Chữ viết tượng hình đến nay vẫn là một đề tài hấp dẫn với người nghiên cứu, bởi nó ẩn chứa những huyền cơ thâm ý rất đáng trân trọng.

Chữ viết không chỉ mang nội hàm tại thời điểm được sáng tạo ra, mà trong quá trình lịch sử phát triển, cũng giống như con người nó vẫn luôn không ngừng làm phong phú ý nghĩa của mình. Tuy vậy, chữ viết tượng hình giàu nội hàm cũng thuận theo sự biến đổi của đạo đức con người mà dần mất đi ý nghĩa linh thiêng ẩn chứa huyền cơ ban đầu.

Chữ “Tư” (思) với ý nghĩa tiết lộ chân tướng quá trình tu luyện của con người mà được tạo nên. Dưới đây là quan điểm và chút thiểm ngộ của tác giả về hàm nghĩa của nó.

Nơi “nguyên thần” cư trú

Chữ “Tư” (思) có nghĩa là nghĩ, suy nghĩ bao gồm chữ “Điền” (田) đặt trên chữ “Tâm” (心). Tuy nhiên, ban đầu ở phần trên chữ Tư không phải chữ Điền mà chỉ bộ phận đầu của con người. Ví dụ kiểu chữ Kim văn (hay Chung đỉnh văn) hoặc chữ Triện (như hình vẽ dưới).

Bên trái là chữ viết theo kiểu Kim văn (hay Chung đỉnh văn), bên phải là kiểu Triện văn.

Phần trên của chữ là chữ “Tấn” (囟) nghĩa là thóp của trẻ nhỏ. Thóp hay còn gọi là “cửa đỉnh đầu”, nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Vì vậy, chữ “Tư” có phần trên là chỉ đầu, một bộ phận của con người. Phía dưới là chữ “Tâm” (trong chữ Kim văn và chữ Triện văn là hình dáng trái tim con người).

Thông thường ta đều hiểu chữ “Tư” (思) là để chỉ hoạt động tư duy của con người. Theo y học hiện đại và kinh nghiệm cảm nhận của mọi người, hoạt động tư duy của con người phát ra từ đại não và không có liên quan gì tới tim. Lẽ nào trình độ y học cũng như kinh nghiệm của con người cổ đại có sự khác biệt lớn với người hiện đại ngày nay? Theo chiết tự tiếng trung, “Tư” lại có nghĩa là đầu và tim có thể thực hiện hoạt động tư duy của người. Đương nhiên, điều này là khó lý giải với đa số mọi người, nhưng đối với người tu luyện lại vô cùng dễ hiểu.

Đạo gia luôn coi cơ thể người là một tiểu vũ trụ. Nguyên thần của con người tồn tại trong “tiểu vũ trụ” đó lại có có thể thay đổi vị trí của mình, không nhất thiết lúc nào cũng phải ở trong đại não. Lý giải từ ý nghĩa bề mặt, con người hiện đại rất khó để cảm nhận được hiện tượng nguyên thần của con người thay đổi vị trí, vì vậy sẽ cố chấp mà nhận định đại não của bản thân đang suy nghĩ. Người tu luyện xưa đều có thể cảm nhận được điều này, vì vậy có thể tạo ra chiết tự chữ “Tư” (思) là kết hợp từ “đầu” và “tâm”.

Chữ “Tư” cũng đồng thời muốn nói với chúng ta rằng, nguồn gốc thực sự của tư duy con người không phải đến từ cơ quan nội tạng của cơ thể, mà là từ nguyên thần trong nhục thể, nếu không sẽ không có hiện tượng đầu và tâm đều có thể thực hiện hoạt động suy nghĩ.

Chúng ta đều biết kết cấu cũng như chức năng hoạt động của đại não và tim là không giống nhau. Nếu đều có thể thực hiện hoạt động suy nghĩ, đấy là do nguyên thần của con người đang hoạt động.

Có một câu chuyện thần thoại thời cổ đại của Trung Quốc tên Hình thiên vũ can thích, kể rằng sau khi Thích Thiên bị Thiên Đế chặt mất đầu, vẫn có thể tiếp tục chiến đấu. Còn trong thời hiện đại, cũng có người sau khi đại não bị teo lại vẫn có thể sống bình thường. Điều này minh chứng sự sống và tư duy của con người có thể có nguyên nhân càng sâu xa hơn.

“Tâm điền” là mảnh đất màu mỡ

Dù là văn hóa chính thống phương Đông hay phương Tây từ xa xưa, đều đã đặt định nền văn hóa tu luyện và tín ngưỡng cho con người ngày nay, đồng thời có rất nhiều nội hàm văn hóa cũng tương đồng như nhau.

Đến triều nhà Hán, phần nửa trên của chữ “Tư” trong quá trình thay đổi, luôn kế thừa nguyên nghĩa nội hàm đặc định ban đầu của nó. Theo Thuyết văn giải tự có giải thích: “Tư” có nghĩa là “suy nghĩ, cũng có nghĩa là khoan dung”. Trong Thượng Thư có viết “Tư tâm nhật dung” nghĩa là: Trong tâm biết suy nghĩ, cần biết học cách bao dung. Chứ “Dung” (容) vừa có nghĩa là tâm tính cần khoan dung, cũng là dung nạp, chứa đựng.

Vì vậy chữ Tư có nội hàm phong phú thế này. Trước hết, tâm và đầu não có thể dung nạp, là nơi cư ngụ, ẩn chứa của nguyên thần. Thứ hai, với chữ Điền ở trên, ý nghĩa dung nạp của chữ này sẽ càng rõ ràng hơn. Người Trung Hoa xưa có cách nói “心田” Tâm Điền, chữ Điền có nghĩa là ruộng, vườn, đất đai. “Tâm điền” có nghĩa là thửa ruộng lòng. Đây là từ dùng trong tôn giáo để nói về nơi vun trồng công đức, thuộc tâm linh vô hình, thửa ruộng lòng vốn không có trong thực tế vật chất.

Trên đồng ruộng có những loại thực vật có ích như lúa và hoa màu, nhưng cũng có thể có cây cỏ, có sâu bệnh và những loại có hại khác. Nói tóm lại, Điền là nơi chốn, là một loại phương tiện tải thể, sinh vật gì cũng có thể có. Tâm con người cũng giống như một loại phương tiện truyền đạt hay là nơi cư ngụ của nhiều chủng tâm tốt xấu. Nếu không kịp thời dọn sạch cỏ, mọi thứ lộn xộn, hỗn tạp, tốt xấu sẽ xuất hiện lẫn lộn trên đồng ruộng.

Tâm con người cũng vậy, nếu không kiên định, sớm nắng chiều mưa cần mẫn loại tư tâm và tạp niệm, biến tâm mình thành nơi ẩn chứa các loại thất tình lục dục, thì cuối cùng chúng sẽ dồn nén lên tư duy chân chính của nguyên thần con người, làm chính niệm bị che khuất, trong tâm luôn nghĩ những điều không tốt.

Người bình thường đều cho rằng, tư duy của bản thân là do đại não phát xuất ra, vì vậy mới đăm chiêu suy nghĩ. Tuy nhiên, hàm nghĩa của chữ “Tư” (思) là muốn nói với chúng ta, khi chúng ta đang lo lắng đăm chiêu suy nghĩ không phải tư tưởng chân chính, thuần chất của ta phát xuất ra, mà trong đó cũng dung nạp rất nhiều dục vọng, tư tâm bất chính, đó không phải ý niệm, suy nghĩ chân chính của bản thân chúng ta. Đây có lẽ chính là lý do tại sao văn hóa truyền thống Trung Hoa không giải thích chữ Tư là “Tưởng” (想), mà giải thích thành “Dung” (容).

Điền tức là ruộng đương nhiên nên có chủ nhân, đây là người chịu trách nhiệm chính. Anh ta không chỉ bảo đảm mảnh ruộng này không bị người khác chiếm đoạt, mà còn cần chăm sóc và học cách kinh doanh sao cho mảnh ruộng này trở thành ruộng tốt. Nếu trong toàn bộ quá trình chăm sóc, không đặt tâm, mà luôn lười biếng, buông thả sẽ không thể thu có thu hoạch, thậm chí là thất thu.

Mọi người có thể quản lý tốt tâm điền của chính mình hay không có liên quan chặt chẽ đến tình trạng sinh tồn của thể sinh mệnh. Trong Đại học có nói “Tâm chính nhi hậu thân tu” nghĩa là tâm cần chính sau mới đến tu thân, lại có câu “Tự thiên tử dĩ chí thứ nhân, nhất thị giai thị tu thân vi bản” nghĩa là: Từ vua đến thứ dân đều cần giữ tâm cho chính, lấy tu thân dưỡng tính, giữ vững đạo đức là căn bản.

Kitô giáo Tây Phương có một điển cố, ví việc truyền đạo của Chúa Jesus cũng giống như gieo hạt giống: Có người gieo giống (Chúa Jesus) đi gieo hạt (truyền đạo). Một số hạt gieo trên đá, mặt trời chiếu sáng thì bị khô và chết (đá sỏi được so sánh với người căn bản không tin tưởng, họ cũng giống như đá sỏi hồ đồ ngoan cố, và người như vậy thường phản đối đạo).

Lại có những hạt được gieo trên đường, không thể chui xuống đất nên bị những loài chim trên trời ăn mất (nhóm người này được so sánh với những người bán tín bán nghi, nghe vào tai trái lại bỏ ra ngoài tai phải, đạo không thể nhập tâm).

Lại có những hạt gieo ở bụi gai, dù có thể chui xuống đất nảy mầm, nhưng bị các loài cây khác cướp mất không gian sống, vì vậy hạt cũng không thể lớn và không có quả (được so sánh với người không tin, tư tâm tạp niệm quá nhiều dẫn đến không cách nào chú trọng việc tu đạo).

Cuối cùng có những hạt được gieo ở mảnh đất màu mỡ, vì vậy nhanh chóng nảy mầm, bén rễ và phát triển nhanh, cuối cùng kết quả ngọt (so sánh với những người không những có sự tin tưởng vững chắc, còn cố gắng tu luyện cuối cùng đắc được thành tựu).

Trong văn hóa Tây phương, bộ não người được ví như nơi trận chiến giữa Thượng đế và ác quỷ, để xem họ đang được Chúa dẫn dắt hay ma quỷ dẫn dắt.

Quá trình tu luyện

Từ thời cổ đại đến nay, nông nghiệp luôn là căn bản với nhân loại. Tác giả lý giải, nông nghiệp cũng đặt định nội hàm văn hóa nhất định, quá trình canh tác, trồng trọt kỳ thực cũng giống với quá trình tu luyện. Điền được chia thành loại cằn cỗi và loại màu mỡ. Hạt giống được trồng trong mảnh đất màu mỡ, sẽ bám rễ sâu vào đất, dễ dàng phát triển tốt. Người tu luyện cũng vậy, cần chú ý tới căn cơ, cần xem ngộ tính.

Người ta trước khi gieo hạt vào mảnh điền của mình, trước tiên cần loại bỏ những điều hỗn tạp và vun xới đất. Người tu luyện cũng vậy, trước tiên cần tịnh hóa thân thể và tâm linh. Hạt giống được gieo xuống đất cũng giống như đạo của pháp môn đó, đó chính là cơ chế tu luyện của pháp môn, chỉ có làm được như vậy mới đắc được chính quả. Quá trình trồng trọt cũng gặp gian nan, vất vả, can nhiễu và phá ngoại của tác nhân bên ngoài. Trong quá trình gieo trồng cần thường xuyên nhổ cỏ, bón phân. Quá trình tu luyện cũng cần thường xuyên loại bỏ những nhân tâm không tốt, luôn cố gắng làm phong phú tâm hồn và kiên định chính niệm.

Cùng một mảnh điền ấy, cùng hạt giống ấy, nhưng có người cuối cùng thu được vụ mùa bội thu, lại có người thu hoạch không tốt, thậm chí là mất mùa. Các đệ tử tu luyện cùng trong một pháp môn, thành quả tu luyện và tầng thứ cũng giống như thế.

Theo Zhengjian
Kiên Định biên dịch

Video: Huyền cơ ẩn sau những nhân vật được lựa chọn trong Tây Du Ký

videoinfo__video3.dkn.tv||48868aefb__