĩ đại của họ so với con người có kích thước bình thường.

Chúng ta tưởng tượng người cao 5m sẽ gấp đôi kích thước với những nhân vật khổng lồ thời hiện đại dưới đây, cả về chiều cao và độ lớn tương ứng.

Ông Bào Hi Thuận và vợ đang dạo bước vui vẻ tại quê nhà. Ông Hi Thuận sinh năm 1951, cao 2m36 và từng được ghi tên vào cuốn sách kỷ lục thế giới với danh hiệu “Người đàn ông cao nhất thế giới” năm 2005 và 2008. Chúng ta thấy người khổng lồ không chỉ đơn giản cao cỡ gấp đôi vợ, mà thể tích độ lớn của thân thể cũng tỷ lệ tương ứng.

Những bức tượng đá người khổng lồ trên đảo Phục sinh

Cuối cùng, một cuộc thảo luận về cự thạch có thể chưa hoàn thành nếu không nhắc tới những bức tượng trên đảo Phục Sinh. Một số những thông tin đáng tin cậy về những cái đầu khổng lồ dẫn đến sự xuất hiện của nhiều giả thuyết không còn có vẻ mơ hồ nữa.

Người ta đã tìm thấy thân thể dấu dưới lòng đất của các tượng đá đảo Phục Sinh vào năm 1982. Được biết, lý do phần thân tượng được che giấu trong một thời gian dài là vì những bức tượng này được xây dựng trên một ngọn núi lửa. Khi núi lửa phun trào, dung nham của nó đã phủ lên tượng đến tận phần cổ và chôn vùi thân tượng sâu dưới mặt đất.

Những tượng đá hình người khổng lồ trên đảo Phục Sinh (tổng cộng 887 bức), vẫn đặt ra dấu hỏi chưa có câu trả lời của người hiện đại, rằng làm thế nào một người bình thường có thể xây dựng đẽo gọt và di chuyển những khối đá lớn như vậy. Câu trả lời cuối cùng đã giải quyết được thắc mắc: đó là công trình của những người khổng lồ có chiều cao 5m với tầm vóc thể lực tương ứng… 

Trong số gần 900 bức, chỉ có 70 bức có mũ. Bức tượng to nhất nặng 84 tấn, nhỏ nhất 14 tấn, trong những chiếc mũ trong tranh thời Ai Cập cổ đại…Tuy nhiên, tại những bức tượng lớn nhất, những khối trụ trang trí trên mũ có thể cao đến 2m, nặng tới 12 tấn, là biểu tượng của quyền lực. Qua nghiên cứu, mỗi chiếc mũ nặng tới vài tấn, làm bằng xỉ núi lửa với màu đỏ đặc trưng. Không những thế, trên phía đỉnh mũ còn có một khối hình trụ cồng kềnh (có tên là Pukao). 

Một trong số đó là những bức tượng là những người khổng lồ với một khuôn mặt dài và hàm rộng bạnh, trong khi số khác gợi lên những lục địa bị mất và các nền văn minh tiền sử tiên tiến.

Cẳm dài, hàm bạnh đặc trưng của tượng người khổng lồ trên đảo Phục Sinh.

Đảo Phục Sinh là một trong những nơi khó tiếp cận nhất trên thế giới, nằm giữa New Zealand và Nam Mỹ, giữa Thái Bình Dương mênh mông, cũng hợp lý khi biết rằng những hiện vật này là những gì còn lại của một nền văn minh chưa được biết đến.

Những chiếc đầu to lớn này, mà được người bản địa gọi là “moai”, người ta đánh số gần 900 bức (chính xác 887 bức), với kích thước trung bình cao 4 m, trọng lượng nhỏ nhất là 14 tấn (80 tấn cho những bức lớn nhất).

Các nhà khoa học tính toán rằng, cuối cùng chỉ có những người khổng lồ với kích thước khoảng 5m mới có thể sản xuất ra chúng và di chuyển chúng dễ dàng.

Vậy là liên tục có những khám phá về các nền văn minh bị chôn vùi tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ tươi đẹp mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.

Hà Phương Linh (biên dịch từ epochtimes.fr)