Từ thời xa xưa, “chân, thiện, mỹ”  luôn là cảnh giới lý tưởng mà các nghệ thuật gia theo đuổi. Nếu như phù hợp với “chân, thiện, mỹ”, tác phẩm nghệ thuật đó chắc chắn là một tác phẩm hoàn hảo. Ngày nay, tiêu chuẩn này dường như đã thay đổi, nhưng vẫn có một ngoại lệ, Cố Nhã Nhân, họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật người Đài Loan.

Quan niệm nghệ thuật biến đổi

Khi các nghệ sĩ, giáo viên hoặc sinh viên các trường nghệ thuật được hỏi, rằng: Nghệ thuật có phải bắt buộc phù hợp với “chân, thiện, mỹ” không? Đa số họ sẽ trả lời rằng, đó là một quan niệm lỗi thời, nghệ thuật hiện đại chính là phải lật đổ truyền thống, phải sáng tạo ra cái mới, phải thoát khỏi các trói buộc, phải biểu hiện sự đặc biệt của tự thân…

Sự thật là như vậy, lịch sử nghệ thuật phương Tây thường dùng các khái niệm như “quá khứ tiêu cực” bước tới “chuyển tiếp“. Do đó nghệ thuật thuộc các thể loại khác nhau liên tục không ngừng thay đổi. Họ cho rằng “thay đổi” là mới, mang tính cách mạng, đó là sự tiến bộ. Hãy tưởng tượng về hơn một trăm năm trước đây, chẳng hạn nếu đem một bức tranh của nước Pháp, trong đó có vẻ đẹp lý tưởng và độ chân thực chính xác của hội họa phái học viện sáng tạo dành cho giới chủ lưu, mà so sánh với một bức tranh ấn tượng với những nét cọ thô, màu sắc pha trộn tạp loạn, chắc sẽ trở thành trò cười cho người xem.

Nhưng xu hướng lịch sử có vẻ như đang bị một bàn tay vô hình đẩy về phía bên kia. Niềm tin truyền thống vào trật tự và thẩm mỹ, cùng theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” của lịch sử mà dần dần sụp đổ. Tranh ấn tượng như nói trên chỉ là một sự khởi đầu của suy thoái. Bắt đầu với trường phái Ấn tượng, sau đó là liên tiếp không ngừng xuất hiện những loại hình nghệ thuật biến hóa muôn màu muôn vẻ. Chúng đều có điểm chung là nhằm lật đổ các giá trị thẩm mỹ truyền thống. Vì thế, họa sĩ giống như Cổ Nhã Nhân trở thành một trong số rất ít nghệ sĩ còn theo đuổi thẩm mỹ truyền thống.

Đây là ảnh về quan niệm
Họa sĩ Cổ Nhã Nhân (Ảnh: blog.artlib.net)

Về con đường của họa sĩ Cổ Nhã Nhân

Cổ Nhã Nhân sinh năm 1975, là người Đài Loan. Anh là cựu sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Đài Loan, đã từng tổ chức rất nhiều triển lãm tranh trong nước và thế giới. Năm 2016, tác phẩm của anh được lọt vào top 100 trong cuộc thi vẽ màu nước thế giới tổ chức tại Đài Loan.

Để tuân thủ vững chắc các khái niệm cổ điển trong môi trường biến động của nghệ thuật đương đại, đối với anh không phải là điều dễ dàng. Không chỉ cần sự dũng cảm, mà còn là niềm tin vững chắc vào con đường mà mình đã chọn. Cổ Nhã Nhân trung thành với trái tim của mình, cùng với suy nghĩ lý tính, nắm chắc chân lý, khiến tự nhiên có thể kiên định. Cổ Nhã Nhân cho là: “Sáng tác nhất định phải gắn liền với suy nghĩ trong tâm, phải trung thành với bản thân mình“.

Khi trái tim của bạn ở đúng vị trí, cộng thêm ý tưởng. Lúc này mang chúng vào hội họa, bàn tay của bạn sẽ không ngừng giúp bạn thực hiện ý tưởng đó.

Đây là ảnh  về con đường
“Tam dương khai thái” – Cổ Nhã Nhân (Ảnh: epochtimes)

Lý do khiến Cổ Nhã Nhân quyết tâm như vậy là vì sự tin tưởng của anh đối với văn hóa truyền thống. Anh nhấn mạnh những triết lý cổ đại gắn liền với con đường hội họa của bản thân. Anh nhớ lại lần gặp một lão sư dạy Thái Cực Quyền trong công viên:

Lúc đó tôi mới giải ngũ, nặng 70 kg, cơ thể rất cường tráng. Lão sư phụ đó đã bảy mươi tuổi, thân hình khá nhỏ bé. Ông nói giọng miền quê, nói với tôi một câu: ‘Anh hãy tới đẩy ta xem!’ Tôi lúc ấy nghĩ thấy thật xấu hổ nếu đẩy một ông già gầy gò như vậy. Lão sư lại nói tiếp: ‘Không thành vấn đề, cứ việc đẩy!’ Lúc ấy tôi mới tới đẩy lão sư một cái; ông vẫn đứng yên, không có bất kỳ sự dịch chuyển nào. Sau đó tôi dùng toàn lực của bản thân để đẩy lão sư, nhưng ông vẫn hoàn toàn bất động!

Đây là ảnh  về con đường
“Hoa quan quần luân” – Cổ Nhã Nhân (Ảnh: epochtimes)

Lúc ấy rất nhiều người ngoại quốc đang theo học lão sư này. Người Tây phương thường quan niệm rằng người luyện thân thể trông phải rắn chắc, lấy sức lực khuất phục người khác. Nhưng lão sư mỗi ngày đều dạy họ phải buông lỏng, không nên dùng lực; bởi thời điểm khi con người buông lỏng, sức mạnh của mặt đất sẽ cùng mình kết hợp. Nhìn bề ngoài, dường như lão sư 70 tuổi này không có chút sức lực nào, nhưng khi đẩy ông lại không hề bị ngã. Điều này làm những người ngoại quốc đều cảm thấy hết sức thần kì…

Cổ Nhã Nhân lại nói tiếp: “Lúc ấy tôi muốn học cũng không học được, vì lão sư gọi cái đó là Kung Fu, mà Kung Fu chính là thời gian; không phải chỉ học chiêu thức bên ngoài là đủ. Giống như khi bạn học Trung y, không phải cứ tốt nghiệp trường y khoa là có thể thành bác sĩ Trung y. Trước kia muốn học, phải có thầy dẫn dắt; phải ở bên cạnh người thầy mà học cả đời, như vậy mới là sự truyền thừa hoàn chỉnh“.

Nghệ thuật chân chính cũng vậy, phải bỏ công phu đi thể nghiệm, đi học tập, không thể đi đường tắt mà không qua quá trình rèn luyện. Cũng cần sử dụng thời gian để trau dồi, cảm nhận, đi trao đổi với người khác để cải thiện, mới có thể sinh ra những biến hóa mới.

Đây là ảnh về con đường
“Phú quý thịnh khai” – Cổ Nhã Nhân (Ảnh: epochtimes)

Hồn cốt phương Đông trong kỹ thuật chân thực phương Tây

Nhiều người hiện đại không có hiểu biết sâu sắc về những điều tốt đẹp truyền thống. “Tôi cảm thấy thật đáng tiếc khi chúng ta đã từ bỏ trí tuệ truyền thống bác đại tinh thâm trong văn hóa của mình“. Mặc dù Cổ Nhã Nhân học hỏi kỹ thuật hội họa cổ điển phương Tây, nhưng vì anh đổi với văn hóa Đông phương có một thể ngộ sâu sắc, nên khi sáng tác anh có thể đưa vào tranh nội hàm đặc biệt trầm tĩnh của văn hóa phương Đông.

Đối với anh, hai nền văn hóa truyền thống không những không xung đột, mà còn có thể hòa hợp nhờ một thái độ hướng nội và hòa nhập. Nhưng cũng phải nói, đây chính là kết quả của một phen luyện tập ý chí cùng với sự theo đuổi đến cùng của người nghệ sĩ.

Hội họa phương Tây là bắt hình dạng, nhưng họa sĩ phương Đông lại là bắt thần thái. Chúng ta phải phải lấy hình mà truyền thần, lại không thể để bị mắc kẹt trong hình dạng. Điều đó rất khó khăn và trừu tượng. Trong triết học phương Đông có một khái niệm gọi là “ít hơn cũng là nhiều hơn”; làm sao có thể thực hiện điều đó? Khái niệm “Trống rỗng” thật ra lại không trống rỗng; “trống rỗng” chính là vô hạn; suy xét theo lý này có thể sẽ dễ hiểu hơn. Nhưng khi chúng ta muốn biến khái niệm này thành một tác phẩm nghệ thuật và trở thành một hiệu ứng hình ảnh, thì sẽ có nhiều điều cần phải suy xét“. – Cổ Nhã Nhân nói.

Đây là ảnh về hồn cốt
“Vẻ đẹp của sự yên tĩnh” – Cổ Nhã Nhân (Ảnh: epochtimes)

Có người hỏi tôi tại sao lại thích vẽ tĩnh vật. Tôi nói, chỉ khi vẽ tĩnh vật tôi mới thấy được sự thay đổi của thời gian. Giống như những quả bí ngô tôi vẽ lúc nó còn tươi, sau đó chúng bắt đầu khô héo“.

Theo đuổi cái tĩnh, giống như theo đuổi nội tâm của mình, có thể là thái độ sống của Cổ Nhã Nhân. Anh chia sẻ: “Đôi khi trong giờ học vẽ tôi yêu cầu sinh viên trước khi vào phòng vẽ phải để tất cả mọi thứ ở ngoài, buông tâm xuống, để nó trống không…. Điều tương tự cũng đúng với những bức tranh của tôi. Tôi chỉ có thể nghe piano hoặc cổ cầm, không thể nghe những thể loại nhạc ồn ào. Khi tâm bạn bằng phẳng như hồ nước, bạn sẽ là người nhạy cảm, gió thổi tới cũng không rung động“.

Đây là ảnh về hồn cốt
“Phú quý trình tường” – Cổ Nhã Nhân (Ảnh: epochtimes)

Họa sĩ Cổ Nhã Nhân đã đi một con đường khác với nhiều nghệ sĩ đương đại. Anh trân trọng trí huệ của người xưa và lắng nghe con người thật của mình một cách chân thành và khiêm tốn. Anh không muốn hỏi bất cứ điều gì, mà sẽ tự mình đi tìm câu trả lời. Theo cách này, nền tảng nghệ thuật và phẩm chất cá nhân của Cổ Nhã Nhân được tăng cường qua sự tu luyện bản thân và thể ngộ sâu sắc, sẽ phản ánh một cách tự nhiên trong sáng tạo nghệ thuật.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Xem thêm:

Từ Khóa: