Ngôi bảo tháp Phật Pha That Luang nằm tại thủ đô của Lào là niềm tự hào bậc nhất của người dân nước này, được bao phủ bởi khoảng một tấn vàng và được in hình trên đồng tiền của quốc gia.

Thạt Luông còn gọi là Pha That Luang là “Đại Tháp” trong tiếng Lào, là một tòa tháp Phật giáo ở Viêng Chăn, nằm cách trung tâm thủ đô chỉ 5km. Tháp được xây từ năm 1566 dưới triều vua Setthathirath (Xệt-tha-thi-lạt), có hình nậm rượu. Bên ngoài ngôi chùa được phủ và thếp vàng.

Ảnh: Flickr.

Trong cuộc xâm lược Lào của người Thái vào thế kỷ 19, Thạt Luông đã từng bị phá hủy, nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp Phật mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia và được in trên tiền giấy của Lào.

Tờ 1.000 Kip Lào (1996) (ảnh: Zing).

Vào tháng 11, khi lễ hội Phật giáo quan trọng nhất của Lào – Lễ hội Boun That Luang – diễn ra tại Viêng Chăn, sẽ có đám đông người hành hương đến bảo tháp này để thờ phụng và tỏ lòng tôn kính. Lễ kỷ niệm đầy màu sắc được tổ chức tại đây, bao gồm diễu hành, nhạc sống và các nghi lễ tôn giáo.

Ảnh: Trover.

Kiến trúc mỹ lệ – như một khối vàng ròng

Tháp Phật Thạt Luông là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luông và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào, với chân đế rộng 90m x 90m và cao 45m, được bao quanh bởi 30 bảo tháp nhỏ, cũng được thếp vàng.

Ảnh: City Sea Country.

Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhã vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao cũng có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại, để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài, làm chỗ đứng vững chãi cho cấu trúc hình quả bầu thon thả phía trên.

Ảnh: Asia Travel Gate.

Bảo tháp ngày nay bao gồm ba cấp độ, mỗi cấp độ phản ánh một phần của giáo lý đạo Phật. Cấp độ đầu tiên là 67 mét x 68 mét; thứ hai là 47 mét dọc theo mỗi bên; và cấp độ thứ ba là 29 mét dọc theo mỗi bên. Tính từ mặt đất đến đỉnh cao nhất, Pha That Luang cao 45 mét. Chỉ có phần đỉnh cao nhất được phủ bằng vàng thật, phần còn lại của bảo tháp được sơn màu vàng. Tuy nhiên, các nhà xây dựng được cho là đã sử dụng tới một ngàn cân vàng lá để trang trí bảo tháp này.

Ảnh: Place of Peace and Power.

Các bức tường bao quanh khu phức hợp chùa tháp dài khoảng 85 mét ở mỗi bên và chứa một số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc của Lào và Khmer, bao gồm trong thời vua Jayavarman VII.

Ảnh: Bigstock.

Bên trong tòa tháp đặt những tác phẩm nghệ thuật vẽ tay lịch sử, Xung quanh ngôi đền có rất nhiều tượng Phật. Dưới thấp cũng đặt một số bức tượng có kích thước như thật của Đức Phật mặc những chiếc áo cà sa có màu sắc đẹp đẽ.

Câu chuyện lịch sử – đứng dậy sau đổ nát

Pha That Luang, theo truyền thuyết của người Lào, ban đầu được xây dựng như một ngôi đền Hindu vào thế kỷ thứ 3. Các nhà truyền giáo từ Đế chế Mauryan, được cho là do Hoàng đế Ashoka cử đến, cùng 5 vị La Hán đã mang một thánh tích (được cho là xương ức) của Đức Phật đến bảo tháp và lưu giữ ở đó. Ngôi đền nay đã bị làm lại vào thế kỷ 13 như một ngôi đền Khmer, nhưng sau đó cũng bị suy tàn. Khi vua Setthathirath (Xaysettha) chuyển thủ đô Lào từ Luông Pha Băng đến Viêng Chăn vào giữa thế kỷ 16, ông đã ra lệnh xây dựng một bảo tháp trên khu di tích ngôi đền Khmer đó.

Ảnh: Wikipedia.

Vào năm 1828, Pha That Luang bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của quân Thái Lan, khiến nó bị tàn phá nặng nề và bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1900, người Pháp mới khôi phục lại thiết kế ban đầu dựa trên các bản vẽ chi tiết từ năm 1867 của kiến ​​trúc sư và nhà thám hiểm người Pháp Louis Delaporte. Tuy nhiên, nỗ lực đầu tiên để khôi phục tòa tháp đã không thành công, vì thế nó đã được thiết kế và xây dựng lại vào những năm 1930. Trong chiến tranh Pháp-Thái, Pha That Luang một lần nữa bị hư hại nặng nề trong một cuộc không kích. Sau khi Thế chiến II kết thúc, Pha That Luang mới được xây dựng lại.

Ảnh: Indochina Voyages.

Theo Wikipedia, Architecture of Buddhism, và Indochina Odyssey Tours

Clip HOT: Biểu tình Hồng Kông: người biểu tình bị súng bắn tử vong tại hiện trường

videoinfo__video3.dkn.tv||ac68b1cee__