Giuseppe Fortunino Francesco Verdi (1813 – 1901) là nhà soạn nhạc người Ý vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc phương Tây. Ông đã sáng tác 26 vở opera, kế thừa và phát triển nghệ thuật opera Ý, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến các vở opera, âm học và giao hưởng sau này. Mỗi vở opera của Verdi gần như là một kiệt tác và cột mốc trong lịch sử opera, “Aida” là một trong những đại diện xuất sắc đó.

Tượng Giuseppe Verdi  (Ảnh: fotolia)

Thành tựu về opera của Verdi

Sân khấu hoành tráng của vở opera “Aida”. (Ảnh: Christian Abend / Wikimedia Commons)

Trong lịch sử âm nhạc, thành tựu của Verdi là độc nhất vô nhị. Từ vở opera “Oberto” được công diễn đầu tiên trong nhà hát Milano năm 1839 cho đến tác phẩm cuối cùng “Falstaff” năm 1893, sự nghiệp sáng tạo của Verdi đã kéo dài hơn 50 năm.

Sau khi sáng tác tác phẩm bất hủ đầu tiên là “Nabucco” vào năm 1842, Verdi đã tiếp tục sáng tác 14 vở opera trong vòng 10 năm, nổi bật như “The Lombard in the First Crusade” và “Ai Ernani“; đặc biệt tác phẩm “Macbeth” của ông, được sáng tác năm 1847 mà không có một câu chuyện tình yêu làm cốt truyện, đã phá vỡ quy ước của nhạc kịch Ý vào thời điểm đó; hay vở “Jerusalem” năm 1847 lần đầu tiên được trình bày dưới dạng một vở opera Pháp.

Các tác phẩm kinh điển ở chặng giữa sự nghiệp của Verdi có thể kể tới “Rigoletto“, “La Traviata“. Âm nhạc trong “Rigoletto” bao gồm giai điệu kiểu Ý (như ca ngợi tình bạn, tình yêu đẹp). Từ năm 1855 đến 1867, Verdi đã sáng tạo một số lượng lớn tác phẩm âm nhạc tuyệt vời khác, như “Fancy Dress Party“, “Sức mạnh của số phận“, “Lời cầu nguyện buổi tối Sicilia” và “Don Carlo“.

Năm 1869, để kỷ niệm ngày khai mạc kênh đào Suez, Thống đốc Ai Cập Isma’il Pasha đã xây dựng một nhà hát opera ở Cairo. Thống đốc đã yêu cầu Verdi, là nhà soạn nhạc opera uy tín nhất vào thời điểm đó, xây dựng một vở opera cho buổi lễ khai trương của nhà hát. Lấy cảm hứng từ câu chuyện về Aida của nhà sử học cổ đại nổi tiếng người Ai Cập Auguste Mariette, nhà viết kịch người Pháp Camille Di Roques đã hoàn thành kịch bản, còn kịch bản tiếng Ý được viết bởi Antonio Ghislanzoni.

Có bốn trong bảy trường cảnh của vở opera “Aida” đã trở nên nổi tiếng thế giới sau khi được dàn dựng; và từ đó “Aida” đã trở thành một trong những tác phẩm của Verdi được trình diễn thường xuyên nhất trên các sân khấu opera thế giới.

Cốt truyện của vở opera “Aida”

(Ảnh: Dorset Opera)

Aida là công chúa của nước Ethiopia. Nàng bị quân đội Ai Cập bắt giữ trong chiến tranh và bị biến thành nô lệ tại đây. Aida đã che giấu thân phận thật của mình và trở thành người hầu cho con gái của vua Ai Cập – Amneris. Một tướng vệ quân trẻ tuổi và tuấn tú của Ai Cập là Radames đã thầm yêu cô, trong khi đó công chúa Ai Cập Amneris thì lại phải lòng chàng.

Vào thời điểm đó, Ai Cập đang muốn chinh phạt Ethiopia, còn người Ethiopia thì muốn cứu những đồng hương bị bắt của họ về nước. Vua Ai Cập phong cho tướng vệ quân Radames làm chỉ huy, buộc chàng phải đối mặt với địch thủ. Aida một bên hy vọng cha mình sẽ dành chiến thắng, bên kia thì lo lắng cho số phận của Radames. Một bên là cha, một bên là người yêu; một bên là quê hương, còn bên kia là kẻ thù. Aida đã phải ở trong hoàn cảnh vô cùng đau đớn đó. Cuối cùng, Radames là người thắng trận và bắt sống cha của Aida trở về Ai Cập.

Sân khấu của vở kịch “Aida” được công diễn năm 2018 (Ảnh: insideofknoxville)

Để ban thưởng cho chiến thắng của Radames, vua Ai Cập đã quyết định gả con gái ông cho chàng. Tuy nhiên, Radames vì đã yêu nữ nô lệ Aida, nên bèn tìm cách cho Aida và cha nàng trốn thoát khỏi Ai Cập. Radames cuối cũng đã giúp Aida và cha cô trốn thoát, không ngờ rằng khi chàng nói với Aida về con đường an toàn không có lính canh Ai Cập, thì công chúa đã nghe lén được cuộc trò chuyện của họ.

Radames vì từ chối lấy công chúa nên cuối cùng bị tòa án xử chôn sống vì tội phản quốc. Aida vì không muốn Radames phải chịu tội một mình, nên đã quay lại và trốn vào huyệt mộ cùng với Radames. Nàng đã cất lên tiếng hát cuối cùng trong vòng tay của người yêu…

Thành tựu nghệ thuật của vở opera “Aida”

Hình tượng tướng vệ quân Ai Cập Radames. (Ảnh: broadwayworld)

Câu chuyện của vở opera “Aida” có những tình tiết làm rung động lòng người, hậu cảnh nguy nga tươi đẹp, ca kịch mang phong cách anh hùng ca; vở opera của Verdi là độc đáo và duyên dáng, tuyệt vời về mọi mặt. “Aida” đã thoát khỏi những định kiến ​​cứng nhắc về cấu trúc phân chia opera truyền thống. Verdi đã kết hợp giữa hát và ngâm thơ, hợp xướng và độc tấu, hợp nhất dàn nhạc, để cho âm nhạc biến hóa không ngừng theo những thay đổi của vở kịch, đạt được một sự tích hợp liền mạch của âm nhạc và bối cảnh opera.

Verdi không chỉ duy trì được vẻ đẹp du dương của nhạc kịch Ý trong âm nhạc, mà còn sử dụng các thủ pháp khéo léo trên nhạc cụ. Do đó, “Aida” được coi là tiên phong của opera Ý hiện đại và là một trong những tác phẩm kinh điển quan trọng nhất trong lịch sử của opera Ý.

Nổi bật nhất trong “Aida” phải kể đến màn thứ hai về cảnh chiến thắng trở về của Radames, sau này đã được chuyển thể thành một nhạc khúc có tên là “Hành khúc Aida“. Trong bản nhạc này, âm thanh của đại hợp xướng và dàn nhạc rất mạnh mẽ, khiến khán giả cảm nhận được cuộc diễu hành chiến thắng của quân đội Ai Cập một cách vô cùng long trọng và rực rỡ. Nổi bật nhất trên nền nhạc là âm thanh cao vút và tươi sáng được chơi bởi kèn trong những cuộc diễu hành hùng vĩ, thể hiện khí thế anh hùng của những người lính chiến thắng trở về.

Ngoài ra còn có nhiều đoạn nhạc trở nên nổi tiếng thế giới trích từ vở opera này, như “Holy Aida“, hay bản song ca “Tình yêu và lo lắng” của công chúa Ai Cập. Trong số đó, “Holy Aida” là một đoạn nhạc thể hiện niềm tin của vị tướng vệ quân về tình yêu tràn đầy và kết thúc của chiến tranh. Đoạn “Gloria all Egitto” có cảnh tráng lệ nhất của toàn bộ vở kịch, với điệp khúc chiến thắng và diễu hành tráng lệ và sang trọng. Vở nhạc kịch opera “Aida”, được sáng tác bởi Verdi khi ông ở tuổi 57, đã mãi tỏa sáng trong lịch sử âm nhạc của loài người.

Mời quý độc giả cùng thưởng thức vở nhạc kịch opera “Aida”:

videoinfo__video2.dkn.tv||87aad7d07__

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay: Đây là toàn bộ hành trình đi đến cõi âm gian sau khi người ta chết đi, qua 7 ải vào 6 nẻo luân hồi:

videoinfo__video2.dkn.tv||932eda587__