Tác phẩm nghệ thuật nhìn chung được sinh ra từ cảm hứng của người nghệ sĩ với cái đẹp. Khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chân chính, tâm hồn người xem cũng sẽ trở nên đẹp hơn. Điều này đặc biệt đúng với các bức tranh cổ điển thời kỳ Phục Hưng nổi tiếng. Nhưng, đâu đó trên thế gian này, vẫn còn những thứ rất không đẹp đang bị che giấu, khi đó nghệ thuật chân chính bỗng lại có thêm một sứ mệnh mới.

Tranh nghệ thuật phơi bày những bí mật xấu xa ra trước con người thế giới; ngõ hầu kêu gọi lương tri, chấm dứt sự tàn bạo, bất công mà kẻ ác dành cho đồng loại. Trong trường hợp này, cảm xúc của người xem trở thành điều khó đoán. Hãy cùng chúng tôi đi qua một số tác phẩm như thế.

Bức “Tại sao?”

“Tại sao?”. Tác giả: Thanh Thủy. Tác phẩm tham dự triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn năm 2008

Một bài thơ đã được sáng tác dành cho bức tranh này, với ý nghĩa như sau:

Mẹ à,

Con nhìn thấy một con chim nhỏ, ánh dương.
Con muốn về nhà,
Con muốn con chim bồ câu màu đỏ của con

Tại sao thế,
Tại sao chúng ta lại bị giam hãm trong nhà lao của nước mình
Con chỉ nhớ rằng “ Chân – Thiện – Nhẫn”
Con nguyện thề làm một đứa trẻ ngoan,
Giống như mộn bức tường thanh sạch
Sau này lớn lên thành trụ cột của nước nhà

Con biết vẽ tranh,
Có thể vẽ một đứa trẻ nhỏ,
Tay đứa trẻ lồng vào tay mẹ nó.

Tại sao vậy mẹ,
Tại sao lại giam chúng ta lại,
Làm bức vẽ đẹp kia trở nên dơ bẩn

Tại sao vậy,
Khiến đứa bé dày vò thể xác,
Dùng kiềng sắt khóa chặt treo lên.

Thông qua một bức tranh đơn giản với những sự vật rõ nét mà nó đã thể hiện cho chúng ta thấy một đứa bé vô tội bị bắt giam trong nhà lao chỉ vì mẹ của em là người tu luyện Pháp Luân Công. Đứa trẻ bị mắc kẹt trong cái lồng sắt với những thanh sắt dài chắn trước mặt. Từ bộ quần áo của đứa trẻ đến gương mặt đều nhuốm máu. Phía sau đứa trẻ là đôi chân của người mẹ với những vết sẹo chằng chịt cứa dài mà sợi dây xích gây ra, máu đỏ từ đôi chân ấy mà chảy đến tận chỗ đứa trẻ. Tư thế nằm ấy cũng thể hiện được một sự suy kiệt gục ngã trước những roi đòn hung ác. Chúng ta có thể thấy được mẹ của đứa trẻ đã phải chịu sự tra tấn đến mức độ nghiêm trọng như thế nào. Phía trên mắt của đứa bé có vết bầm tím và máu rỉ ra cho thể cho thấy đứa bé cũng bị những tên cai ngục đánh đập. Từ đó mà làm bật lên mức độ tàn khốc khi ra tay của hung thủ, đến cả một đứa trẻ nhỏ non tơ như thế chúng cũng không bỏ qua.

Mẹ bị đánh, bản thân cũng bị đánh, đối với một đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời bình mà nói, tất cả những điều này đều là vì điều gì vậy, những đứa trẻ nhỏ tuổi như thế sao có thể nghĩ đến và hiểu được. Đứa bé siết chặt hai tay vào song sắt cho thấy được mong muốn muốn thoát ra khỏi cái “lồng sắt” này. Từ những giọt nước mắt và đôi mắt vô tội của đứa trẻ càng làm cho chúng ta cảm thấu được trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội mà chúng ta đang sống. Tại sao trong thời đại ngày nay vẫn còn xảy ra những điều đáng sợ như cuộc đàn áp này? Ánh mắt của đứa bé bắt được lương tâm trong lòng mỗi người, như muốn thúc giục người xem hãy làm gì đó để ngưng lại cuộc bức hại này.

Bức “Quán thực”

“Quán Thực”. Tác giả Thanh Thủy. Tác phẩm tham dự triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn năm 2008

Khi khán giả nhìn thấy bức tranh “Quán thực” này, đúng là không tránh khỏi sự sợ hãi và ám ảnh, không thể không đặt ra một nghi vấn trong tâm: Tại sao lại vẽ một bức tranh như vậy? Tôi tin rằng đây thực sự là những gì tác giả muốn gửi gắm đến người xem. Sự việc khủng khiếp này đã xảy ra tại Trung Quốc hiện đại; phải chịu sự việc này chỉ đơn giản là vì họ tham gia tu luyện theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. Trong khi không ngừng tu dưỡng bản thân trở thành một người tốt, những người này đã bị bắt không phải vì phạm tội mà chỉ vì không ngừng trở thành người tốt và tốt hơn nữa, giúp tăng đức tin của nhiều người và làm trong sạch cho xã hội; vậy mà họ luôn bị Đảng cộng sản (ĐCS) Trung Quốc chụp mũ là ‘tà giáo’, qua đó muốn nhổ tận gốc rễ của họ ra khỏi Trung Quốc, bài trừ đi văn minh tinh thần vốn có của đất nước mình. Vì vậy các nghệ sĩ thông qua thể hiện bằng bút vẽ, dùng nghệ thuật kêu gọi lương tâm của người dân, thông qua sức hấp dẫn nghệ thuật để thu hút sự chú ý của công luận, nói ra sự thật bị che giấu, góp phần chấm dứt sự đàn áp vô lý này.

Nhìn vào bức tranh chúng ta có thể thấy cô gái bị trói chặt vào ghế và một ống dài được luồn vào mũi của học viên Pháp Luân Công này, bởi vì thực quản thông với lỗ mũi, chúng đút thức ăn qua mũi của học viên theo cách cưỡng bức. Chúng dùng một chiếc xô sắt chứa mì ngô trộn cùng nước và gọi là “đồ ăn”. Điều đáng sợ nhất được tác giả khắc họa chính là nét mặt và ánh mắt của tên cảnh sát, thông qua đây mà cho thấy được cảnh sát tham gia vào cuộc đàn áp tà ác đang đại diện cho một thế lực tối thượng, cùng với một điếu thuốc nhét vào khe tai là một động tác thường thấy ở cảnh sát của Trung Cộng, thể hiện rõ những tên cảnh sát kia thuộc loại sinh hoạt hủ bại, hình tượng lưu manh vô lại của chúng được khắc họa rõ nét qua từng cử chỉ và nét mặt trên bức tranh. Nó còn cho thấy cuộc đàn áp Pháp Luân Công có liên quan chặt chẽ tới các quan chức hủ bại của ĐCS Trung Quốc. Trong bức tranh này, người họa sĩ đặt những kẻ bắt bớ, khủng bố vào trong bóng tối, và đặt sự ngược đãi nổi bật ở giữa ánh sáng và bóng tối, làm rõ ý nghĩa sâu xa của tác giả, tách biệt giữa và thiện và ác; ai là người tốt và ai là kẻ xấu có thể phân biệt được rõ ràng.

Dưới đây là một số bức tranh khác, cùng mô tả sự tra tấn, bức hại trong cuộc đàn áp của ĐCS Trung Quốc đối với những học viên Pháp Luân Công lương thiện.

“Kiên định trong cuộc bức hại” – Họa sĩ Thanh Tâm đến từ Trung Quốc. Giải ba trong cuộc thi Tranh sơn dầu thực tế toàn thế giới.
“Học viên Đại Pháp trong lao ngục”. Tác giả: Lý Viên. Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn năm 2009
“Ngày 20 tháng 7”. Tác giả: Đổng Tích Cường. Triển lãm nghệ thuật cuộc tế Chân – Thiện – Nhẫn năm 2015

Trước buổi bình minh ngày 20 tháng 7 năm 1999, một cuộc bắt bớ bất ngờ các phụ đạo viên Pháp Luân Công trên khắp đất nước Trung Quốc đã được tiến hành. Kể từ đó, hàng loạt các cuộc bắt bớ và bức hại tàn bạo khác nhằm vào học viên Pháp Luân Công đã được thực hiện và tới nay vẫn chưa chấm dứt.

“Tội ác mổ sống cướp nội tạng tù nhân của trại Tô Gia Đồn”. Tranh sơn dầu. Tác giả: Đổng Tích Cường. Triển lãm nghệ thuật cuộc tế Chân – Thiện – Nhẫn năm 2015
“Đằng sau vẻ đẹp – sản phẩm của các nô nệ trong tù”. Tác giả Vương Huệ Mẫn. Triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân- Thiện – Nhẫn

Đằng sau người phụ nữ trẻ này, là một trại nô lệ tàn nhẫn và khủng khiếp, chứa đựng bao nhiêu máu và nước mắt đằng sau những bông hoa xinh đẹp mà họ làm ra? Họa sĩ tác giả nói: “Đó là hoa hồng được sinh ra từ địa ngục!”

Tác giả đã bị bắt giữ bất hợp pháp bởi ĐCS Trung Quốc vì đã tập luyện Pháp Luân Đại Pháp và bị giam giữ tại Trại lao động nữ tỉnh Quảng Đông, bị buộc làm nô lệ và phải sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu sang châu Âu, cụ thể là làm hoa lụa. Họ phải làm việc từ 15 đến 16 giờ một ngày, thậm chí làm qua đêm, không đạt được số lượng quy định thì không được ngủ. Tác giả cũng chứng kiến những học viên Pháp Luân Công khác không phải làm công nhân nô lệ, nhưng bị đánh đập, bị còng tay và treo ngược, và chỉ cho chạm một ngón chân lên mặt đất trong thời gian hơn 40 ngày.

Các nhân vật bị tra tấn, đày đọa trong các bức tranh nói trên đều là những người tu luyện Pháp Luân Công bị giam trong các nhà tù và các trại lao động cải tạo; đồng thời tác giả của các bức tranh cũng vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của những sự bức hại đó.

Theo Epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch