Tiến sĩ Jessica Russo là một nhà tâm lý học lâm sàng hiện đang sống tại Philadelphia, Hoa Kỳ. Ốm đau và bệnh tật từ khi còn nhỏ, cô trở nên ghen tức, oán hận và tưởng chừng đã mất đi hy vọng được làm mẹ. Một ngày, cô tìm thấy con đường kỳ diệu mang lại cho cô sức khoẻ, bình yên và hy vọng. Dưới đây là chia sẻ của Jessica.

Đó là mùa hè năm 2005. Vốn đã gầy nhom, thế mà trong vòng chưa đầy 4 tháng, tôi tiếp tục giảm hơn 5 cân nữa. Tôi gầy đến nỗi đã ngừng hành kinh. Vì đang rất yếu, tôi chỉ có thể khẽ nhấc từng bước chân chầm chậm tới gần bạn mình; còn cô ấy thì không thể tin vào mắt mình nữa.

Tôi bị giảm cân đột ngột như vậy là vì tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt mà bác sĩ chỉ định sau khi thấy rằng tôi không thể tiêu hóa tốt chất béo và carbohydrate.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều phương pháp điều trị mà tôi đã tìm kiếm vào thời điểm đó, với hy vọng cải thiện sức khoẻ, để tôi có thể mang thai. Tôi thực sự muốn được làm mẹ.

Hai năm trước, tôi từng bị sảy thai; chồng tôi và tôi thậm chí còn tự hỏi rằng liệu chúng tôi còn có thể có con hay không? Trong nhiều năm, tôi đã phải chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe. Lần mang thai ấy đã nhen nhóm trong chúng tôi một tia hy vọng, nhưng cuối cùng hy vọng ấy lại bị dập tắt.

Tôi đã đến gặp nhiều bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thử nhiều liệu pháp khác nhau, nhưng đều không thu được hiệu quả mong muốn.

Hai năm trước tôi từng bị sảy thai. (Ảnh dẫn qua NTD)

Trong khi sức khỏe ngày một suy giảm với chế độ ăn kiêng chết đói, tâm trạng của tôi càng tồi tệ hơn và giấc mơ tôi thường ấp ủ về những đứa con dường như trở nên ngày một xa vời.

Nhờ cuộc gặp gỡ định mệnh với người bạn cũ vào ngày hôm đó, ngay trong năm 2005 sức khoẻ của tôi đã được phục hồi.

Khi cô ấy nhìn thấy tôi trong hình hài yếu đuối mỏng manh đến vậy, cô đã khóc. Tôi khiến cô nhớ về một người bạn đã bị ung thư của mình. Sau vài phút hỏi han tình hình của nhau, tôi nhận ra mình đã nực cười như thế nào: chạy theo sức khỏe và thành công để rồi, trong quá trình đó, khiến sức khỏe của chính mình cận kề nguy hiểm. Tôi đã làm ngược lại với chính những gì tôi dự định!

Người bạn ấy cũng nhắc nhở tôi về một con đường Đạo mà tôi đã từng theo đuổi ngay trước khi tôi bị sảy thai. Nếu như tôi không mù quáng tìm kiếm các liệu pháp điều trị y tế, con đường Đạo ấy lẽ ra đã có thể giúp tôi thực sự chăm sóc bản thân mình và có được một cuộc đời hạnh phúc.

Một lần nữa bước đi trên con đường kỳ diệu đó, tôi trải nghiệm được sức khỏe và tinh thần của mình ngày một trở nên tốt đẹp. Tôi chia sẻ câu chuyện của mình ở đây để các bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì tôi đã trải qua, cũng như về một phương pháp tu luyện truyền thống nâng cao nhân cách con người đã cứu vớt tôi và rất nhiều người khác.

Tuổi thơ ốm yếu bệnh tật

Jessica (giữa) với anh trai và chị gái vào năm 1972 khi cô 3 tuổi (Ảnh: NTD)

Từ khi còn nhỏ, tôi đã phải chịu đựng nhiều vấn đề về thể chất.

Khi được 3 tuổi rưỡi, tôi bị viêm phổi và ho nhiều đến nỗi bị giật một cơ ở lưng. Tôi nhớ rằng nếu đặt lưng nằm xuống quá nhanh, tôi sẽ bị đau nhói ở vùng ngực.

Tôi luôn cố gắng nằm nghiêng một bên trước để đỡ đau. Khi chừng 8, 9 tuổi, tôi đã từng nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con cảm thấy như thể là con vừa bị bắn ấy”. Mẹ sẽ nhìn tôi vẻ băn khoăn và nở một nụ cười gượng gạo.

Tại thời điểm đó, không ai biết phải làm gì với chứng bệnh đó của tôi. Mãi đến nhiều năm sau, một bác sĩ mới nói với tôi rằng đây có lẽ là hiện tượng “kẹt khí”. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng tôi đã không bao giờ có thể hít thở một hơi thật sâu. Theo thời gian, điều này đã góp phần gây ra rất nhiều vấn đề sức khoẻ, chẳng hạn như chứng mệt mỏi và các vấn đề tiêu hóa.

Năm 10 tuổi, tôi bị tai nạn xe đạp dẫn đến chứng mù tạm thời và nhiều vấn đề về nhận thức.

Jessica trong bữa tiệc sinh nhật cùng mẹ vào năm 1979, khi cô 10 tuổi. (Ảnh: NTD)

Trước khi tai nạn xảy ra, tôi đã từng đánh vần và đọc rất tốt, nên dù học hành thong thả vẫn có thể đạt điểm số cao. Nhưng sau tai nạn đó, tôi đã tụt dốc từ chỗ đạt điểm A một cách dễ dàng tới chỗ phải vật lộn để đạt điểm B và C. Khả năng tập trung và trí nhớ của tôi suy giảm đáng kể.

Thế là, tôi dường như bùng nổ vì phẫn nộ và ghen tị với những người xung quanh. Bất cứ khi nào một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của tôi làm tốt điều gì đó và nhận được lời khen ngợi hay công nhận, ngay lập tức tôi sẽ tràn đầy thù hận, cảm giác rằng mình đang tụt lại phía sau mọi người khác. Tôi cảm thấy hoàn toàn mắc kẹt và vô vọng.

Jessica (giữa) trong lễ tốt nghiệp trung học cùng với mẹ (trái) và các chị gái vào năm 1987, khi cô 18 tuổi. (Ảnh: NTD)

Năm 21 tuổi, tôi bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội. Hai năm sau, một nhà thần kinh học phát hiện ra rằng tôi có hai u nang lớn ở phía sau não. Tôi đã phẫu thuật để cắt bỏ chúng trước khi bước sang tuổi 25.

Tuy vậy, các triệu chứng của tôi không hề giảm bớt mà lại còn trở nên tồi tệ hơn. Tôi không chỉ bị đau đầu liên tục, khó tiêu hóa và mệt mỏi, mà còn gặp phải các vấn đề về phụ khoa, tuyến giáp và tiểu đường.

Trở thành một nhà tâm lý học

Bất chấp những vấn đề về sức khỏe, tôi vẫn nỗ lực hết sức để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp là trở thành một nhà tâm lý học.

Tôi đến với tâm lý học rất đỗi tự nhiên. Là con út trong nhà, tôi thường cảm thấy mình không có tiếng nói, hoặc ít nhất là tiếng nói của tôi không có được sức mạnh và sự thông minh như các anh chị của tôi. Trải nghiệm tự ti này càng trở nên tồi tệ khi bố tôi tái hôn, từ đó có thêm ba đứa trẻ lớn hơn tôi đến sống ở trong nhà tôi.

Cảm thấy mình trở nên lạc lõng và không được lắng nghe, tôi trở nên rất ngại ngùng và im lặng. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để quan sát những người xung quanh và chờ mong một người có thể trò chuyện cùng tôi, không phán xét tôi và khiến tôi cảm thấy được ủng hộ và khích lệ.

Tôi muốn trở thành một người có thể giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn, giúp họ tìm ra tiếng nói và giải quyết nhiều thử thách mà chính bản thân tôi đang phải đối diện trong cuộc sống của mình.

Jessica lấy bằng tiến sĩ tâm lý học năm 2001 ở tuổi 32. (Ảnh: NTD)

Ở trường đại học, tôi hoàn thành chương trình kết hợp giữa tâm lý học và nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, tôi đã đi làm nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau trước khi đảm nhận vị trí kỹ thuật viên tâm thần tại một bệnh viện địa phương ở Philadelphia dành cho người cao tuổi.

Sau hai năm ở vị trí này, tôi đi học tiếp để lấy bằng tiến sĩ tâm lý học. Tôi hoàn thành chương trình tiến sĩ năm 2001 ở tuổi 32, và trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng.

Tìm kiếm liệu pháp cải thiện sức khoẻ

Sau khi thử nhiều phương pháp điều trị y tế thông thường nhưng vô hiệu, trong thời gian làm tiến sĩ, tôi đã thử một loạt các phương pháp điều trị thay thế, bao gồm: nắn bóp cột sống, liệu pháp sọ não sinh học, liệu pháp dinh dưỡng, châm cứu, liệu pháp CST (craniosacral) và tái cấu trúc sọ não. Chúng dường như có tác dụng, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

Khi trở về Philadelphia để hoàn thành chương trình thực tập sau tiến sĩ, tôi được giới thiệu một môn tu luyện truyền thống của Trung Hoa cho cả tâm lẫn thân tên là “Pháp Luân Đại Pháp”, còn gọi là “Pháp Luân Công”. Bắt đầu kể từ khi tôi thực sự hiểu được những nguyên lý tu luyện tâm tính, và nhận ra rằng mãi nhìn ra bên ngoài để giải quyết vấn đề thì không ích lợi gì, chỉ từ khi ấy, Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi.

Lần thứ nhất: Đến gần nhưng không thể nhập môn

Một bác sĩ nội trú trong chương trình Tâm thần học đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho tôi và nói với tôi rằng nhiều người đã trải nghiệm những cải thiện đáng kể về sức khỏe sau khi tập luyện, vì vậy tôi đã ngay lập tức quan tâm và muốn tìm hiểu thêm.

Tôi được biết rằng Pháp Luân Đại Pháp bao gồm các bài giảng về đạo đức dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn (chúng được giải thích trong cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện tên là Chuyển Pháp Luân), cùng các bài tập nhẹ nhàng bao gồm bốn bài tập đứng và một bài thiền ngồi.

Phiên bản tiếng Anh của Chuyển Pháp Luân (trái), cuốn sách giảng dạy chính của Pháp Luân Đại Pháp, đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ từ phiên bản gốc bằng tiếng Trung Quốc (phải). (Ảnh: NTD)

Mặc dù là một con đường tâm linh, Pháp Luân Đại Pháp không có nghi thức tôn giáo như hầu hết các tôn giáo ở phương Tây. Thay vào đó, theo thuật ngữ truyền thống của Trung Hoa, nó được gọi là một “pháp môn tu luyện”, hàm chỉ việc tu luyện, hoặc đề cao phẩm chất đạo đức của cá nhân trên con đường tới giác ngộ tâm linh.

Tôi đã rất háo hức đi học các bài công pháp, nhưng động cơ chính của tôi là chữa bệnh. Tôi không thực sự hiểu biết rõ ràng về các nguyên lý, vốn nhấn mạnh đến việc đề cao tâm tính bằng cách đồng hóa với Chân, Thiện và Nhẫn. Kết quả là, sức khỏe của tôi đã không được cải thiện.

Lần thứ 2: Tìm đường trở về

Jessica và chồng (anh John) kết hôn vào năm 2002. (Ảnh: NTD)

Tôi kết hôn năm 2002 và một năm sau thì bị sảy thai. Quá chán chường và thất vọng, tôi đã ngừng tập luyện Pháp Luân Đại Pháp và quay trở lại các phương pháp điều trị sức khỏe thay thế như trước đây.

Khi gặp lại người bạn cũ ngày hôm đó, tôi rất yếu đuối và mỏng manh. Khi cô nhắc lại cho tôi những lời giảng của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đột nhiên nhận ra rằng: đã đến lúc tôi tìm đường trở về và thực sự trở thành một người tu luyện chân chính.

Thế là, tôi buông bỏ nỗi tuyệt vọng của mình và chỉ cố gắng tuân thủ các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, nỗ lực trở thành một người tốt.

Mỗi ngày, tôi đọc Chuyển Pháp Luân và tập đầy đủ các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã ngừng dùng các thực phẩm bổ sung mà bác sĩ đã kê đơn, dù sao nó cũng không có tác dụng gì, và bắt đầu ăn bất cứ thứ gì tôi muốn.

Jessica đang tập bài công pháp số 2 của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: NTD)

Sau đó, tôi đi khám bác sỹ thêm 2 lần nữa. Lần đầu tiên, ông ấy ngay lập tức nhận ra sự cải thiện của tôi và nói rằng tôi đang trở nên mạnh mẽ hơn và trông khỏe mạnh hơn. Ông ấy tự hào và hăm hở thốt lên: “Việc trị liệu cuối cùng cũng có hiệu quả!” Lần khám thứ 2, ông ấy rất ngạc nhiên về sự tiến bộ của tôi. Đó là lúc mà tôi nói với ông rằng, sự phục hồi của tôi là do tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, và thực tế là tôi đã ngừng uống các thực phẩm bổ sung và ngừng tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt rồi.

Hồi phục sức khỏe, thanh lọc tâm hồn

Nhiều triệu chứng của tôi đã giảm đáng kể sau khi tôi bắt đầu tập lại Pháp Luân Đại Pháp, và tôi đã có thể xử lý chúng tốt hơn nhiều. Tôi thậm chí đã tăng cân! Mặc dù không hồi phục hoàn toàn, sức khỏe tổng thể của tôi ngày càng tốt lên và ổn định hơn.

Đặc biệt là, khi tôi loại bỏ bớt tâm oán giận và tật đố, các triệu chứng bệnh tật của tôi cũng được cải thiện. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi thay đổi tư duy cũng như cách tiếp cận để chăm sóc sức khỏe của mình.

Jessica trong trang phục thiên nữ trên chiếc thuyền hoa Pháp Luân Đại Pháp tại cuộc diễu hành nhân dịp Quốc khánh Mỹ. (Ảnh: NTD)

Giờ đây tôi hiểu rằng, sức khỏe và sự bình yên chỉ có thể đạt được thông qua quá trình tịnh hoá nội tâm, chứ không phải nhờ vào tìm kiếm câu trả lời từ bên ngoài. Bằng cách nỗ lực đề cao phẩm chất đạo đức của bản thân, chính lại những suy nghĩ và lưu tâm đến cách tôi đối xử với người khác, tôi sẽ có thể trở về với bản chất chân thật của mình và tìm lại con người chân thật của mình – con người Chân thành, Thiện lương và dung Nhẫn.

Làm sao tôi có thể hi vọng mình cảm thấy khoẻ mạnh khi tâm tôi tràn ngập sự giận dữ và oán hận đây? Tôi đã học được rằng: những suy nghĩ của bản thân có ảnh hưởng to lớn đến động lực, sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi cách thực sự vượt lên trên tất cả những suy nghĩ và cảm xúc độc hại đang làm suy yếu cơ thể và tâm hồn tôi.

Giúp đỡ bản thân, giúp đỡ người khác

Tôi đã tinh tấn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 15 năm nay, và có thể nói rằng nó đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi theo hướng tốt đẹp hơn.

Jessica (trái) và một người bạn trong lễ kỷ niệm Tháng Di sản của người Mỹ gốc Á ở Philadelphia. (Ảnh: NTD)

Tôi điều hành một phòng khám tư ở Philadelphia, nơi tôi điều trị cho trẻ em và người lớn với nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm trầm cảm, lo lắng, chấn thương và rối loạn điều chỉnh. Ở những bệnh nhân của tôi, tôi nhìn thấy nhiều thử thách và khổ nạn tương tự đã từng khiến tôi không thể sống cuộc sống mà tôi muốn sống.

Pháp Luân Đại Pháp không chỉ mang tới ánh sáng cho cuộc đời tôi, nó còn khiến tôi có thể giúp đỡ những người khác trên cương vị một nhà tâm lý học.

Tôi khuyến khích bạn tin tưởng vào bản thân và có niềm tin rằng, thẳm sâu trong bạn, bạn tự có câu trả lời cho bất kể vấn đề hay khó khăn nào trong cuộc sống. Tôi cũng hy vọng rằng bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp và tự mình trải nghiệm những lợi ích của pháp môn này.

Tiến sĩ Jessica Russo

Bác sĩ tâm lý lâm sàng tại Philadelphia.

Ghi chú của người biên tập:

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Bằng việc liên tục chiểu theo các nguyên lý này trong cuộc sống, người tu luyện có thể cải thiện sức khỏe, đề cao phẩm chất đạo đức và đạt được trí tuệ tâm linh.

Để biết thêm thông tin về môn tu luyện, mời các bạn truy cập vi.falundafa.org. Tất cả sách, nhạc luyện công, tài liệu và hướng dẫn đều được cung cấp miễn phí.

Thanh Ngọc

Theo Ntd.tv