Vận mệnh và họa phúc của con người đều có nhân có quả, đều là kết quả quyết định bởi hành vi của mình, chỉ có tích đức hành thiện mới có được cơ hội tốt.

Dưới đây là câu chuyện “Khang Hữu Nhân khinh tài trọng nghĩa, khoa cử thành danh” được ghi chép trong thư tịch cổ.

Thời nhà Minh, ở Giang Nam có hai tú tài, một người là Khang Hữu Nhân, một người là Đinh Quốc Đống. Từ nhỏ 2 người đã là bạn cùng đọc sách.

Khang Hữu Nhân là người trung hậu, khiêm nhường, nói chuyện không lanh lợi lắm, văn tài cũng chỉ bình thường. Đinh Quốc Đống nói năng lanh lợi, lại giỏi viết văn, nên có phần đắc ý tự phụ. Nhà Đinh Quốc Đống hơi sa sút, nhưng vẫn có thể ăn no mặc ấm. Khang Hữu Nhân thì nghèo kiết xác, anh phải đi dạy học kiếm tiền nuôi thân. Hai người đã dự thi mấy lần nhưng đều không đỗ.

Khang Hữu Nhân chỉ nói mình văn không đạt, công phu chưa đến nơi đến chốn. Đinh Quốc Đống mỗi lần thi trượt thì mắng chủ khảo có mắt như mù, không biết người có tài học, cứ kêu oan uổng mãi.

Ảnh minh họa chụp màn hình xuehua.

Năm đó đến kỳ thi mùa thu, hai người thuê một chiếc thuyền nhỏ, hẹn nhau đồng hành. Thuyền đến Trấn Giang thì gặp gió ngược không thể tiến lên, đành dừng ở bên sông chờ đợi. Hai người bèn cùng nhau lên bờ tản bộ, thấy có ngôi chùa cổ, cả hai liền bước vào.

Khang Hữu Nhân bước tới gần bệ Phật, bỗng phát hiện chiếc bọc vải màu xanh, nhặt lên thấy khá nặng. Đinh Quốc Đống sau đó mở ra xem thì thấy bên trong có 10 gói bạc, tính ra đến cả trăm lạng.

Đinh Quốc Đống vỗ vai bạn nói: “Cung hỷ phát tài rồi. Kiến giả nhất phận (mỗi người một phần), mau trở về thuyền đi.”

“Chỗ bạc này nhất định là do khách qua đường để quên, khẳng định là sẽ trở lại tìm, đợi ở đây trả lại họ mới đúng”, Khang Hữu Nhân nói.

Nghe vậy Đinh Quốc Đống chê bạn là kẻ mọt sách, đã nhặt được thì là của mình, bất kể người ta có quay lại không.

Khang Hữu Nhân phân trần: “Không thể nói như thế được. Người mất của nếu dư dả thì còn tốt, nếu là người nghèo, hoặc gặp nạn gắp, dùng muôn phương ngàn kế mới có được mà ngẫu nhiên đánh mất, không còn đường nào nữa, thì sẽ nguy hiểm tính mạng. Người xưa nói: Thấy của không tùy tiện lấy. Chính là thấy của cải bất ngờ thì cần phải giữ vững phép tắc. Đợi chờ ở đây, gặp người mất của trả lại họ, đó mới là việc chúng ta nên làm.”

Dù Đinh Quốc Đống đưa ra đủ loại lý do bao biện như chờ ở đây làm lỡ đại sự thi cử, nhỡ người mất không quay lại… nhưng Khang Hữu Nhân vẫn kiên quyết ở lại chờ đợi. Cuối cùng họ Đinh giả bộ cầm giúp số bạc lên Nam Kinh, để họ Khang ở đây chờ người. Hẹn sau khi tìm được người mất bạc sẽ trả lại. Họ Khang là người trung hậu, không chút nghi ngờ bạn, bèn nói: “Thế thì tốt nhất rồi.”

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Hôm sau, họ Khang đứng đợi ở cửa chùa không rời một bước. Mãi tới chiều, mới thấy một người mướt mát mồ hôi, chạy đến điện Phật, nhìn quanh nhớn nhác, liên miệng nói: “Sao thế nhỉ? Sao thế nhỉ?”. Tin chắc đây là người mất bạc, họ Khang tiến đến hỏi sự tình.

Thấy Khang Hữu Nhân là người nho nhã, người đó bèn nói: “Không giấu gì anh, tôi họ Triệu, là người Trấn Giang”. Phụ thân họ Triệu gặp nạn, cần gấp tiền bạc, anh ta đành đem cầm cố ngôi nhà cũ, nhưng không may ngồi ở đây rồi quên đem theo bạc, giờ quay lại không tìm thấy nữa.

Họ Khang hỏi rõ xem gói bạc như thế nào, sau khi xác định họ Triệu chính là chủ nhân gói bạc, anh nói: “Đã là như thế thì đừng lo, tôi nhặt được ở đây, trả lại cho anh là được rồi”.

Người kia nói: “Quả là anh nhặt được, muốn trả lại tôi à?” Khang Hữu Nhân nói: “Nếu tôi không muốn trả lại anh thì đã đi từ lâu rồi, sao phải đứng chờ ở đây làm gì?”. Người kia vừa bất ngờ vừa mừng rỡ, vội vàng quỳ xuống khấu đầu tạ ơn.

Sau đó Khang Hữu Nhân kể chuyện mình vì sợ bất trắc nên đã nhờ Đinh Quốc Đống mang bạc lên Nam Kinh, giờ cần tới đó nhận lại số bạc. Thật trùng hợp, họ Triệu cũng cần đến Nam Kinh, vậy là cả hai cùng lên đường.

Hai ngày sau, hai người đến cống viện (trường thi), hỏi thăm nơi Đinh Quốc Đống trú ngụ. Không ngờ họ Đinh trở mặt nói “Buồn cười quá, chỗ bạc đó tôi còn chưa trông thấy, sao lại đến đòi tôi? Anh nhờ tôi đem đi chẳng qua chỉ là một cái rương, nó ở đây, trả lại anh, các việc khác chớ hỏi tôi.”

Họ Triệu thấy cảnh này sợ hãi ngây người, quay sang nhìn họ Khang mà rằng: “Anh phải cứu tôi”. Khang Hữu Nhân thấy anh ta lo lắng bèn nói: “Có, đừng sợ, Nếu anh ta không muốn trả thì tôi cũng phải đền trả anh.”

Vậy là họ Khang tìm mọi cách xoay xở để kiếm tiền trả lại cho họ Triệu. Anh lấy bạc lộ phí của mình đưa cho họ Triệu. Một số bạn của họ Khang biết chuyện cũng thông cảm mà ủng hộ 1-2 lạng, mắng họ Đinh vô lương tâm, cũng có người nói “Khang Hữu Nhân ngốc quá, ngày nay làm người tốt trên đời đều bị thiệt.” . Khang Hữu Nhân lại đem hành lý của mình đi cầm đồ, gom được hơn 50 lạng bạc. Đinh Quốc Đống trái lại đi khắp nơi, rêu rao với mọi người: “Các anh chớ để ý đến anh ta, chớ tin lời anh ta nói.”

Ảnh minh họa chụp màn hình Vạn Điều Hay.

Vì lo kiếm đủ tiền trả cho họ Triệu mà Khang Hữu Nhân chẳng có tâm trí để dự thi, còn định về bán nhà trả cho người mất bạc. Khi đó có một khách trọ tên Uông Hiếu Nghĩ biết chuyện này, thấy vô cùng cảm thán. Liền rút hầu bao ra 20 lạng bạc trả cho họ Triệu. Họ Triệu vốn áy náy vì thấy Khang Hữu Nhân chạy vạy lo cho mình, nên nhận số 70 lạng bạc, cảm tạ mãi rồi rời đi.

Khang Hữu Nhân lúc này vội vàng thu xếp đồ thi cử, cùng mọi người nhập trường, nhưng tâm tình chỉ mải nghĩ làm thế nào có được 30 lạng để trả người mất, nên tự cho rằng sẽ không đỗ. Đinh Quốc Đống ngược lại, anh ta cao hứng, viết rất đắc ý, tự cho mình sẽ đỗ cử nhân. Khi về viết lại, mọi người xem cũng cho rằng ắt sẽ đỗ.

Nào ngờ sau khi yết bảng, trong huyện có 4 người đỗ, người đỗ đứng thứ 36 lại là Khang Hữu Nhân. Sau khi đỗ, thân bằng cố hữu đến chúc mừng, giúp đỡ bạc. Khang Hữu Nhân bận rộn mấy ngày, rồi lên đường đến Nam Kinh tìm người mất bạc, lại hoàn trả 30 lạng. Người đó khấu đầu tạ ơn rồi đi. Đinh Quốc Đống không đỗ, lại nghe thấy Khang Hữu Nhân thi đỗ thì trong tâm càng không phục, nguyền rủa quan chủ khảo mù mắt.

Sau đó Khang Hữu Nhân vào yết kiến tọa sư (quan chủ khảo). Tọa sư gặp liền nói với Khang Hữu Nhân rằng: “Không biết anh trong đời đã tích được những âm đức gì?”

Khang Hữu Nhân nói: “Môn sinh là một Nho sinh nghèo, có âm đức gì đâu?”

Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tọa sư nói vị trí đỗ của anh là đã xác định Đinh Quốc Đống rồi. Nhưng một đêm, ông mơ thấy một người áo đỏ đến nói: “Vị trí thứ 36 họ Đinh đã làm việc trái lương tâm, trên bảng Trời đã xóa tên anh ta, đổi người họ Khang rồi.” Sau giấc mộng, ông lấy bài thi của thí sinh họ Đinh, càng xem càng thấy không hay. Tiện tay, ông nhặt một bài thi thì càng xem càng thấy thần thái. Đến khi tháo niêm phong ra xem, quả nhiên đó là bài thi của Khang Hữu Nhân.

“Trong sự thay đổi này, thực sự có Thần linh. Nếu anh không có âm đức thì sao có thể được như thế này? Anh có thể nói cho tôi nghe xem.” Tọa sư nói.

Khang Hữu Nhân chỉ thoái thác không có. Lúc đó có một người cùng huyện có mặt tại đó kể lại cho quan chủ khảo chuyện Đinh Quốc Đống quỵt tiền khiến Khang Hữu Nhân phải cầm cố bồi thường người mất bạc.

Quan chủ khảo chắp tay nói: “Đáng kính, đáng kính. Đạo Trời quả nhiên không sai.” Từ đó ông càng coi trọng Khang Hữu Nhân.

Sau này Khang Hữu Nhân vào kinh thi hội, thi đỗ tiến sĩ. Còn họ Đinh vì chuyện xấu lan truyền nên càng thấy mất mặt, hối hận nhưng đã muộn rồi, sau đó không lâu, anh ta sinh bệnh mà chết.

Có thể thấy, người chiếm lời của người khác thì trái lại lại bị thiệt lớn, còn người dám chịu thiệt thì lại được lợi ích. Làm người nhất định chớ dối lòng, trong cõi vô hình, mắt Thần như điện, chỉ có tuân theo Thiên lý làm việc thiện thì mới là con đường chính đạo của nhân sinh, mới có thể khiến sinh mệnh có được tương lai tốt đẹp.

Bài viết đã được ĐKN biên tập, độc giả có thể đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__

Xem thêm: