Trong một ngôi làng hẻo lánh ở Normandy, Pháp, một thanh niên chạy trên con đường đất nước và hét lên trước khi vào đến cửa nhà: “Bà ơi, cháu nhận được học bổng! Đi Paris!”, “Ồ, Francois, cảm ơn Chúa!”, Bà già ôm chầm lấy cháu mình và hôn lên má, “Cuối cùng cháu cũng có thể đến Học viện Mỹ thuật ở Paris. Nếu cha còn sống, không biết ông sẽ hạnh phúc đến mức nào!”

Người thanh niên này chính là Jean-François Millet (1814-1875).

Sinh ra trong một gia đình nông dân

Gia đình họa sĩ Millet là một gia đình nhà nông, cha ông và bà nội đều tin vào Thiên Chúa giáo, vì thế nên điều này có ảnh hưởng sâu sắc tới Millet. Khi còn là một đứa trẻ, người bà yêu thương thường đánh thức ông như thế này: “Francois nhỏ bé của ta, đứng dậy! Nếu con biết chim sẽ ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa thì tốt biết bao!” Bà thường nói về Kinh Thánh, những câu chuyện để Millet lắng nghe, cả gia đình cầu nguyện cùng nhau, Millet đã lớn lên trong bầu không khí như vậy.

Người cha của Millet là một người có thiên phú về nghệ thuật, ông từng là người chỉ huy dàn hợp xướng nhà thờ, cũng dẫn dắt đội ca hát nông dân. Ông thích nói cho con mình nghe về ý nghĩa của những loài hoa cỏ, còn thường làm đồ thủ công, điêu khắc đất sét, chạm khắc gỗ v.v. cho những đứa trẻ trong làng.

Khi Millet còn là một đứa trẻ, ông thích vẽ những hình gia súc như ngựa, trâu, chim hay cây cối trên mặt đất. Ông theo cha mình đi làm ruộng, người cha mang đến những vẻ đẹp thiên nhiên, những quan niệm đạo đức mộc mạc. Millet thích đọc những tàng thư mà gia đình ông cất giữ, cha ông đã từng mời hai mục sư về dạy cho ông tiếng la tinh và cuốn “Kinh thánh” kinh điển.

“Người trồng trọt và chú ngựa” – Jean-François Millet (1814 – 1875), được thực hiện năm 1862, hiện được cất giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Ảnh: epochtimes)

Một ngày nọ, Millet 13 tuổi lên sườn núi chăn dê, có một người đàn ông lịch lãm từ thành phố đi ngang qua, vô tình bắt gặp hình vẽ bầy dê của Miller trên đá, ông liền yêu cầu Millet dẫn mình về nhà gặp cha Millet. Người đàn ông này tự giới thiệu rằng ông là họa sĩ Mosher, nói rằng đứa trẻ này có tài năng thiên phú cực cao về hội họa, nếu như nguyện ý, có thể đến thành phố học vẽ cùng ông.

Khi Millet 18 tuổi, các em trai của ông đã lớn nên có thể phụ giúp việc cày bừa. Cha ông dẫn ông đến Cherbourg để tìm họa sĩ Mosher. Sau khi nhìn thấy những tác phẩm gần đây của Millet, người họa sĩ than thở rằng đáng tiếc cho một đứa trẻ tài năng lại phải ở nông thôn để trồng cây! Ngay lập tức Mosher nhận Millet làm học trò. Millet tiến bộ nhanh chóng, càng vẽ càng giỏi. Mosher giới thiệu ông theo học một họa sĩ khác và nói với Millet rằng Paris là nơi cần thiết nên đi. Gia đình nghèo có tám đứa con, lấy đâu ra tiền cơ chứ? Trong thời gian đó tin dữ đột nhiên ập tới, người cha của Millet đã bị bệnh mà qua đời.

Ở tuổi 23, Millet đã làm việc chăm chỉ và đạt được kết quả xuất sắc, ông nhận được học bổng từ Hội đồng Thành phố Cherbourg vì thế có thể đến Paris học tập. “François, trước khi con là một họa sĩ, con cần phải là một người tốt bụng.” Trước khi rời đi, bà nội dặn dò Millet, “Con không được dừng vẽ! Đừng quên! Nếu muốn ta nhìn thấy con là một người ác thà là ta nhìn thấy con đã chết…Hãy nghe theo chỉ ý của thần linh, sống một cuộc sống chân thành giản đơn.”

Bị lạc ở Paris

Millet là một người đàn ông cao lớn với đôi vai rộng, ông mạnh mẽ như Hercules trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, mái tóc dày và đôi mắt sâu thuở mới lớn mang nét ngây thơ hương dã có chút ưu buồn.

Jean-François Millet tự họa, được thực hiện năm 1841, được cất giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Ảnh: epochtimes)

Tại Học viện Mỹ thuật ở Paris, Millet theo học thầy Paul Delaroche – một họa sĩ nổi tiếng trong học viện. Trong lớp học vẽ, Millet thường bị các bạn cùng lớp cười nhạo, trêu ông là “người miền núi” hay “người đàn ông hoang dã trong rừng”. Bởi ông và những tác phẩm của mình đều mang phong cách đơn giản chất phác, không phù hợp với thẩm mỹ của Paris. Giáo viên cũng không ưa con mắt thẩm mỹ của Millet: “Người tựa như cái gì cũng biết, nhưng lại không biết gì.”

Paris ồn ào và nhộn nhịp và những ngôi nhà xa xôi và hoang vắng là hai thế giới hoàn toàn khác biệt và xa cách nhau. Paris tràn đầy bầu không khí thanh lịch, nhu mỹ và xáo động. Có vẻ như Paris không vừa mắt Millet nữa, cố tình hoặc vô ý gạt bỏ anh dân quê lúng túng.

Trong mắt anh, viện bảo tàng Louvre là một ốc đảo của nghệ thuật. “Tôi dường như bất tri bất giác đến một vương quốc nghệ thuật” – Ông nói với sự ngạc nhiên. “Mọi thứ ở đây đã biến những ảo tưởng của tôi thành hiện thực.” Ông học được rất nhiều những kỹ thuật từ tác phẩm của Michelangelo, Poussin và Rembrandt.

Mặc dù bảo tàng Louvre mang lại niềm hạnh phúc cực lớn cho Millet, vấn đề sinh kế vẫn là một thực tế tàn nhẫn khiến ông phải chịu đựng. Ông đã sử dụng các bản phác thảo để đổi giày, dùng tranh sơn dầu để đổi lấy chiếc giường ngủ, vẽ bảng hiệu để đổi lấy ít tiền. Chủ đề “Kinh thánh” và các bức tranh theo chủ đề nông dân không thể bán được, dần dần lâm vào cảnh nghèo đói, bất hạnh thay, người vợ đầu tiên của ông qua đời vì căn bệnh lao phổi. Sau khi tái hôn, khi những đứa trẻ dần được sinh ra, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, để nuôi sống gia đình qua ngày, Millet thậm chí còn phải vẽ tranh khỏa thân theo yêu cầu.

Điểm xoáy

Mặc dù Millet từ lâu bước chân vào giới hội họa chính thức Paris, nhưng ông vẫn nghe thấy một bình luận về mình ở cửa sổ phòng trưng bày: “Bức tranh này là của ai?” “Đây là bức tranh của người ngoại trừ hình khỏa thân, không biết vẽ gì khác – Millet.” Lời nói này làm tan vỡ trái tim ông, nó giống như một cái tát vào mặt anh để đánh thức ông nhớ lại lời thề của bà ngoại “Không được ngừng vẽ”, yêu cầu vẽ một tác phẩm hoàn hảo phải có thể chịu sức nặng của thời gian, con người chất phác mới tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo. Thay vì hạ thấp bản thân mình vào thời điểm này. Millet cảm thấy xấu hổ và buồn bã, nước mắt rơi đầy mặt, ông quyết định không vẽ tranh cho bất cứ ai nữa, ông sẽ đi theo con đường nghệ thuật của riêng mình.

“Người phụ nữ may dưới ánh đèn” – Jean-François Millet, sáng tác năm 1870 – 1872, bộ sưu tập của Frick (Ảnh: epochtimes)

Không còn vẽ tranh khỏa thân để kiếm sống, cuộc sống trước mắt sẽ còn khó khăn hơn. Ông hỏi vợ mình – Lemette có nguyện chịu khổ cùng ông. Người vợ đáp: “Tôi rất sẵn lòng! Miễn là những đứa trẻ không bị đói, tôi không sợ chịu khổ.” Người vợ hiền ủng hộ chồng 100%. Cô nói với sự quyết tâm và tự tin: “Ông hãy kiên trì hội họa, các vị thần nhất định sẽ phù hộ cho gia đình của chúng ta. Ông cứ yên tâm với quyết định của mình.”

Kể từ đó, những bức tranh của Millet đã trở lại với chủ đề quen thuộc và yêu thích của mình. Năm 1848, cuộc sống xuất hiện bước ngoặt, bức họa “Người sàng gạo” của ông đã trở thành một tác phẩm nổi tiếng. Những nhà bình luận hội họa cảm thấy kinh ngạc trước động tác cùng sự mạnh mẽ của người nông dân trong bức họa, chỉ có thể được sáng tác bởi đôi bàn tay và những kí ức của Millet.

“Người sàng gạo” – Jean-François Millet, sáng tác năm 1848, bộ sưu tập nghệ thuật ở Paris (Ảnh: epochtimes)

Ông tiếp tục giữ vững quan điểm “vẽ những gì ông muốn vẽ.” Năm 1849, Miller nhận được một giải thưởng là 1000 franc cho bức “The Man Who Picks Up the Grass” (Người thu dọn cỏ khô). Vào mùa hè, Paris lan truyền dịch bệnh, lại nháo lên các cuộc nổi loạn, ông cùng vợ và con mình phải dời đến vùng ngoại ô phía nam của Paris, ngôi làng Barbizon bên cạnh khu rừng Fontainebleau.

“Peasants Bringing Home a Calf Born in the Fields” – Jean-François Millet, được thực hiện năm 1864, cất giữ tại Bảo tàng nghệ thuật Chicago (Ảnh: epochtimes)

Định cư ở Barbizon

Thoát khỏi sự ồn ào của thành phố, con trai của người nông dân cuối cùng ngửi thấy mùi hương thơm của vùng đất canh tác màu mỡ, để nghe tiếng chim hót trong rừng. Làng Barbizon ngay sát bên rừng Fontainebleau, ba mặt xung quanh là những đồng ruộng rộng mênh mang, người đàn ông 35 tuổi trẻ vỗ tay hoan hô như một đứa trẻ: “Ôi thượng đế, nơi đây quá tuyệt vời!” Khoảng thời gian đẹp đẽ như một lần nữa hiện lên trước mắt ông, cho ông cảm giác về nhà, hơn nữa khắp nơi tràn đầy những tài liệu thực tế cho ông thỏa sức hội họa. Ông kích động nói: “Ta đã tìm được nơi thuộc về!”

Ông ở trong một căn nhà được xây bằng những khối đá lớn, ngôi nhà có phòng ngủ, nhà bếp, phòng vẽ với những đồ dùng đơn sơ, ngoài tường nhà có những rặng xuân đằng nở hoa thơm ngát. Cho đến cuối đời, ông không hề rời khỏi Barbizon.

Buổi sáng Millet làm ruộng để kiếm tiền duy trì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, buổi chiều ngay tại không gian lớn trong căn nhà đá là thời điểm thích hợp để vẽ tranh, đến tối ông đi bộ trầm mặc xuyên qua cánh rừng. Ông tái hiện những hình ảnh chân thực từ cuộc sống, không hề có bất kì sự hư cấu, nhưng những bức tranh của ông không phải được sáng tác trực tiếp khi bắt gặp cảnh tượng sự việc, mà đều được phác thảo trên trí nhớ cộng thêm những sắp xếp và kinh nghiệm hội họa của mình mà vẽ ra. Một người sinh sống tại thôn quê, lại am hiểu những tác phẩm kinh điển, còn nhận ảnh hưởng từ bảo tàng nghệ thuật Louvre, Millet có một cái nhìn tỉ mỉ và chính xác về nơi này, không có người nào trên trái đất có thể dầm mưa dãi gió kham khổ cùng nhà nông bằng ông. Những bức tranh của ông tiếp cận gần với khí hậu của vùng đất, ẩn chứa độ sâu, cường độ và thi ý, lại là kết tinh của tâm huyết lắng đọng lâu dài.

“Người nông dân chiết cây” – Jean-François Millet, thuộc bộ sưu tập tranh mới ở Munich (Ảnh: epochtimes)

“Dù sao đi chăng nữa, chủ đề của nông dân là phù hợp nhất với tôi.” Người họa sĩ lạc lối cuối cùng cũng tìm được cái tôi thật sự. 27 năm ở Barbizon là thời kỳ sáng tác phong phú nhất trong cuộc đời của Millet.

Hiểu lầm và tranh cãi

Sau cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, các thành phố công nghiệp và thương mại phát triển nhanh chóng, mối quan hệ giữa con người và môi trường ngày càng trở nên căng thẳng. Vào thế kỷ 19, nước Pháp bị hỗn loạn, quyền lực chính trị bị thay đổi, các cuộc chiến tranh thường xuyên, các cuộc bạo động được lặp đi lặp lại, mọi người hoài niệm cuộc sống điền viên, khát vọng tìm về tự nhiên để an ủi tâm hồn, vì thế mà người họa sĩ vẽ về chủ đề rừng rậm và cảnh vùng quê đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên Millet lấy đề tài nông dân làm chủ nên cũng gây nên nhiều tranh cãi cùng bài xích.

“Người gieo giống” – Jean-François Millet, được sản xuất năm 1850, lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston (Ảnh: epochtimes)

Millet tại Barbizon với bức tranh đầu tiên là “Người gieo giống” (Semeur), cánh tay mạnh mẽ của người nông dân tựa như thấy được hình ảnh đường phố Paris vào tháng sáu. Bức “Dọn lúa” cũng thể hiện một sự kích động bất mãn đến xã hội thông qua công việc vất vả của người nông dân. Các nhà xã hội chủ nghĩa thì muốn quăng Millet vào doanh trại của họ.

“Tôi cả đời chỉ ngắm nhìn điền viên, cũng chỉ là thể hiện những gì tôi thấy một cách chân thực nhất mà thôi”. Millet tin rằng sứ mệnh của nghệ thuật là tình yêu, không phải hận thù. Ông miêu tả người nghèo, tuyệt không phải dùng để kích thích những người giàu có. Millet không bao giờ vẽ cảnh của cuộc nổi dậy của nông dân, thông qua cái nhìn sâu sắc bức tranh lao động hàng ngày của người nông dân. Thực ra thì, tác phẩm của ông trên bản chất là ôn hòa hiền hậu, cùng những hành động nhân đạo thường ngày của mình.

Một phần bức “Dọn lúa” – Jean-François Millet (Ảnh: epochtimes)
Một phần bức “Dọn lúa” – Jean-François Millet (Ảnh: epochtimes)
Một phần bức “Dọn lúa” – Jean-François Millet (Ảnh: epochtimes)

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch