Trong mắt nhiều người “Mười người buôn, chín kẻ gian”, các thương nhân luôn tìm cách kiếm lời cho bản thân. Tuy nhiên các thương nhân cổ đại chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng “Nhân nghĩa lễ trí tín” của Nho giáo, họ thành tín trong công việc kinh doanh, tuân thủ khế ước. Nổi bật trong đó là những thương nhân ở Huy Châu, tỉnh An Huy, Trung Hoa.

Huy Châu là quê hương của Chu Hi, người góp sức rất nhiều cho học phái Tống Nho được xưng là “Lý học”. Nho giáo chiếm một vị trí cực kỳ cao ở Huy Châu. Người dân nơi này không chỉ thành lập các trường học ở toàn quận, mà còn lập ra các thư viện tuyên giảng tư tưởng Nho gia, hơn nữa trong gia pháp cũng khuyên bảo người trong họ phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức của Nho giáo.

“Huy thương” chỉ các thương nhân Huy Châu. Từ thời Nam Đường đến Tống, các thương nhân Huy Châu hoạt động rất tích cực và nổi danh cả nước. Từ nhỏ, họ được giáo dục trong môi trường như vậy, nên trong tư tưởng đã thấm nhuần những tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo. Cho đến tân bây giờ, ở khu vực Huy Châu vẫn lưu truyền những câu chuyện “Huy thương” lấy nhân làm gốc, trọng nghĩa khinh lợi, hành thiện tích đức.

Tuyệt đối không bán gạo trộn

Huyện Hấp, tỉnh An Huy có thương nhân bán gạo tên Hồ Sơn. Ông kinh doanh ở khu vực Gia Hòa, Hồ Nam. Một năm nọ, khu vực Gia Hòa gặp hạn hán nghiêm trọng, giá lương thực rất đắt đỏ. Một đấu gạo có giá 1000 quan tiền, mặc dù vậy trên thị trường cũng không đủ gạo bán.

Lúc này, Hồ Sơn đã vận chuyển lương thực từ vùng khác tới, và chuẩn bị bán hàng. Có mấy chủ tiệm gạo khác tìm đến ông và nói họ đã cùng thương lượng. Họ muốn bán gạo với giá trước đó, nhưng sẽ trộn gạo mới với gạo cũ, gạo mốc và gạo tạp; như vậy mới kiếm được nhiều tiền.

Hồ Sơn nghe vậy vô cùng giật mình: “Thực phẩm để bảo vệ tính mạng, sao có thể làm giả được chứ? Các ông muốn tốt cho tôi, chúng ta càng nên phải tốt với dân chúng. Năm nay tai họa giáng xuống, người dân đã rất đáng thương, chúng ta có có đủ thức ăn và quần áo, hẳn nên thông cảm với họ nhiều hơn. Dục vọng của con người là vô tận, không thể chỉ vì chút tư lợi mà không tuân theo thiên lý. Tôi kiên quyết không làm chuyện vô lương tâm này”. Bất kể các thương nhân kia khuyên bảo thế nào, Hồ Sơn vẫn một mực cự tuyệt.

Các thương nhân vô cùng tức giận, họ bán gạo ngay gần tiệm gạo của ông nhưng giá rẻ hơn rất nhiều, đây chính là muốn ép ông thỏa hiệp. Nhiều người đến tiệm gạo của Hồ Sơn nghe nói chỗ khác bán rẻ, lập tức tới tiệm khác mua gạo, còn chỉ trỏ nói Hồ Sơn là kẻ mượn cơ hội mưu lợi.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Hồ Sơn biết rằng dù các thương nhân chỉ thu ít tiền nhưng vẫn có lời lớn. Dù vậy ông vẫn kiên định với lựa chọn của mình mà không dao động.

Vài ngày sau, một số người mua gạo rốt rít muốn trả lại hàng cho các thương nhân vì trong gạo có cát, cơm nấu lên có mùi mốc, còn có cả sâu gạo. Một số chủ tiệm gạo bao biện rằng gạo mới nhập là như thế vì thu hoạch không tốt. Tuy nhiên có người mua gạo của Hồ Sơn lại nói gạo ở tiệm này ăn rất ngon, không có vấn đề gì. Lúc này, mọi người mới chợt hiểu ra, liền đến tiệm gạo của Hồ Sơn mua gạo, còn gọi tiệm của ông là “Tiệm gạo lương tâm”.

Các chủ cửa hàng trộn gạo bán kiếm lời, mặc dù lời được mấy ngày nhưng sau đó cái giá phải trả còn đắt hơn nhiều.

Từ bỏ lợi riêng để bảo vệ người khác

Ngô Bằng Tường là một thương nhân bán lương thực trong thời Càn Long của nhà Thanh. Ông là người huyện Hưu Ninh, làm ăn quanh năm ở Hán Dương. Có một năm, Ngô Bằng Tường buôn bán hồ tiêu, ký hợp đầu mua 800 hộc hồ tiêu (Hộc: dụng cụ để đo dung tích thời xưa, 800 hộc tương đương với 8000 kg hiện nay).

Ngay sau đó, người bán đã gửi hàng nhưng người làm của Ngô Bằng Tường phát hiện trong lô tiêu này có độc. Về sau, tin tức này lan truyền đến các thương nhân khác. Lo lắng chuyện bán hàng có độc bị đưa ra ánh sáng, người bán khẩn cầu Ngô Bằng Tường trả lại hàng hóa, cắt đứt hợp đồng, đem tiền hoàn lại.

Thật bất ngờ, Ngô Bằng Tường từ chối thỉnh cầu của người bán, không trả lại lô tiêu, mà ông không tiếc số tiền của bản thân, mang hồ tiêu độc đem đốt sạch. Có người hỏi ông vì sao làm vậy, ông nói, nếu người bán thu hồi chỗ hồ tiêu này, nhất định sẽ chuyển bán cho người khác lần nữa, như vậy rất nhiều người sẽ bị hại. Ông đem chỗ hồ tiêu này đi tiêu hủy, có thể tránh cho nhiều người bị ngộ độc.

Nghe xong, mọi người vô cùng cảm thán và kính nể. Có thể nói hành động của Ngô Bằng Tường thể hiện phẩm chất của người thương nhân tuân theo các nền tảng đạo đức của Nho giáo.

Cũng trong năm thứ 48 đến 49 của Càn Long, giá gạo tăng vọt do hạn hán ở Hồ Bắc. Ngô Bằng Tường từ Tứ Xuyện vận chuyển mấy chục ngàn tạ gạo, nhưng ông cũng không nhân cơ hội mà tăng giá, lại bán với giá thấp để giúp người dân địa phương vượt qua khó khăn. Ông không chỉ giành được lòng dân, mà còn được chính phủ nhiều lần khen ngợi.

“Thà thất lợi còn hơn thất nghĩa”

Chu Văn Sí là người huyện Hưu Ninh, Huy Châu trong những năm Càn Long và Gia Khánh của nhà Thanh. Ông là thương nhân bán trà. Trong “Vụ Nguyên Huyền chí” từng có ghi chép về câu chuyện bán “trà cũ” của ông.

Đại ý là Chu Văn Sí tính cách thẳng thắn chất phác, đã từng đến Châu Giang bán trà. Bời đường xá xa xôi, khó khăn, khi đến nơi, đã bỏ lỡ thời điểm giao dịch tốt nhất. Vốn là ông mang theo trà mới, nhưng đường xá xa xôi đến nơi đã thành “trà cũ”. Vậy là khi bán hàng, ông chủ động viết hai chữ “trà cũ” trên bảng hiệu, cho thấy mình không nói dối.

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Lúc ấy, người mối lái hết lần này lần khác khuyên ông đem tấm bảng “Trà cũ” gỡ xuống, bởi vì chênh lệch giữa trà cũ và trà mới là rất lớn, nên họ không kiếm được tiền. Tuy nhiên Chu Văn Sí vẫn không động tâm “Không thể kiếm tiến bất nghĩa, bán đứng lương tâm, cho dù hao tổn nhiều tiền bạc cũng không oán không hối hận”.

Chu Văn Sí kinh doanh trà hơn 20 năm. Từ đầu tới cuối ông luôn thực hiện nguyên tắc kinh doanh “Tuy có lợi nhưng không nghĩa cũng không thể thực hiện”. “Thà thất lợi còn hơn thất nghĩa”. Sau này ông trở thành doanh nhân giàu có được mọi người gọi là “Chu triệu”. Sau khi trở về quê hương, ông đã xây dựng 14 ngôi nhà mới cho 14 người con trai của mình, còn xây dựng nhà thờ tổ tiên họ Chu tráng lệ. Ông cũng mời đại học giả Tào Văn Thực viết một câu đối treo tại từ đường nhà mình.

***

Thư Tuân, một thương nhân huyện Y, Huy Châu từng đưa ra một ẩn dụ cho mối quan hệ giữa “nghĩa” và “lợi. Ông tin rằng “Nghĩa” và “lợi” có quan hệ sâu sắc như thượng nguồn và dòng chảy, có nguyên (nguồn) mới có thể có lưu (dòng chảy). Nguyên [Nghĩa] dồi dào, Lưu [Lợi] mới có thể sung túc. Nếu như thấy lợi quên nghĩa, thì cũng giống như bản thân tự bịt tắc nguồn, tự cắt đứt dòng chảy. Ngược lại nếu như lợi từ nghĩa sinh, thì không chỉ dòng chảy không cạn kiệt mà nguồn nước còn được khai thông.

Khái niệm “Lợi” và “Nghĩa” này của cổ nhân đối với các thương nhân ngày nay rất có giá trị để học tập.

Tài liệu tham khảo “Huy Thương Cố”

Theo Lưu Hiểu, Epochtimes
Ngọc Mai biên dịch

Video xem thêm: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__

Xem thêm:

Từ Khóa: